Tài liệu: Thuỵ Sĩ - Phong trào cải cách

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Thế kỷ 16 là thời kỳ của sự chuyển biến rộng khắp ở Tây Âu khi một phong trào cải cách nhà thờ Thiên chúa giáo La Mã đã chia môi trường Cơ đốc giáo thành hai trận tuyến đối
Thuỵ Sĩ - Phong trào cải cách

Nội dung

Phong trào cải cách

Thế kỷ 16 là thời kỳ của sự chuyển biến rộng khắp ở Tây Âu khi một phong trào cải cách nhà thờ Thiên chúa giáo La Mã đã chia môi trường Cơ đốc giáo thành hai trận tuyến đối lập nhau, đạo Tin lành đã khước từ quyền lực của giáo hoàng. Mặc dù phong trào này bề ngoài chỉ mang tính chất tôn giáo, nó đã phản ánh những sự căng thẳng bề sâu trong cất trúc xã hội. Ở Thụy Sĩ, giống như ở các nơi khác, phong trào này đi kèm với những cuộc nổi loạn và tàn phá. Những người ủng hộ sự cải cách ở khắp châu Âu đã phá tan những pho tượng và những bức tranh mang tính chất “sùng bái” ở các nhà thờ, và xua đuổi những giáo sĩ ra khỏi tu viện của họ, trong đó nhiều người không bao giờ trở về.

Những sự bất mãn nối tiếp nhau đối với nhà thờ đã tấn công vào cấu trúc của xã hội. Những phong trào của những người Tin lành cực đoan, được những người ở các vùng nông thôn ủng hộ, đã kêu gọi bỏ tiền thuê đất và loại thuế thập phân dùng dể đóng góp cho giáo sĩ và nhà thờ. Phong trào này đã bị những người lãnh đạo Tin lành chính thống đàn áp.Geneva áp dụng một quan điểm độc đoán, đã bỏ tù, trục xuất hay thậm chí thiêu sống những người Tin lành không đồng thuận với đường lối chính thức, trong khi đó Basle lại trở thành một trung tâm tự do cho tri thức.

Thụy Sĩ là nơi xuất thân của hai nhà cải cách Tin lành hàng đầu, một ở trong khu vực nói tiếng Đức, và người kia trong khu vực nói tiếng Pháp. Zwingli sinh ra trong một gia đình nông dân tự do ở Toggenburg, là một học giả và là nhà ngôn ngữ ưu tú, có thể đọc kinh thánh bằng tiếng Hy Lạp và trong Do Thái. Ông ta cho rằng nhà thờ nên độc lập hoàn toàn với chính quyền. Ông đã làm việc để truyền bá những tư tưởng về việc cải cách đất đai ở Thụy Sĩ và tồ chức lại Liên bang dưới sự bảo hộ của đạo Tin lành. Ông đã bị giết trong trận chiến bởi quân Thiên chúa giáo năm 1531.

Calvin thực tế là một người Pháp, đã ẩn náu ở Basel và Geneva sau khi đã ly khai với nhà thờ Thiên chúa giáo La Mã năm 1532. Học thuyết làm việc cật lực của ông và tư tưởng cho rằng sự giàu có là phần thưởng của Thượng đế đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Ông đã khuyến khích việc học tập và cũng xúc tiến sản xuất và thương mại, vốn đã giúp cho Geneva trở nên thịnh đạt.

Như những nơi khác ở châu Âu, cuộc cải cách đã đưa Liên bang, vào cuộc chiến, với một số vùng trung thành với giáo hoàng, và một số khác ủng hộ cho phong trào cải cách. Zurich là bang đầu tiên đã thực hiện cải cách vào năm 1525, với những lời giáo huấn của Zwingli vốn thu hút số dân thành thị. Những bang cải cách đã hình thành một khối liên minh với nhau, trong khi những người Thiên chúa giáo đã xóa bỏ lời tuyên thệ với Liên bang, liên minh với công tước Ferdinand của Áo.

Những hoạt động của Calvin ở Geneva đã có tác động sâu rộng đến thành phố này. Tính chất của Geneva đã thay đổi đáng kể với những hoạt  động của Calvin, không những chỉ vì hình thức chính quyền mới mà ông đưa ra, mà còn do làn sóng những người nhập cư từ nước ngoài tràn vào đây khi có sự ngược đãi người Tin lành ở châu Âu. Vì những người tị nạn này bao gồm nhiều nhà in và nhà xuất bản, họ đã giúp phổ biến tôn giáo mới bằng cách in ấn những tài liệu về thần học.

Những biến động lên đến đỉnh điểm vào năm 1536, khi Bern hành động để ngăn chặn cái mà họ e rằng là sự xâm chiếm của người Pháp ở vùng Savoy. Nước Pháp đã xâm chiếm Vaud, Chablais và đất nước Gex, và tiến vào Geneva. Nhưng mặc dù có những thành công bước đầu của phong trào cải cách ở những vùng mạnh nhất và đông dân nhất của Liên bang, những người Thiên chúa giáo đã huy động lực lượng của họ để mở cuộc phản công. Một sự đóng góp lớn trong việc đổi mới Thiên chúa giáo ở Thụy Sĩ đã dược thực hiện bởi Cardinal Carlo Borromeo. Borromeo đã được phong thánh năm 1610. Những người Thiên chúa giáo đã lấy lại một số vùng lãnh thổ. Một số lãnh chúa đã trở lại theo Thiên chúa giáo sau cuộc bại trận Zurich của đạo Tin lành năm 1531.

THẾ KỶ THỨ 17

Thế kỷ thứ 17 chứng kiến những mốc mới trong sự phát triển của Thụy Sĩ thời hiện đại.

Cuộc Chiến tranh 30 năm là một cuộc xung đột cả về mặt tôn giáo lẫn mặt lãnh thổ. Nó đã đưa Đế chế La Mã Thần thánh và những liên minh Thiên chúa giáo vào thế đối kháng với các lực lượng châu Âu. Liên bang đã thành công trong việc đứng ngoài cuộc chiến tranh này. Mặc dù các bang của Thụy Sĩ không tham gia vào cuộc chiến tranh này, họ lại được  hưởng lợi từ nó. Với Hiệp ước Westphalia ký năm 1648, tất cả các lực lượng ở châu Âu đã chính thức công nhận sự độc lập của Thụy Sĩ.

Ngay cả trong cuộc chiến tranh 30 năm, đã có những nhóm nông dân nổi dậy để phản đối sưu cao thuế nặng mà những bang thành phố đã đặc vào các thần dân nông thôn của họ. Phong trào này lên đến đỉnh điểm vào tháng 2 năm 1653, khi chính quyền các bang Berne và Lucerne hạ giá đồng tiền của họ, làm dấy lên những cuộc nổi dậy lan tràn đến cả Solothurn và Basle. Nhưng đến cuối tháng 6 chính quyền của các bang đã lấy lại được các phần đất bị chiếm giữ và những người cầm đầu phong trào này đã bị trừng phạt nặng nề.

Trong thế kỷ này còn có hai cuộc chiến tranh khác, được gọi là chiến tranh Villmergen thứ nhất và thứ hai. Cuộc chiến tranh thứ nhất là hệ quả của việc chính quyền Zurich đã tìm cách cải thiện tình hình cho những người Tin lành trong các khu vực do Thiên chúa giáo cai trị. Cuộc chiến này đã chấm dứt với sự thua trận của những người Tin lành. Cuộc chiến thứ hai, nổ ra năm 1712, xuất phát từ sự tranh chấp giữa những người cải cách ở Toggenburg và tu viện Thiên chúa giáo St Gall trong việc xây dựng một con đường nối liên các bang vùng trung tâm với miền Nam nước Đức. Zurich và Berne đã ủng hộ những người Toggenburg và đánh bại phía Thiên chúa giáo. Sau đó người Thiên chúa giáo không còn chiếm ưu thế ở đây nữa.

THẾ KỶ THỬ 18

Thế kỷ thứ 18 là một giai đoạn tương đối hòa bình và thịnh vượng, cho đến khi người Pháp đến xâm chiếm và phá hủy cả hệ thống chính trị cũ.

Nông nghiệp vào thời kỳ này trở nên một hoạt động mang tính thương mại hơn. Những nông dân nghèo không có đất phải làm thêm việc khác ngoài công việc đồng áng. Nhiều gia đình ở thôn quê sống nhờ vào công việc làm tại nhà do các xưởng đưa vật liệu và dụng cụ đến, cụ thể là nghề dệt vải và làm đồng hồ. Vào cuối thế kỷ 18 Thụy Sĩ là đất nước công nghiệp hóa cao nhất ở lục địa châu Âu. Nước này đã đóng một vai trò năng động trong hệ thống kinh tế xuyên Đại Tây Dương. Những người được hưởng lợi nhuận nhiều nhất là những ngân hàng làm các dịch vụ tài chính cho thương mại nước ngoài và những nhà sản xuất vải sợi, với sản phẩm được đưa đến châu Phi và châu Mỹ.

Trong giai đoạn này có cuộc nổi loạn nổi tiếng nhất của Davel, một luật sư và cựu sĩ quan quân đội. Cuối cùng ông đã bị bắt và xử tử, nhưng nhân dân ở Vaud vẫn coi ông là một vị anh hùng. Hội Thụy Sĩ được thành lập năm 1762 tập hợp những nhà tư tường ở khắp nước để quảng bá tình bằng hữu và cách sống hài hòa giữa mọi người trong các bang. Các câu lạc bộ thảo luận, những hội đọc sách báo và nhiều loại hội đoàn khác mọc lên như nấm. Họ phổ biến những tư tưởng mang tính đột phá như của Diderot (“không có ai được thiên nhiên ban cho cái quyền ra lệnh cho người khác”), của Volaire và Rousseau (“Con người sinh ra được tự do, nhưng ở mọi nơi họ vẫn bị xiềng xích”).

Cuộc Cách mạng Pháp và những cuộc chiến tranh của Napoleon đã làm thay đổi bộ mặt của châu Âu, và việc xâm lược của Napoleon vào Thụy Sĩ đã là một bước ngoặt trong lịch sử của đất nước này. Lính bảo vệ của nhà vua đã bị tàn sát ở cung điện Tuileries vào năm 1792 khi họ ngăn chặn đám đông đang tìm cách bắt gia đình hoàng tộc. Người Thụy Sĩ tham gia vào cuộc cách mạng nổi tiếng nhất là Jean-Paul Marat, đã sống ở Paris từ năm 1777. Cuộc Cách mạng Pháp đã đưa vào Thụy Sĩ những tư tưởng mới về tự do. Trước tiên người Pháp đã chiếm những vùng phụ cận kết hợp với Liên bang. Năm 1797 Napoleon đã sát nhập lãnh thổ thần dân Graubunden ở vùng Valtellina vào nước Cộng hòa Cisalpine do ông ta mới thành lập (hiện nay là một phần phía Bắc nước Ý) Bern là bang duy nhất đã có sự chống cự quân sự một cách hiệu quả trước sự xâm lấn của Pháp, nhưng sau đó đội quân này cũng bị đánh bại tại trận Grauholz. Việc thất thủ của Bern đã đánh dấu cho sự cáo chung của Liên bang.

Người Pháp đã bỏ tất cả các cơ sở chính quyền cũ và tái thiết lập lại cả vùng lãnh thổ tại đây. Với sự hậu thuẫn của người Pháp, những người cách mạng Thụy Sĩ đã thảo ra bản hiến pháp cho nước Cộng hòa Thụy Sĩ, có hiệu lực từ tháng 4 năm 1798. Quốc hội bao gồm lương viện được thành lập, với một ban chỉ đạo gồm 5 người có chức năng như chính quyền. Nhưng chẳng bao lâu quốc hội chia thành hai phe, và Napoleon phải can thiệp vào cuộc nội chiến của đất nước này. Tháng 3 năm 1803 ông ta thông qua Đạo luật Hòa giải, phục hồi lại hệ thống các bang như cũ. Kết quả là 6 bang được thành lập, và Thụy Sĩ vẫn phải cung ứng quân đội cho nước Pháp.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2224-02-633495468651562500/Lich-su/Phong-trao-cai-cach.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận