Từ thời tiền sử đến thời La Mã
Dấu vết xưa nhất của con người tại Thụy Sĩ được ghi nhận vào khoảng 150.000 năm trước đây, và những công cụ bằng đá lửa được cho là ra đời cách nay khoảng l00.000 năm. Những khu định cư để canh tác lâu đời nhất đã được tìm thấy tại Gachl1ngen ở bang Schafthausen, có niên đại khoảng năm 5300 trước Công nguyên. Kim loại dưới dạng đồng được chế tạo đầu tiên ở Thụy Sĩ khoảng năm 3800 trước Công nguyên, còn đồng thau ra đời sau đó khoảng l.500 năm. Sắt đã bắt đầu được sử dụng tại Thụy Sĩ từ khoảng năm 800 trước Công nguyên.
Những di vật khảo cổ lý thú nhất đã được tìm thấy trong những ngôi làng ven bờ hồ, trong đó món cổ xưa nhất có niên đại vào khoảng giữa thiên niên kỷ thứ 4 trước Công nguyên. Những khu định cư này đã được phát hiện quanh các hồ nước ở Thụy Sĩ. Ngôi làng ven hồ được biết đến nhiều nhất là của người Xen-tơ ở La Tène ven bờ hồ Neuchâtel, đã để lại tên tuổi cho văn hóa của thời kỳ đồ sắt, bắt đầu khoảng năm 450 trước Công nguyên. Những người Helvetia, vốn là tên La Tinh của Thụy Sĩ, là bộ tộc Xen-tơ được đề cập đến đầu tiên vào cuối thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên. Những khu vực phía Đông của Thụy Sĩ ngày nay có người Rhaetia cư ngụ.
Người La Mã bắt đầu tràn vào vùng lãnh thổ ngày nay của Thụy Sĩ từ đầu thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, khi vùng phía Nam Ticino nằm dưới quyền cai trị của họ. Khoảng 75 năm sau người La Mã chiếm thung lũng Rhone, kể cả Geneva, nhằm bảo vệ con đường từ ý sang Tây Ban Nha. Năm 58 trước Công nguyên Julius Caesar đã ngăn không cho người Helvelia di cư ra khỏi Thung lũng Thụy Sĩ. Sau khi ông ta chết, sự thành công của ông trong khu vực này đã được tiếp lại bởi hoàng đế Augustus. Người Rhaetia thuộc về quyền cai trị của La Mã vào năm l5 trước Công nguyên. Sau đó người La Mã đã tìm cách di chuyển tiếp về phía Bắc, đến nơi ngày nay là nước Đức, nhưng đã bị đẩy lùi trở lại. Sông Rhine đã trở thành ranh giới của đế quốc La Mã cho đến năm đầu tiên của thế kỷ thứ 5. Người La Mã đã gọi chung người Xen-tơ là người xứ Gaul.
Vào thời kỳ La Mã, Thụy Sĩ không phải là một đơn vị chính trị duy nhất. Lãnh thổ của đất nước này được chia thành năm tỉnh La Mã khác nhau. Khi một tỉnh mời đã được bình định, sự cai trị của La Mã không đến nỗi mang tính thù địch. Những người ưu tú của địa phương vẫn giữ chức vụ và thanh thế của họ và dần dần toàn bộ dân sự đã được La Mã hóa. Nếu ngôn ngữ chính thức là tiếng La Tinh thì ngôn ngữ nói bình thường là thổ ngữ Xen-tơ. Người La Mã xây dựng các thị trấn để làm các trung tâm hành chính, nơi đó họ thành lập các trường học giảng dạy bằng tiếng La Tinh. Chỉ với tác động của nền giáo dục này mà dần dần trong cả nước tiếng La Tinh đã thay thế cho tiếng Xen-tơ.
Các thị trấn được xây dựng và mở rộng trên những trục lộ chính. Ba thị trấn quan trọng nhất là Aventicum (Avenches) nằm ở ngã tư đường, Augusta Raurica (Augst, ở gần Basel) trên dòng sông Rhine, và Colonia Jul1a Equestrls (Ngon) ở bên hồ Geneva. Octodurum (Martigny) trở thành trung tâm hành chính quan trọng và Ceneva được mở rộng thành nơi hàng hóa được chuyển tải từ đường thủy sang đường bộ.
Vào thế kỷ thứ 3 người Alaman gốc Đức bắt đầu xâm chiếm cao nguyên Thụy Sĩ, mặc dù có sự phòng thủ của La Mã. Từ thế kỷ thứ 4 trở đi, người Đức ở Bắc và Đông Âu đã di chuyển về phía Tây, với bộ tộc Hun và những bộ tộc khác nhập cư từ Trung Á. Đến đầu thế kỷ thứ 5 người Đức bắt đầu rút lui về phía Nam dãy núi Alps bởi vì chính La Mã cũng bắt những người nhập cư đe dọa, để cho các tỉnh cũ của họ phải tự chống đỡ.