Tài liệu: Thế nào là thiết kế thuận tiện trong giao thông đường bộ?

Tài liệu
Thế nào là thiết kế thuận tiện trong giao thông đường bộ?

Nội dung

THẾ NÀO LÀ THIẾT KẾ THUẬN TIỆN

TRONG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ?

 

Text Box:  Một trong những tiêu chuẩn đánh giá trình độ văn minh và chất lượng của một thành phố hiện đại đó là thành phố đó đã thực sự tạo ra được một ''Hệ thống thuận tiện'' phục vụ cho người già và người tàn tật hay chưa? ''Hệ thống thuận tiện'' bao gồm hai phương diện là môi trường nơi cư trú và môi trường xã hội. Môi trường nơi cư trú chính là vấn đề ''nhà ở'' cho người già và người tàn tật. Còn môi trường xã hội là vấn đề ''đi lại'' của họ được đáp ứng ra sao?

Vài năm gần đây, nhiều quốc gia đã có những bước tiến lớn trong lĩnh vực thiết kế thuận tiện cho giao thông đường bộ. Mỹ quy định, nghĩa vụ bắt buộc của các ban ngành giao thông là bảo đảm sự thuận tiện cho người già, người tàn tật đi lại bằng xe lăn hay xe bus; Còn Đan Mạch quy định, mỗi ngày có ít nhất một chuyến xe bus có lộ trình là 100 kilômét, trên chuyến xe này có thiết kế chỗ để nâng và hạ xe lăn; ở Đức mỗi năm trích một phần công quỹ để cải tạo, sửa chữa các loại xe bus công cộng để thuận tiện cho người sử dụng xe lăn. Ngoài ra, ở một số nước còn có tiêu chuẩn điều chỉnh lại thiết kế cho đường ray bánh xe, ga tàu làm cho hành khách ngồi xe lăn có thể tự lên toa xe lửa, xây dựng các đường dành riêng cho người tàn tật.

Để người già và người tàn tật có thể đi lại thuận tiện, phải thiết kế đường thuận tiện. Đường dành cho người đi bộ phải liên tiếp, bằng phẳng, không được trơn, phải chỉnh sửa lại những chỗ có độ dốc lớn, hạn chế đến mức tối đa xây cầu vượt dành cho người đi bộ, thay vào đó là xây dựng những đường hầm phía dưới và độ dốc của lối ra vào của đường hầm đó không được quá 2%, hai bên thành tường phải đặt tay vịn để giúp cho người ngồi xe lăn có thể tự mình lên xuống đường hầm. Người già và người tàn tật mỗi khi đi được một đoạn ngắn đều phải dừng lại để nghỉ, do đó dưới bóng râm của cây cối hai bên đường phải đặt ghế đá, bố trí một số cửa hàng phục vụ nhỏ. Ngoài ra, cũng cần có những thiết kế và quy hoạch hợp lý đối với việc sử dụng các loại còi, biển báo, tín hiệu... để phù hợp với người già và người tàn tật.

Trung Quốc hiện có 120 triệu người già, 50 triệu người tàn tật. Do đó, thiết kế giao thông thuận tiện cho người già và tàn tật trở nên đặc biệt quan trọng. Năm 1988, Bắc Kinh đã cải tạo thiết kế đường thuận tiện ở khu vực Vương Phủ Tỉnh và khi xây dựng một số đường hầm, các nhà thiết kế cũng đã suy nghĩ tới việc làm sao để người già và người tàn tật có thể di chuyển thuận lợi bằng xe lăn. Thượng Hải cũng đặc biệt quan tâm đến vấn đề này khi xây dựng các công trình mới. Nhưng cho đến nay, nếu nói trên phạm vi toàn Trung Quốc thì việc làm này vẫn chưa được phổ biến. Để đảm bảo an toàn cho người già và người tàn tật đi lại thuận tiện vẫn còn phải dựa vào sự giúp đỡ của nguời khác. Do đó việc đi lại của họ chịu sự hạn chế rất lớn của điều kiện giao thông đường bộ.

Vì vậy thiết kế thuận tiện của giao thông đường bộ, không chỉ là vấn đề kỹ thuật mà còn cần sự quan tâm, thông cảm của tất cả mọi người đối với người già và người tàn tật.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/210-26-633369390696250000/Khoa-hoc-cong-trinh/The-nao-la-thiet-ke-th...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận