THƯ TỪ TRÊN INTERNET CHUYỂN NHƯ THẾ NÀO?
Chúng ta hãy thử suy nghĩ đến 2 hình thức gọi điện và gửi thư. Khi gọi điện, ở hai đầu của hai máy có một đường dây cố định được nối liền với nhau, vả lại đường dây điện thoại này không được người khác sử dụng, cho đến khi có một bên gác máy. Điện thoại là dựa vào thời gian sử dụng để thu phí. Gửi thư cùng với việc gọi điện thoại là không giống nhau, trên mỗi phong bì thư đều viết rỡ địa chỉ, chúng phải qua sự chuyển phát của một hay nhiều bưu điện mới đến được tay người nhận; mỗi một phong thư cùng với các phong thư khác cùng nhau được vận chuyển, một phong thư không thể độc chiếm một chiếc xe, một máy bay hoặc một tàu hoả được; phương thức vận chuyển và con đường vận chuyển của thư cũng có thể biến đổi, ví dụ do một đoạn đường nào đó bị tắc mà phải đổi đường. Thư tín thường thông qua trọng lượng để thu phí. Thư từ trên Internet cũng được vận chuyển giống như thư bình thường.
Chúng ta đã từng đề cập đến vấn đề Internet là do rất nhiều mạng lưới khác nhau nối liền với nhau tạo thành. Khi hai mạng muốn liên kết với nhau, đều phải thông qua một thiết bị gọi là cầu dẫn (router), nó được dùng để lựa chọn tuyến, hướng. Thư từ trên Internet phải dựa vào các cầu dẫn này, từ mạng này truyền đến mạng khác, cuối cùng truyền đến nơi cần đến.
Chúng ta hãy xem một ví dụ, trang bên vẽ 5 mạng lưới, thông qua 7 cầu dẫn để nối với nhau. Khi một máy của mạng A muốn gửi thư đến máy của mạng E, thư này có thể thông qua R1, B, R6, và E để đến nơi, cũng có thể thông qua R2, C, R5, D, R7 và E để đến nơi. Khả năng còn có rất nhiều, máy của mạng A và mỗi cầu dao của các mạng sẽ lựa chọn con đường tối ưu nhất để đến nơi.
Nhưng tình huống thực tế lại không đơn giản như thế. Thứ nhất, trong mạng Internet, sau khi thư từ lựa chọn một con đường, thì con đường này không phải là cố định, là không đổi. Ví dụ, máy của mạng A bắt đầu gửi thư, nó lựa chọn thông qua con đường R2, C, R5, D, R7 và E để đến nơi, nhưng sau khi thư đến mạng C mới phát hiện con đường trực tiếp đến mạng D lại không thông, mạng C có thể lại lựa chọn con đường quay lại R3, B, R4, D, R7 và E để quay trở lại gửi thư. Cũng có thể nói, khi thư đang ở một điểm nào đó mà muốn truyền đến một nơi nào đó, thì mạng lưới sẽ căn cứ vào tình hình lúc đó để lựa chọn con đường tối ưu nhất.
Thứ hai, khi bạn muốn gửi một văn kiện hoặc một văn kiện lớn, Internet không gửi tất cả văn kiện đó một lúc mà sẽ chia nó thành từng mẩu nhỏ để gửi, trên mỗi mẩu nhỏ đều ghi rõ địa chỉ của người gửi và người nhận, sau đó mỗi mẩu sẽ được gửi riêng biệt: Loại thư này, gọi là nhóm hoặc bao. Vì loại này được sử dụng trong hiệp nghị mạng toàn cầu (như hiệp nghị IP), nên có thể gọi là nhóm IP hoặc bao IP. Do mỗi nhóm IP của một văn kiện là gửi riêng biệt, sẽ đi theo những con đường khác nhau. Sau khi các nhóm IP đến nơi, lại căn cứ vào hiệp nghị cản trở vận chuyển để chỉnh lí lại, sắp xếp; khôi phục thành văn kiện ban đầu gửi đến người sử dụng.