Tài liệu: Thuỵ Sĩ - Lao động

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Trong năm 2002 lực lượng lao động của Thụy Sĩ bao gồm 3,9 triệu người
Thuỵ Sĩ - Lao động

Nội dung

LAO ĐỘNG

Trong năm 2002 lực lượng lao động của Thụy Sĩ bao gồm 3,9 triệu người. Hệ thống giáo dục xuất sắc của Thụy Sĩ đã đào tạo một số lượng lớn những thanh niên với trình độ cao về học thuật, kỹ thuật và chuyên nghiệp để cung ứng cho thị trường lao động. Các luật lệ tiến bộ về lao động đã đảm bảo cho công nhân được trả lượng xứng đáng và được chăm sóc cẩn thận. Vốn thấm nhuần đạo đức lao động, người Thụy Sĩ được xếp trong số hàng đầu thế giới về số giờ làm việc trong năm và về số giờ ít nhất bị mất vì những cuộc đình công hay nhưng trục trặc khác. Người nước ngoài chiếm khoảng một phần tư lực lượng 1ao động của cả nước. Tổ chức đứng đầu về lao động ở Thụy Sĩ là Nghiệp đoàn Lao động Liên bang Thụy Sĩ.

Người Thụy Sĩ làm việc rất nhiều, trung bình 42 giờ một tuần. Những người lao động làm việc toàn thời gian được nghỉ phép mỗi năm 20 ngày. Số ngày nghỉ này ít hơn so với nhiều nước ở châu Âu. Các ngày nghỉ lễ chính thức khác nhau tùy theo từng bang, nhưng thường chiếm khoảng 8 đến 9 ngày. Năm 1985 người Thụy Sĩ đã bác bỏ kế hoạch gia tăng Kỳ nghỉ trong năm lên 4 hoặc 5 tuần, và năm 2002 họ đã bỏ phiếu chống lại chương trình làm việc chỉ 36 giờ một tuần. Việc đình công rất hiếm xảy ra và tỉ lệ công nhân vắng mặt hàng ngày rất nhỏ.

Trong những năm gần đây, Thụy Sĩ đã trở nên một trung tâm về quản lý nguồn nhân lực. Cơ quan về nhân lực và tuyển dụng hàng đầu thế giới là Adecco có văn phòng chính đặt tại Lausanne. Trong khi đó, nhiều công ty đã chuyển dịch vụ quản lý nguồn nhân lực của họ đến Geneva để tận dụng các dịch vụ của các cơ quan tư vấn đóng tại đây. Sự phát triển này đã được hỗ trợ bởi sự kiện là Thụy Sĩ có một môi trường xã hội ổn định và mức thuế thấp. Trong khi đó, các nhà tuyển dụng ở khối EC nhận ra rằng các luật lệ về lao động của người Thụy Sĩ ít quan liêu hơn so với ở nước họ.

Có một sự khác biệt lớn giữa nam và nữ trong thị trường lao động. Nhìn chung trong năm 2001 chỉ có 56% phụ nữ đi làm việc, trong khi đó tỉ 1ệ của nam giới là 76,1%. Thu nhập tùy thuộc vào sự đào tạo chuyên môn, địa vị nghề nghiệp và kinh nghiệm làm việc. Phụ nữ thường có địa vị nghề nghiệp thấp hơn và làm việc với những công việc được trả lương ít hơn. Trong năm 2002 có 11% phụ nữ toàn thời gian kiếm dưới 3.000 Franc một tháng, trong khi đó chỉ có 2% nam giới có cùng mức lương đó. Nhưng phụ nữ thường chiếm số lượng nhiều hơn hẳn nam giới trong những công việc bán thời gian, với tỉ lệ 82% trong số những công việc này (năm 1999).

Ngày càng có nhiều hơn số phụ nữ ở lại làm việc sau khi đã lập gia đình. Trong năm 2001, trong số những phụ nữ có con dưới 15 tuổi, có 74% vẫn đi làm, mặc dù hầu hết chuyển sang việc làm bán thời gian. Tỉ lệ này cao hơn hẳn so với 61% của năm 1991. Mặc dù phụ nữ và nam giới đều có cơ hội bình đẳng về giáo dục, số phụ nữ rời ghế nhà trường sau 9 năm cưỡng bách giáo dục nhiều gấp gần 2 dân so với nam giới. Số lượng phụ nữ tốt nghiệp ở cấp đại học ít hơn rất nhiều so với nam giới. Theo thống kê năm 2000, ngay ở độ tuổi 25-34 có 34% nam giới và chỉ có 14% phụ nữ tốt nghiệp đại học. Trong năm 1999 chỉ có 21,5% các vị trí quản lý do phụ nữ đảm trách.

Một phần tư số người lao động lĩnh lương ở Thụy Sĩ là người nước ngoài. Nền kinh tế của đất nước này không thể hoạt động được nếu như không có các công nhân nước ngoài. Các thợ thủ công và những thợ phụ được cần đến, chẳng hạn như trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh khách sạn. Ngoài ra các chuyên gia nước ngoài cũng là một nhu cầu tại đây: các kỹ thuật viên, kỹ sư, khoa học gia và các chuyên gia máy tính.

Trong nhiều năm ti lệ thất nghiệp của Thụy Sĩ ở mức dưới 1%, hầu như không gây ra vấn đề gì cho đất nước này. Tuy nhiên trong đợt suy thoái kinh tế vào thập kỷ 1990, tỉ lệ thất nghiệp đã gia tăng đột ngột, lên mức kỷ lục là 5,7% vào tháng 2 năm 1997, do các công ty phải cơ cấu lại dẫn đến việc cắt giảm lao động. Đến giữa năm 2000, nhờ vào sự tăng trưởng dần dần của nền kinh tế, số người thất nghiệp đã đăng ký tại Thụy Sĩ đã giảm xuống mức dưới 2%. Tuy nhiên sau đó con số này lại gia tăng trở lại, và đến giữa năm 2003 đã lên đến 4,1%.

Trong một cuộc khảo sát 70 thành phố trên thế giới vào năm 2003, ngân hàng UBS của Thụy Sĩ đã xếp Zurich, Geneva và Basel là 3 thành phố dẫn đầu về thu nhập ròng hàng năm của người dân. Ở đây, việc sản xuất đã được hợp lý hóa và được tại tổ chức lại. Chất lượng và số lượng công việc đã được giám sát chặt chẽ hơn. Các công nhân phải tỏ ra linh  hoạt và thích ứng với môi trường, đồng thời luôn luôn sẵn sàng nâng cao trình độ nghiệp vụ của họ. Cùng lúc đó, Thụy Sĩ đã đặt tầm quan trọng cho việc nâng cao đời sống công nhân: một không khí làm việc tốt hơn, thời gian làm việc linh hoạt hơn, đồng thời công nhân cũng có nhiều thời gian rảnh và sự độc lập hơn. Nhờ vào sự tự động hóa và hợp lý hóa, số người lao động có thể giảm bớt nhưng đồng thời lại gia tăng thêm số lượng sản phẩm. Mục tiêu của các ngành sản xuất bây giờ không còn là làm ra nhiều sản phẩm hơn nữa, mà là làm ra những sản phẩm tốt hơn.

Năm 2002 tạp chí Mỹ Forbes đã đưa ra danh sách 100 người giàu nhất thế giới, trong đó có 3 người Thụy Sĩ. Tạp chí này cũng nêu ra 9 kiểu dân và gia đình nằm trong số 476 tỉ phú của năm 2003. Ở Thụy Sĩ, mức thu nhập được coi là nghèo đói là 2.100 Franc một tháng cho một cá nhân, hay 4.000 Franc cho một gia đình với 2 đứa con. Nếu theo định nghĩa này thì có 10,6% dân số được coi là nghèo.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2226-02-633501632527968750/Kinh-te/Lao-dong.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận