Tài liệu: Thuỵ Sĩ - Các vùng địa lý

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Với độ cao trung bình là 580 mét, vùng cao nguyên là khu vực chính về dân cư, công nghiệp, giao thông và nông nghiệp
Thuỵ Sĩ - Các vùng địa lý

Nội dung

CÁC VÙNG ĐỊA LÝ

VÙNG CAO NGUYÊN

Với độ cao trung bình là 580 mét, vùng cao nguyên là khu vực chính về dân cư, công nghiệp, giao thông và nông nghiệp.

Vùng trung tâm với mật độ dân số cao

Có hai phần ba dân số sống trong vùng này, giữa hồ Ceneva và hồ Constance, với 30% tổng diện tích đất của cả nước. Mật độ dân số ở đây là 450 người trên 1 km2. Có ít vùng ở châu Âu có mật độ dân số cao như vậy.

Quang cảnh đô thị

Nếu như bạn đi xuyên qua vùng cao nguyên, từ hồ Geneva đến hồ Constance, bạn sẽ chẳng bao giờ gặp một vùng đất nào không có con người sinh sống. Quang cảnh ở đây liên tục có những dấu hiệu của sự hiện diện của con người. Khi bạn rời khỏi một thị trấn, sẽ gặp ngay một thị trấn kế tiếp nằm ở gần đó. Các làng mạc đều nằm trong tầm nhìn của nhau.

Khi đi qua vùng cao nguyên này, bạn sẽ ngạc nhiên thấy vùng thôn quê tràn ngập một màu xanh tươi như tranh vẽ. Rồi bạn sẽ để ý thấy mọi sự ở đây được sắp đặt, tổ chức như thế này. Tất cả đều ngay hàng thẳng lối như được kẻ bằng thước. Những cánh đồng nối tiếp lẫn nhau, cùng với một mạng lưới chằng chịt những con đường chạy ở giữa. Mọi thứ đều gọn gàng và được bố trí một cách rõ ràng. Không khi nào bạn đi qua những cánh đồng vô tận với cùng một loại hoa màu như nhau. Thay vào đó, những cánh đồng cỏ chen lẫn với những cánh đồng đang gieo ngũ cốc hay trồng các loại hoa màu khác. Giữa những cánh đồng này là những khu rừng nhỏ. Đất đai ở đây được sử dụng một cách triệt để.

Với mật độ dân số cao và sự tập trung kinh tế, ngày càng có nhiều đất đai canh tác ở vùng cao nguyên này bị mất đi. Từ thập kỷ 1980, nói chung ở cả Thụy Sĩ, người ta tận dụng từng một vuông đất cho việc xây dựng nhà ở và cơ sở hạ tầng. Sự mở rộng ồ ạt nhất là ở các khu thành phố trong vùng này.

Ngay cả ở những vùng nằm ngoài khu vực xây dựng, quang cảnh cũng thay đổi nhiều. Những vườn cây đã nhường chỗ cho các cánh đồng trồng trọt hoa màu, vốn có thể thu hoạch bằng cơ giới. Trong thời gian từ 1984 đến 1995, cứ bốn cây bị đào bới lên chỉ có một cây được trồng lại. Tuy nhiên tổng số chiều dài của các cây làm hàng rào đã gia tăng, và đã có khuynh hướng phục hồi các dòng suối mà trong thập kỷ trước đã bị xây dựng lên trên.

Mọi nỗ lực đã được thực hiện để cân đối những nhu cầu của nhiều nhóm người khác nhau nhằm đảm bảo cho miền quê giữ lại được sự đa dạng vốn có, và để tránh những tổn hại không thể phục hồi được đối với môi trường sống của các loài thực vật và động vật.

VÙNG JURA

Vùng Jura là một dải đá vôi trải dài từ hồ Geneva đồng sông Rhine, chiếm khoảng 10% tổng diện tích của Thụy Sĩ. Ở vị trí trung bình 700 mét so với mặt biển, đây là một vùng cao có quang cảnh đẹp với những thung lũng chằng chịt. Có rất nhiều các hóa thạch và dấu vết của khủng long đã được tìm thấy trong vùng Jura, đã biến cái tên này thành tên của một thời kỳ địa lý trên thế giới. Những tảng đá của vùng này đã được hình thành trong khoảng từ 208 triệu năm đến 144 triệu năm trước. Đá của thời kỳ Jura được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng chúng được nghiên cứu đầu tiên tại vùng Jura này, vào cuối thế kỷ l8.

VÙNG NÚI ALPS

Vùng núi Alps kéo dài khoảng 200 km, ở độ cao trung bình l.700 mét và bao trùm hầu như hai phần ba tổng diện tích đất của Thụy Sĩ. Vùng này có đường phân nước trong lục đia, quyết định khí hậu và hệ thực vật tại đây. Nhưng trong khi vùng này đóng góp phần lớn cho tính cách riêng của Thụy Sĩ thì những hoạt động kinh tế lại tập trung ở vừng cao nguyên. Những thung lũng của vài con sông lớn - sông Rhône, sông Rhine Thượng, sông Reuss và sông Ticino - đã chia cắt dãy núi này. Chỉ có 11% dân số sống trong vùng núi non này.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2225-02-633501613727343750/Dia-ly/Cac-vung-dia-ly.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận