Tài liệu: Thuỵ Sĩ - Từ người Alaman đến đế chế La Mã thần thánh

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Giai đoạn sau sự cai trị của La Mã, thường được gọi là Thời kỳ Đen tối, kéo dài từ năm 400 đến năm 1000. Phần lãnh thổ bây giờ là Thụy Sĩ cũng có sự tiến triển chung với
Thuỵ Sĩ - Từ người Alaman đến đế chế La Mã thần thánh

Nội dung

Từ người Alaman đến đế chế La Mã thần thánh

Giai đoạn sau sự cai trị của La Mã, thường được gọi là Thời kỳ Đen tối, kéo dài từ năm 400 đến năm 1000. Phần lãnh thổ bây giờ là Thụy Sĩ cũng có sự tiến triển chung với phần còn lại của Tây Âu. Trong vòng khoảng hai thế kỷ là thời kỳ nhập cư, với làn sóng người di chuyển từ phía Đông sang phía Tây. Người ta phải dời chỗ vì các bộ tộc ở châu Á tràn sang. Thụy Sĩ lúc đó có nhiều giống người cư ngụ, mang theo không những chỉ lối sống mới và cả những ngôn ngữ mới.

Đạo Cơ đốc, vốn đã đến Thụy Sĩ từ thời kỳ La Mã, đã ăn sâu và lan tràn tại đây, một phần qua công tác truyền giáo. Nhà thờ, với hệ thống giám mục và tu viện, đã trở nên một chủ đất lớn với quyền hạn chi phối tất cả những người sinh sống trên vùng đất đó. Cùng lúc đó, những gia đình quý tộc đang gia tăng quyền hạn của họ và xây dựng quyền sở hữu đất đai qua việc xâm chiếm, thừa kế hay hôn nhân. Trong một giai đoạn ngắn, vua Frank là Charlemagne đã kiểm soát phần lớn Tây Âu và lấy danh hiệu Hoàng đế của Phương Tây vào năm 800.

Tuy nhiên ngay cả dưới thời Charlelnagne vẫn chưa có khái niệm về quốc gia. Ở bất cứ cấp độ xã hội nào, mối quan hệ giữa người yếu với người mạnh chỉ dựa trên lòng trung thành cá nhân đối với người trên. Hoàng đế cai trị qua một mạng lưới các gia đình quý tộc. Trong suốt thời kỳ này, cán cân quyền lực giữa nhà vua, các công tước và nhà thờ luôn luôn thay đổi, vì mỗi lực lượng đều dùng mánh khóe đề bảo vệ quyền lợi của mình hay giành thêm những quyền lợi mới. Lại thêm một cấp độ quyền lực nữa khi đến năm 962 vua Đức là Otto I đã thuyết phục giáo hoàng phong cho ông làm hoàng đế của cái gọi là Đế chế La Mã Thần thánh.

Thời kỳ hậu La Mã được đánh dấu bằng sự phân chia ngôn ngữ ở Thụy Sĩ, khi người Đức di chuyển vào đây. Người Alaman đã đến Bắc Thụy Sĩ với một số lượng lớn đến nỗi ngôn ngữ của họ, tiền thân của tiếng Đức Thụy Sĩ, đã đánh bật ngôn ngữ địa phương ở đây. Mặt khác, người Burgundy lại sử dụng ngôn ngữ địa phương của người Pháp -La Mã mà họ đã cai trị sau khi định cư ở Savoy. Lúc này thổ ngữ gốc là tiếng Xen-tơ đã nhường bước cho một dạng tiếng La Tinh, vốn phát triển thành nhiều loại thổ ngữ khác nhau ở Tây Thụy Sĩ trước khi biến thành tiếng Pháp chuẩn. Những khu vực khác vẫn giữ những thổ ngữ có liên quan với liếng La Tinh, vốn phát triển thành những ngôn ngữ mà ngày nay vẫn được sử dụng tại những vùng đó: tiếng Rumantsch và tiếng Ý.

Từ thế kỷ thứ 6, người Frank thuộc tộc người Đức dần dần di chuyển vào từ phía Tây, trước tiên chinh phục người Burgundy, sau đó đến người Alaman và kế đó là người Langobard cũng thuộc quyền cai trị của họ. Hai triều đại liên tiếp của người Frank, triều đại Merovingy và triều đại Carolingy, đã cai trị trong một giai đoạn hòa bình lâu dài, lên đến cao điểm là vương quyền của Charlemagne (742-8 l4) mà tên của ông đã được đặt cho triều đại kế tiếp. Tuy nhiên đế quốc của Charlemagne đã lại bị chia cắt nhiều lần trong thế  kỷ thứ 9, sau cái chết của người con ông là Louis.

Năm 917 các phần phía Đông và phần trung tâm của nước Thụy Sĩ ngày nay là một bộ phận của lãnh địa công tước vùng Swabia, và phần phía Tây là một bộ phận của vương quốc Burgundy. Phải đến năm l032 toàn bộ lãnh thổ của Thụy Sĩ mới trở về dưới tay của một nhà cai trị duy nhất, hoàng đế Đức.

Trong khi các gia đình hoàng tộc ở địa phương xung đột với nhau để giành giật quyền lực và ảnh hưởng, vùng đất này lại là con mồi cho sự xâm nhập từ nước ngoài. Trong thời kỳ hỗn loạn của thế kỷ thứ 9 và thứ 10, các phần đất của Thụy Sĩ bị đe đọa bởi người du mục Saracen, là những người thực dân Hồi giáo Xuất xứ chính xác và mục đích ban đầu của họ cho đến ngày nay vẫn là lột điều bí ẩn, nhưng họ đã di chuyển từ một vùng ở Provence, phía Nam nước Pháp, tới Bắc Ý, chiếm đóng vùng phía Tây núi Alps. Về phía Đông họ đã đi đến Chur và giần lới St Gall trước khi rút lui lại về phía Tây. Cuối cùng họ đã bị quân đội địa phương của người Frank đẩy lủi.

Cùng khoảng thời gian đó một mối đe dọa khác đã đến từ những người Hungary, vốn nguyên thủy đến từ châu Á. Họ đã đến vùng lưu vực Danube vào cuối thế kỷ thứ 9 và vẫn tiếp tục di chuyển về phía Tây. Những người này đã tàn phá Basle năm 917 và sau đó thiêu rụi các tu viện St Gallen và Rheinau. Cuộc đột nhập của họ chỉ chấm dứt khi bị vua Đức là Otto đánh tan vào năm 955.

Đạo Cơ đốc đầu tiên được những người lính La Mã đưa đến Thụy Sĩ và đã được chứng nhận vào thế kỷ thứ 4. Nó đã được tuyên bố là tôn giáo duy nhất của đế quốc La Mã từ năm 381. Những nhà thờ nhỏ đã được xây dựng trong các thị trấn, và chế độ giám mục đã được thành lập ở các trung tâm hành chính lớn. Vùng phía Tây Thụy Sĩ đã theo Cơ đốc giáo dưới thời của người Burgundy, nhưng người Alaman vẫn duy tân sự ngoại giáo của họ cho đến đầu thế kỷ thứ 7. Họ đã được cải giá bởi thánh Gallus, người đã theo vị tu sĩ người Ireland là Columban đến Zurich và sau đó đến hồ Constance. Trong khi Columban tiếp tục đến ý, Gallus cùng một số bạn đồng hành ở lại tại phía Đông Thụy Sĩ. Các tu viện đã xuất hiện và trở thành những trung tâm học tập và văn hóa.

Cả các giám mục lẫn các tu viện đều nắm giữ những phần đất rộng lớn. Riêng các tu viện đã đóng một vai trò quan trọng trong việc khai hoang và định hình các mảnh đất, đưa thêm nhì cu khu vực vào canh tác. Vai trò của nhà thờ đã mang tính chính trị cao. Vì các vua người Đức muốn gia tăng quyền lực đối với những quý tộc địa phương nên họ đã ban phát đất đai cho nhà thờ để có được sự hậu thuẫn trung thành. Nhiều giám mục và cha trưởng tu viện có quyền lực đối với các chư hầu tương tự như những vị chúa thế tục. Các tu viện được xây dưng ở những khu vực chiến lược, chẳng hạn ở các tri có thế giữ an ninh cho những con đường huyết mạch đi qua dãy núi Alps.

Đại đa số dân chúng là những nông dân làm việc ở các khu đất xung quanh một thái ấp trung tâm. Nhiều người trong số họ là nông nô, vốn là tài sản riêng của vị chúa thái ấp và làm việc trên mảnh đất của ông ta. Những người khác là tá điền, chia hoa màu với chủ của mảnh đất mà họ thuê. Một nhóm người quan trọng đã mở mang các vùng đất khô cằn ở Thụy Sĩ là người Walser, những người nói tiếng Đức đã di cư từ hang Valais vào thế kỷ 12- 13. chủ yếu là về phía Đông và phía Nam, đến vùng đất bây giờ là bang Grisons và Bắc Ý. Họ đã có được nhiều đặc quyền để đổi lấy việc giúp định cư và kiểm soát các ngọn đèo ở núi Alps.

Hoàng đế người Đức là Conrad II, người đã thống nhất các vùng lãnh thổ của Thụy Sĩ vào năm 1032, là người cai trị những vùng rộng lớn của Tây Âu và Trung Âu. Nhưng người cai trị từng vùng đất nhỏ có thể là một người trong gia đình quý tộc có quyền thế, một vị chúa thái ấp, một cha trưởng tu viện hay một giám mục. Không phải tất cả những người cai trị này đều có các quyền lợi như nhau. Nhiều quyền lợi do hoàng đế ban cho các cá nhân, và sau đó là cho các cộng đồng. Một số quyền lợi này đã giúp làm giàu cho những người có nó: quyền đúc tiền, quyền thu thuế hải quan, quyền quản lý chợ.

Để quốc phương Tây của Charlemagne là tài sản cá nhân của ông ta và được những người thừa kế chia nhau. Tuy nhiên, đế quốc của Otto lại không bị chia cắt. Những hoàng đế kế vị do các hoàng tử Đức bầu ra. Khi vị hoàng đế yếu kém, những gia đình quyền thế có thể hành động với ít nhiều quyền tự trị. Ở các lãnh thổ của Thụy Sĩ những giá đình này bao gồm các bá tước vùng Zahringen, các bá tước của những vùng Savoy, các gia đình Kyburg và Habsburg. Những vị hoàng đế có hai nguồn quyền lực: quyền cá nhân được thừa kế từ gia đình và quyền tối cao là người chỉ huy của đế quốc.

Thế kỷ thứ 11 chứng kiến sự khởi đầu của những thay đổi sâu rộng về kinh tế, vốn dần dần đã có một tác động rất lớn đối với sự tiến triển của lịch sử Thụy Sĩ. Việc sản xuất nông nghiệp bắt đầu gia tăng, có lẽ do điều kiện thời tiết thuận lợi hơn và những kỹ thuật canh tác đã được cải tiến. Sự thịnh vượng gia tăng đã làm gia tăng dân số, và đất đai bây giờ cũng có thể nuôi sống được nhiều người hơn. Một số người không cần phải làm nông nữa đã chuyển sang làm nghề thủ công hoặc buôn bán. Do đó điều không làm người ta ngạc nhiên là thế kỷ 12 và 13 đã chứng kiến một sự trỗi dậy trong cuộc sống ở đô thị.

Một sự phát triển trọng tâm ở Thụy Sĩ là việc mở ra đường đèo St Gottthard vào khoảng năm 1220. Những khu vực ở phía Bắc đường đèo này - các bang Uri và Schwyz - đã trở thành một loại tài sản đáng giá bởi vì nó kiểm soát một con đường mậu dịch mới sinh lợi rất cao. Hoàng đế đã phong cho cả Uri và Schwyz là ''vùng tự do của hoàng đế'', có nghĩa là hoàng đế là lãnh chúa duy nhất của những khu vực này. Nhưng gia đình Habsburg vốn đã có quyền sở hữu ở vùng này lại nỗ lực để duy trì tình trạng này.

Sau một thời gian có nhiều cộng đồng đã có được ''vùng tự do của hoàng đế'': họ chỉ lệ thuộc vào bản thân hoàng đế mà không lệ thuộc vào bất kỳ lãnh chúa trung gian nào. Điều này được nhiều người ước muốn, vì nó có nghĩa là dân chúng hầu như toàn quyền tự trị đối với những hoạt động của họ. Mô hình phát triển ở cả đế quốc là giống nhau, với nhiều thành phố có được quyền tự trị. Tuy nhiên có một điều bất thường là một số cộng đồng ở nông thôn cũng được quyền tự trị như vậy. Đây là quyền dành cho những nông dân đã khai hoang và định cư ở những vùng núi khô cằn và từ trước đến nay đã tương đối được độc lập với các lãnh chúa.

THỜI KỲ TRUNG CỔ

Năm 1291 được coi như thời điểm thành lập Liên bang Thụy Sĩ, khi những cộng đồng ở nông thôn hợp nhất với nhau thành một liên minh để bảo vệ các quyền tự do của họ trước những người muốn trở thành lãnh chúa. Thế kỷ 14 và 15 đã chứng kiến những nhóm người này mở rộng thành một dạng liên bang với cả những thành viên ở nông thôn lẫn thành thị. Đến cuối giai đoạn này Liên bang đã đủ lạnh để có một tác động lớn đối với cán cân quyền lực ở châu Âu trong các cuộc chiến tranh là quân đội của họ đã có được danh tiếng lừng lẫy vì những kỹ năng và lòng can đảm của họ.

Sự mở rộng được thực hiện bằng nhau cách. Trong một số trường hợp các thành viên mới đã gia nhập Liên bang một cách bình đẳng, ở một số trường hợp khác có những cộng đồng và những lãnh thổ được sát nhập vào Liên bang bằng cách mua lại hay chinh phục. Quyền lợi của các công dân trong Liên bang vẫn lệ thuộc vào nơi họ cư ngụ và địa vị của họ trong xã hội. Các thành viên của Liên bang lẫn quản trị các hoạt dộng của riêng họ, nhưng cũng thường xuyên tổ chức các hội nghị để bàn thảo về những điều quan tâm chung. Trong thời kỳ này các bang Zurich, Berne và Lucerne đã lần lượt tham gia vào hội nghị. Mỗi thành viên này đã cử đến một hoặc hai đại biểu, được rút ra từ những thành phần lãnh đạo chính trị.

Liên bang Thụy Sĩ được coi như được bắt nguồn từ lời thề hỗ trợ lẫn nhau giữa 3 bang nguyên thủy là Schwyz, Url và Unterwalden (hiện nay được chia thành Nidwalden và Obwalden) và năm 1291. Họ đã làm điều này sau cái chết của hoàng đế người Đức là Rudolf, bởi vì họ e rằng người kế vị có thể sẽ lấy lại những quyền lợi và tự do mà họ đã được ban và phải chịu sự cai trị của một chính quyền từ bên ngoài. Đã có những liên minh tương tự của các cộng đồng tại miền trung Thụy Sĩ, nhưng đây là liên minh đầu tiên có văn bản vẫn còn được bảo quản cho đến ngày nay.

Thủ tục tuyên thệ đã được tổ chức tại Rutli, cạnh hồ Lucerne, vốn đã trở thành biểu tượng của chế độ tự do tại Thụy Sĩ. Ngay trước 1ễ tuyên thệ này, gia đình Habsburg, vốn là các lãnh chúa ở hầu hết vùng Trung Thụy Sĩ, đã di chuyển quyền lực của họ về phía Đông và trở thành những công tước của nước Áo. Nhưng họ vẫn muốn củng cố quyền lực của họ ở những vùng dẫn tới đèo St Gotthard mới mở, và lấy lại những quyền lợi đã bị mất. Những bang đã gia nhập liên bang, vốn đã nhận thức được lối nguy hiểm sẽ bl mất tự do, đều đồng loạt kháng cự các hành động của gia đình này. Tình hình này đã lên đến cao điểm trong trận chiến Morgarten vào năm 1315, trong đó một đội quân nhỏ của Thụy Sĩ đã đánh bại quân Áo.

Trong 40 năm sau trận Morgarten, Liên bang đã dần dần mở rộng. Lucerne gia nhập năm l332, Zurich năm 135l, Glarus và Zug năm 1352, và Berne năm 1353. Vào thời này thuật ngữ ''bang'' chưa được sử dụng, thay vào đó người ta gọi chung tất cả các vùng này là ''Tám Địa phương Cũ''. Sau năm 1353, Liên bang không thay đổi cho đến năm 1481.

