Thợ hàn
Người nhái được trang bị để lặn dài hơi, thực hiện những cuộc “đột nhập” ngắn xuống đáy biển để cứu hộ hoặc đóng tàu nhờ bộ lặn có bình dưỡng khí. Thợ lặn ngoài biển (off shore) làm việc dưới nước với sự trợ giúp của máy móc. Mỗi đợt lặn quan trọng luôn có một khóa huấn luyện, kiểm tra về khả năng vận động tâm thần tốt. Một chiếc tháp lặn đưa các nhóm thợ lặn xuống nơi làm việc của họ ở độ sâu khoảng từ 0 đến 500 mét. Công việc của họ (khoan, xây dựng, nối đường ống dẫn, dọn tàu chở dầu bị đắm, trục với các tàu thuyền đắm trôi dạt vào bờ) có thể kéo dài vài tuần hoặc hàng tháng. Các nhóm thợ phải lưu lại trong “ngôi nhà dưới nước” của họ có thể từ hai đến bốn tuần, nhưng họ vẫn thường xuyên liên lạc với trên bờ qua vô tuyến điện. Tại nơi làm việc, những người thợ lặn được nối với tháp lặn qua một dây rốn truyền cho họ không khí và hệ thống sưởi (đường dẫn nước nóng). Nhờ vào những chiếc đèn chiếu sáng của tháp lặn mà khu vực làm việc của những người thợ lặn được sáng lên. Máy tới và hệ thống máy móc giúp họ thực thi nhiệm vụ. Các mối hàn được thực hiện trong điều kiện khô ráo, nhờ sự bảo vệ của một “phòng hàn” được giữ bởi những chiếc kìm kẹp khổng lồ. Khi những chiếc tháp được kéo lên, những người thợ lặn được chuyển vào trong một hòm giảm áp ở đó mỗi ngày họ đi lên được 50 mét (mất 6 ngày để đi từ độ sâu 300 mét). Đó là một nghề nguy hiểm và có nhiều rủi ro ở độ sâu 50 m cũng như 500 mét và đòi hỏi sự dũng cảm bản thân và thể chất khoẻ hơn là những khả năng kỹ thuật.