Liên bang đã tự phân biệt họ với các liên minh tương tự ở các nơi khác trong đế quốc bằng sự thành công trong việc làm suy yếu sự cai trị của giới quý tộc. Sự kình địch với các nhà cai trị của triều đình, chủ yếu là gia đình Habsburg, không phải lúc nào cũng được đặt ra, nhưng các thành viên luôn luôn hỗ trợ cho nhau. Các điển hình thể hiện tinh thần này là trận Morgarten năm 1315, trận Sempach ở gần Lucerne năm 1386 và trận Nofels gần Glarus năm 1388. Hai chiến thắng sau này là một đòn giáng vào gia đình Habsburg đối với việc họ muốn giành lấy vùng Trung Thụy Sĩ, vốn không bao giờ lấy lại được.

Mặc dù các thành viên của Liên bang không thay đổi trong vòng hơn một thế kỷ, điều này không có nghĩa là lãnh thổ của Liên bang vẫn duy trì như cũ. Liên hang đã chinh phục vùng Aargau từ tay người áo vào năm 1415. Họ đã chia cắt vùng đất này; một số thị trấn thuộc quyền cai trị của các bang Bern, Zurich hoặc Lucerne, và những thị trấn còn lại trở thành các gia trang chung. Tương tự như vậy, bảy bang của Liên bang - ngoại trừ Bern - đã chiếm vùng Thurgau của người Áo vào năm 1460 và sau đó cai trị vùng này bằng các quan khâm sai. Appenzell, Toggenburg (với một phần hiện nay là bang St Gal1en), Tu viện và thành phố của St Gallen, Schafthausen, Fribourg, Bial và Solothurn, tất cả đều nằm dưới ảnh hưởng của Liên bang như là những bang kết hợp.

Các thành viên ở vùng đô thị cũng có những thần dân của họ, chẳng hạn như các thị trấn độc lập ở các vùng nông thôn xung quanh. Những thần dân này thường được hưởng một quyền tự trị đáng kể, thậm chí cả việc đề cử ra chính quyền của họ. Những thị trấn khác cũng dần dần kết hợp với nhau vào các khối liên minh. Sự kết hợp này có nhiều dạng khác nhau, nhưng thường thì nước đồng minh sẽ cung ứng quân đội và nộp một số thu nhập của mình để đối lấy sự bảo vệ và tiếp cận với các thị trường. Bern là một bang rất xông xáo trong việc sử dụng hệ thống này để mở rộng quyền lực của họ về phía Tây.

Cuối cùng, có những khu vực được gọi là các “địa phương liên kết”, với tình trạng khác nhau tùy theo từng khu vực. Một số khu vực cuối cùng đã gia nhập Liên bang với tư cách là thành viên chính thức, một số đứng ngoài và thực hiện các chính sách của riêng họ, một số khác thì trở thành những nước được bảo hộ.

Việc mở rộng của Liên bang không phải là được thực hiện một cách hoàn toàn suông sẻ. Việc đối kháng với nước Áo đã tập hợp các thành viên lại với nhau, nhưng khi mối đe dọa này lắng xuống, các bang đã trở nên quan tâm đến quyền lợi riêng của họ nhiều hơn. Có hai trường hợp vào thế kỷ 15 sự hất đồng nội bộ đã đe dọa đến sự sống còn của Liên bang.

Sự xung đột đã nổ ra giữa Zurich và Schwyz qua việc thừa kế đối với bá tước vùng Toggenburg đã qua đời năm 1436. Zurich đã từ chối không tuân theo phán quyết của các thẩm phán, và thậm chí còn kêu gọi cả nước Áo trợ giúp họ. Sự tranh chấp này âm ỉ suýt mấy năm, và đến 1444 nước Áo đã thuyết phục lính đánh thuê của Pháp chiến đấu cho Zurich. Đội quân Pháp đã làm tan rã quân Liên bang trong trận chiến St Jakob an den Birs. Mãi đến năm 1450 một hòa ước mới được ký kết, theo đó Zurich ngưng không liên kết với Áo nữa và cũng đồng ý không lập lại điều đó trong tương lai.

Một mối đe dọa thứ hai đối với sự tồn tại của Liên bang là tình trạng căng thẳng về chính trị và xã hội. Các thành viên của Liên bang vẫn có quyền thành lập các liên minh riêng của mình, nhưng sau cuộc chiến tranh Burgundy năm 1477 các thành viên thành phố đã thiết lập quá nhiều mối liên minh với những thành phố khác, đến nỗi những thành viên nông thôn e sợ rằng sự quân bình trong Liên bang sẽ bị đảo lộn. Các bang nông thôn cũng lo lắng rằng quyền lực sẽ được chuyển về phía Tây, vì bang khổng lồ Bern đã đóng một vai trò càng ngày càng lớn trong các công việc của Liên bang. Một sự bất hòa khác nữa là các bang thành phố muốn nâng cấp các thành phố liên kết Solothurn và Fribourg lên thành viên chính thức của Liên bang.

Liên bang không phải là quyền lực duy nhất ở châu Âu đang được mở rộng. Thế kỷ 14 và 15 đã chứng kiến sự nổi lên nhanh chóng của lãnh địa công tước vùng Burgundy, vốn trong thời gian chưa tới một thế kỷ đã trở nên một trong những quyền lực thịnh vượng nhất và nhiều tham vọng nhất ở Tây Âu. Đến giữa thế kỷ l5 lãnh thổ của Burgundy đã trải dài thành một dải đứt đoạn từ Hà Lan ở phía Bắc đến Franche-Comté ở phía Tây, vùng ngày nay là đất Thụy Sĩ. Công tước Charles the Bold lên nắm quyền năm 1467 đã thực hiện việc nối liền mảnh đất đứt đoạn này. nhưng Bern thấy đây là điều đe dọa cho họ.

Năm l476-1477 trong các trận chiến ở Grandson, Murten và Nancy the Bernese, với sự trợ giúp bất đắc dĩ của các bang khác, đã đánh tan quân Burgundy. Bản thân Charles đã tử trận ở Nancy. Liên bang đã có thêm được một ít lãnh thổ trong chiến thắng này. Những phần đất khác của Charles rơi vào tay gia đình Habsburg.

Một bước ngoặt trong mối quan hệ với đế quốc đã xảy ra với cuộc chiến Swabia, nổ ra khi Maxinlillan I (vốn là người thuộc gia đình Habsburg, sau đó trở thành hoàng đế) nỗ lực đưa ra những cuộc cải cách nhằm ràng buộc Liên bang chặt chẽ hơn nữa với đế quốc. Lo sợ cho tự do của họ, Liên bang đã liên kết với ba khối liên minh mà ngày nay đã hình thành bang Graubunden, vốn cũng bị đe dọa bởi người Áo. Cuộc chiến băt đầu ở Graubunden, nhưng lan ra nhanh chóng, và kết thúc bằng chiến thắng của phe Liên bang ở Dornach, gần Solothurn. Hiệp ước Basel được ký kết sau cuộc chiến này đã hoàn toàn công nhận sự độc lập của Liên bang đối với đế quốc Basel và Schatfhausen đã gia nhập Liên bang năm 1501, coi đó là con đường tốt nhất để bảo vệ sự độc lập của họ khỏi sự xâm lấn của đế quốc.

Sau cuộc chiến tranh Swabia, sự mở rộng của Liên bang đã tỏ ra không ngừng nghỉ. Là những quyền lực lớn ở châu Âu, các hoàng đế gia đình Habsburg và các vua Valois của Pháp đã đánh chiếm các thành phố thịnh vượng ở Bắc ý. Thụy Sĩ đã bị lôi kéo vào cuộc chiến này, một phần vì chính họ và một phần như những người lính đánh thuê. Trong 15 năm chiến đấu ở Milan, tiên bang đã giúp người Pháp, nhưng sau đó lại theo Giáo hoàng, chiếm Milan từ tay người Pháp năm 1512. Liên bang cũng đánh bại người Pháp một trận lớn ở Novara năm 1513, và tiếp tục mở rộng vào Lombardy.

Tuy nhiên chỉ hai năm sau cục diện đã hoàn toàn thay đổi khi người Pháp với sự lnên minh của Venice, đã đánh bại quân của Liên bang ở trận Marignano, chấm dứt tham vọng mở rộng lãnh thổ của họ. Tuy nhiên, theo bản hòa ước được ký kết sau đó, Liên bang đã giữ lại vùng đất ngày nay là Ticino, cùng với một số khu vực khác thuộc Ý ngày nay. Trận chiến Marignano được coi như một bước ngoặt trong lịch sử của Thụy Sĩ: không những chỉ chấm dứt sự mở rộng quân sự của Liên bang mà còn bắt đầu thời kỳ trung lập của Thụy Sĩ.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2224-02-633494846550781250/Lich-su/Tu-nguoi-Alaman-den-de-che-La-Ma-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận