Tài liệu: Thuỵ Sĩ - Nền cộng hòa liên bang

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Người ta đã chống lại Napoleon sau khi ông ta thất bại trong chiến dịch ở nước Nga năm 1812. Chính quyền trước cách mạng lại nắm quyền ở Thụy Sĩ vào cuối năm 1813, và
Thuỵ Sĩ - Nền cộng hòa liên bang

Nội dung

Nền cộng hòa liên bang

Người ta đã chống lại Napoleon sau khi ông ta thất bại trong chiến dịch ở nước Nga năm 1812. Chính quyền trước cách mạng lại nắm quyền ở Thụy Sĩ vào cuối năm 1813, và hiến pháp liên bang với tất cả những bất bình đẳng về xã hội và chính trị lai được phục hồi. Valais, Neuchâtei và Geneva gia nhập liên bang Thụy Sĩ năm 1815. Lãnh thổ giám mục của Basel được lấy lại từ tay người Pháp và sát nhập vào Berne. Đây là thay đổi lớn thất về biên giới của Thụy Sĩ cho đến ngày nay.

Sự phục hồi quyền tự trị của từng bang là một cản trở cho sự phát triển kinh tế, vì mỗi bang đều đúc tiền riêng, đánh thuế riêng và có những hệ thống đo lường riêng của họ. Năm 1847, cuộc chiến tranh Sonderbund đã nổ ra và kết thúc một cách nhanh chóng, hầu như không có đổ máu. Quân đội của Liên bang đã chiến thắng và những thành viên Sonderund đã đầu hàng. Trước sự thành công của phe tự do, các chế độ bảo thủ ở Pháp, Áo và Phổ đã cảnh báo Thụy Sĩ không được đơn phương thay đổi hiến pháp. Nhưng may mắn cho đất nước này, năm 1848 một làn sóng cách mạng đã nổi lên, quét qua các nước láng giềng của họ. Trong khi tình hình châu Âu đợi đến lúc ổn định, Liên bang Thụy Sĩ đã được củng cố một cách Vững chắc, làm cho những phe phái bảo thủ không thể xoay ngược tình hình được nữa.

Một bản hiến pháp mới đã được thảo ra vào năm 1848, và được 22 bang thông qua, đã hình thành một chính quyền tập trung hơn trước kia. Đất nước này đã mở cửa cho sự phát triển kinh tế bằng cách bỏ các hàng rào ngăn cản giữa bang này với bang kia. Điểm đổi mới quan trọng nhất là việc thành lập một hội đồng lập pháp gồm lương viện và một hội đồng liên bang, tức là chính phủ, bao gồm bảy thành viên luân phiên nhau giữ chức tổng thống. Một điểm đổi mới nữa là quyền phổ thông đầu phiếu của dân chúng, nhưng cũng giống như ở mọi nơi trên thế giới, chỉ có nam giới là có quyền này.

Hội đồng lập pháp liên bang đã họp phiên đầu tiên vào ngày 6 tháng 11 năm 1848, với đảng Tự do chiếm đa số. Hội đồng đã bầu Jonas Furrer làm tổng thống và chỉ định Berne là thủ đô của Thụy Sĩ. Liên bang đã nắm dịch vụ bưu chính của cả nước, thống nhất tiền lệ và hệ thống đo lường ủy ban Quốc tế của Hội Chữ thập Đỏ được Henry Dunant thành lập năm 1863. Đảng Tự do đại diện cho những chủ doanh nghiệp, đảng Cấp tiến có một chính sách mang nặng tính xã hội, và đảng Dân chủ thì theo chính sách dân chủ thuần túy, tin rằng toàn bộ cử tri là bộ phận quyết định về chính trị thay vì những đại biểu của họ.

Thành phần công nhân được tổ chức rất kém và những điều quan tâm của họ bị bỏ qua, những sự phản đối bị đàn áp và trừng phạt. Tuy nhiên những nhóm tự quản bắt đầu xuất hiện vào thập kỷ 1930 dưới ảnh hưởng của những người tị nạn chính trị đến từ Đức. Đảng Dân chủ Xã hội được thành lập năm 1888 để đại diện cho các quyền lợi của công nhân. Công nghiệp hóa đã bắt đầu ở Thụy Sĩ từ khoảng năm 1800 và đây đã là một trong số những quốc gia trên thế giới có một nền công nghiệp cao nhất. Các lĩnh vực nổi bật của Thụy Sĩ vẫn là ngành dệt và chế tạo đồng hồ.

Lợi nhuận từ sự thịnh vượng ngày một gia tăng đã không được phân phối đều. Các công nhân nhà máy phải chịu những điều kiện làm việc khắc nghiệt, và lao động trẻ em được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên các bang đã dần dần cải thiện tình trạng này, đưa ra những điều luật giới hạn thời gian làm việc và cấm sử dụng lao động trẻ em. Nông nghiệp có nhiều tiến bộ, nhưng có nhiều nông dân phải bỏ đất đai vì những tiến bộ kỹ thuật đã làm tăng năng suất làm việc. Khoảng năm 1850 có gần 60% lực lương lao động làm việc trong nông nghiệp, nhưng đến năm 1888 con số này chỉ còn 36%, và đến năm 1914 là 25%. Chỉ có nước Anh là có tỉ lệ thấp hơn về số lao động trong nông nghiệp.

Về vận tải, hệ thống đường sắt đã được mở rộng rất nhiều. Song song với những tiến bộ về giao thông là sự phát triển về du lịch. Đến cuối thế kỷ 19 mỗi năm có khoảng 350.000 du khách đến Thụy Sĩ. Những phát triển về kinh tế và xã hội vào thế kỷ 19 đã kéo theo nhiều thay đổi trong hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng và công ty bảo hiểm đã nở rộ để đáp ứng cho các dự án đầu tư cũng như nhu cầu của nông dân và thợ thủ công.

Tình hình gia tăng dân số và nạn đói là hay nhân tố quan trọng đã khiến hàng trăm ngàn người Thụy Sĩ phải di cư ra nước ngoài vào thế kỷ 19. Hầu hết những người này đã di cư sang Bắc Mỹ, nhưng các khu kiều dân của Thụy Sĩ đã được hình thành trên khắp thế giới. Tuy nhiên, làn sóng di cư ra nước ngoài đã được cân đối bởi làn sóng những người nước ngoài nhập cư và Thụy Sĩ, từ Đức, Ý và Áo. Mặc dù tình trạng bất bình đẳng giữa các vùng khác nhau đã bị phá tan bởi cuộc xâm lược của người Pháp vào cuối thế kỷ 18, một số cộng đồng vẫn còn thiếu các quyền hạn về chính trị và xã hội, chẳng hạn như những người Do Thái hay những người lang thang không nhà cửa.

Sự thành công của những đối kháng mang tính dân chủ ở các bang đã dẫn đến những thay đổi về hiến pháp của liên bang. Ngoài ra môi trường kinh doanh tự do cũng cần một sự thay đổi về hiến pháp để tập trung hóa các luật lệ chi phối những hoạt động kinh tế. Bản hiến pháp sửa đổi được thông qua năm 1874, và từ đó các điều khoản trong này ít khi bị thay đổi nữa. Theo hiến pháp này, nếu có đủ số người yêu cầu thì các luật lệ mới sẽ được đưa ra để trưng cầu dân ý trong cả nước. Điều này đã trở thành nền tảng của hệ thống chính trị ở Thụy Sĩ ngày nay.

THẾ KỶ 20

Thế kỷ 20 chứng kiến thông sự thay đổi quan trọng về cả chính sách đối nội lẫn đối ngoại của Thụy Sĩ. Hệ thống chính trị cũng được cởi mở hơn. Vào đầu thế kỷ chỉ có một đảng duy nhất thao túng chính quyền, đến cuối thế kỷ có bốn đảng giữ những chức vụ bộ trưởng trong nội các. Nền kinh tế đã gặp khó khăn trong các thập kỷ 1920 và 1930, nhưng nhìn chung  Thụy Sĩ vẫn thịnh vượng. Từ chỗ là một nước có nhiều người di cư ra ngoài, đến nửa sau của thế kỷ nơi này đã trở thành một quốc gia thu hút người nhập cư. Mức sống của người dân đã gia tăng đột biến. Họ đã có một nền an ninh xã hội và những điều kiện làm việc tốt hơn nhiều. Thụy Sĩ đã không đóng một vai trò chủ động nào trong cả hai cuộc thế chiến.

Những năm đầu tiên của thế kỷ 20 đã có một sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế. Năm 1900 ngành vải sợi vẫn là trọng tâm của công nghiệp, chiếm gần một nửa số lao động trong các ngành công nghiệp. Thụy Sĩ đã đứng ở thế trung lập trong Thế chiến thứ I, tuy nhiên cuộc chiến tranh này đã có một tác động quan trọng đối với đời sống chính trị, xã hội và kinh tế của đất nước này. Tình hình khó khăn về kinh tế sau chiến tranh đã làm cho công nhân có nhiều điều phàn nàn. Mấy trăm ngàn người đã tham gia vào cuộc đình công bắt đầu ngày 11 tháng 11 năm 1918. Tuy nhiên một lực lượng quân đội hùng hậu đã dẹp tan cuộc đình công này. Hầu hết các yêu cầu của công nhân bị từ chối, nhưng một trong số những điểm mà cuộc đình công đã đạt được là số giờ làm việc được giảm xuống còn 48 giờ một tuần.

Trong nỗ lực ngăn chặn những cuộc chiến tranh trong tương lai, cộng đồng thế giới đã thành lập Hội Quốc liên vào năm 1920. Thụy Sĩ đã trưng cầu dân ý về việc tham gia vào hội này, và đã được ưng thuận với một đa số rất nhỏ. Nơi đặt trụ sở của Hội Quốc liên và Geneva, Thụy Sĩ. Chính sách đối ngoại của nước này vào thập kỷ 1930 là làm ngơ trước mối đe doạ của các lực lương phát xít. Do đó nước này đã không lên án cuộc xâm lược của Ý vào Abyssinia (Ethiopia) năm 1935 và chấp nhận không hề phản đối việc Hitler sát nhập nước Áo năm 1938.

Trước và trong cuộc Thế chiến thứ II, mục tiêu chính của Thụy Sĩ là bảo vệ nền độc lập của họ và đứng ngoài cuộc chiến. Để đối phó với hiểm họa xâm lăng, quốc gia này đã tăng cường chi phí cho việc phòng thủ. Tháng 3 năm 1939 quân dự bị đã được đưa đến canh gác tại biên giới với Đức. Dân chúng được khuyến cáo dự trữ thực phẩm và được hướng dẫn cách phòng chống các cuộc không kích. Henri Guisan đã được cử làm tổng tư lệnh quân đội Thụy Sĩ với quân hàm cấp tướng, một cấp chỉ có ở Thụy Sĩ vào thời chiến.

Hành động của Thụy Sĩ trong thời chiến đã là một đặc tài cho nhiều cuộc tranh luận. Nước này bị lên án là đã đuổi đi hàng ngàn người tị nạn Do Thái, mua vàng của người Do Thái do quân phát xít lấy cắp và từ chối không trả lại những tài sản của các nhà đầu tư đã ký thác vào các ngân hàng Thụy Sĩ trong thời chiến. Thụy Sĩ cũng bị tố cáo là đã giúp kéo dài chiến tranh bằng cách cung ứng các vật tư chiến tranh cho quân Đức.

Đức từ lâu đã là một đối tác mậu dịch chính của Thụy Sĩ. Tuy nhiên mặc dù có những khó khăn về truyền thông và áp lực từ phía Đức, việc mậu dịch với các nước Đồng Minh, đặc biệt là nước Mỹ, vẫn tiếp tục nhưng số lượng chỉ bằng một phần ba so với Đức. Phe Trục (Đức và Ý) đã chiếm 45% trong xuất khẩu của Thụy Sĩ trong khoảng thời gian từ 1940 đến 1942. Những mặt hàng xuất khẩu chính là máy móc, sắt thép, dụng cụ, thiết bị, xe cộ và hóa chất. Điều này rõ ràng là đã đóng góp vào khả năng chiến tranh của phe Trục. Nhưng việc mậu dịch cũng có sự hỗ tương hai chiều. Những món hàng mà Thụy Sĩ nhập khẩu - than, sản phẩm xăng dầu và nguyên liệu dùng cho các nhà máy, cũng như các loại thực phẩm - chính là những sản phẩm được trích ra từ nguồn tài nguyên cho chiến tranh của Đức. Cả hai phe tham chiến đều được thông báo về tình hình mậu dịch của phe bên kia với Thụy Sĩ, và cả hai đều đồng ý với tình trạng đó. Là một trung tâm tài chính trung lập, Thụy Sĩ đã giao dịch với cả các lực lượng Đồng minh lẫn những lực lương phe Trục. Cả hai phe đều bán vàng cho Thụy Sĩ. Phe Đồng minh đã được hưởng lợi nhiều hơn ở thị trường tài chính Thụy Sĩ so với phe Trục.

Theo các điều khoản của Hiệp định Hague, những binh sĩ của cả hai phe đến tị loạn tại Thụy Sĩ đều bị quản lý và sự di chuyển của họ bị kiểm soát chặt chẽ đề tránh việc những việc người này trốn thoát. Họ được bố trí làm việc ở các nông trại để thay thế cho nghiêng người Thụy Sĩ đã bị động viên vào quân đội, hoặc làm việc trong các dự án xây dựng.

Trong thập kỷ 1920 và 1930 các nghiệp đoàn tại đây đã chuyển từ quan điểm đấu tranh giai cấp sang sự hợp tác với nông dân và tầng lớp trung lưu. Một sự đột phá trong quan hệ lao động đã xảy ra năm 1937, với việc ký kết cái gọi là ''hiệp ước hòa bình '' giữa những người tuyển dụng và công nhân trong các ngành công nghiệp kỹ thuật, theo đó cả hai phía đều đồng ý sẽ thương lượng với nhau khi có vấn đề xung đột, chứ không tiến hành đình công như trước nữa.

Trong thế kỷ 20 dân số của Thụy Sĩ đã gia tăng gấp đôi, từ 3.315.443 người của năm 1900 bên đến 7.261.210 người của năm 2000. Cải thiện sức khỏe là một trong những điều cần thiết đốới số dân gia tăng đột biến này. Tỉ lệ tử vong của trẻ em đã giảm từ một phần tám vào năm 1900 xuống dưới 4,5% vào cuối thế kỷ, và các bệnh nan y như bệnh lao đã hầu như biến mất. Cũng giống như các nước khác, tỉ vệ sinh sản ở đây đã giảm trong thế kỷ 20. Nhưng dân số vẫn giữ ở mức ổn định với làn sóng người nhập cư từ nước ngoài đến.

Sau Thế chiến thứ II cả nhập khẩu lẫn xuất khẩu của Thụy Sĩ đều gia tăng đột ngột so với mức của trước thời chiến tranh. Cho đến năm 1970 công nghiệp là lĩnh vực quan trọng nhất của nền kinh tế nước này, nhưng sau đó hoạt động này đã nhường chỗ cho lĩnh vực dịch vụ, vốn chiếm ưu thế trong thời đại ngày nay. Một số lớn những công nhân nước ngoài đặc biệt là người Ý đã bắt đầu đến Thụy Sĩ từ thập kỷ 1950. Làn sóng người này có giảm đi trong thập kỷ 1970 do sự suy thoái gây ra bởi cuộc khủng hoảng dầu mỏ, nhưng sau đó đã gia tăng trở lại trong thập kỷ 1980.

Chính sách đối Ngoại của Thụy Sĩ sau 1945 luôn luôn được định hình bởi đường lối trung lập của nước này, nhưng quốc gia này vẫn gia nhập các tổ chức quốc tế nếu xét thấy không có hại cho họ. Thụy Sĩ đã là một thành viên sáng lập của Hiệp hội Mậu dịch Tự do châu Âu (EFTA) năm 1960, và đã gia nhập Hội đồng châu Âu như một thành viên chính thức từ năm 1963. Tuy nhiên đất nước này lại đứng ngoài tổ chức mà sau này phát triển thành khối Liên minh châu Âu (EU). Mặc dù Geneva là nơi đặt trụ sở ở châu Âu của Liên hiệp Quốc (tổ chức này đã sử dụng tòa nhà Paiais den Nations trước kia được xây dựng cho Hội Quốc liên) và Thụy Sĩ từ lâu đã trực thuộc các chi nhánh của Liên hiệp Quốc mãi cho đến năm 2002 các cử tri của đất nước này mới đồng ý gia nhập vào tổ chức này.

Vị trí của người phụ nữ ở Thụy Sĩ đã được cải thiện dần dần trong thế kỷ 20, nhưng nhìn chung vẫn đi sau các nước khác ở phương Tây cả về mặt chính trị, xã hội lẫn kinh tế. Điểm nổi bật nhất là phụ nữ ở đây là những người cuối cùng ở châu Âu có quyền bầu cử. Phải đến năm 1971 các cử tri nam giới mới đồng ý cho họ có quyền đi bầu ở cấp độ liên bang. Thậm chí cho tới ngày nay vẫn chưa có một qui định nào trong luật pháp để trả lương cho những phụ nữ nghỉ hộ sản. Thực tế thì hầu hết các nhà tuyển dụng có trả một phần lương trong thời gian vài tuần sau khi người phụ nữ sinh con, nhưng điều này cũng không phải và bất buộc. Ngoài ra, phụ nữ không có việc làm cũng không được nhận một khoản trợ cấp này.

Một hệ thống phúc lợi dành cho hộ sản đã được bổ sung vào hiến pháp năm 1945, nhưng tất cả những nỗ lực nhằm thực hiện điều khoản này đều bị khước từ bởi các cừ tri, phần lớn với lý do là chi phí quá lớn. Về mặt kinh tế, cho đến cuối thế kỷ 20 vị trí của phụ nữ ở Thụy Sĩ vẫn luôn luôn ở phía sau nam giới. Vẫn còn một sự chênh lệch rất lớn giữa thu nhập của nam giới và phụ nữ, ngay cả với những người cùng một bằng cấp tốt nghiệp và cùng làm một công việc như nhau.

Mặc dù biên giới bên ngoài của Thụy Sĩ không thay đổi trong thế kỷ 20, nước này đã có thêm một bang mới: bang Jura. Đây là kết quả của 30 năm tạo sức ép từ những người chủ trương phân lập trong khu vực nói tiếng Pháp của bang Bern. Phần đất Jura ở phía Bắc của Bern có đa số dân theo Thiên chúa giáo La Mã, và rất nhiều người phải chịu cảnh phân biệt đối xử về tôn giáo và ngôn ngữ. Tuy nhiên phong trào chủ trương tách rời vùng Jura đã bị sự phản đối không những từ phía chính quyền của bang, mà còn cả từ phía những người ở phía Nam của Jura, vốn theo đạo Tin lành giống như những người nói tiếng Đức ở Bern. Sau một cuộc đấu tranh gay go, việc thành lập bang mới đã được phê chuẩn trong một cuộc trưng cầu dân ý và có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng Giêng năm 1979. Bang này bao gồm 3 trong số 7 quận của Jura với sư đe dọa của phe phái cực đoan vào thập kỷ 1930 đối với hệ thống dân chủ của Thụy Sĩ, các đảng phái ưa chuộng một nền dân chủ nghị trường đã bắt đầu tìm kiếm một sự tập trung hơn là sự đối kháng lẫn nhau. Đảng Xã hội đã tiến nhiều hơn về phía trung tâm của môi trường chính trị, và khối tư sản đã công nhận đảng Dân chủ Xã hội là một đảng đối lập chính thức với họ. Đảng Xã hội đã có được chiếc ghế đầu tiên trong Hội đồng Liên bang vào năm 1943. Trong thời gian từ 1959 đến 2003 những chỗ ngồi trong Hội đồng Liên bang được phân bổ theo “Công thức Kỳ diệu”, với đảng Dân chủ Tự do. đảng Dân chủ Thiên chúa giáo và đảng Xã hội, mỗi đảng có 2 ghế, và đảng Nhân dân Thụy Sĩ (hậu thân của đảng Nông dân) có 1 ghế.

Đến cuối thế kỷ 20 những đảng trung tâm đều phải nhường chỗ cho cả các đảng cánh tả và cánh hữu. Năm 1995 đảng cánh tả Dân chủ Xã hội dân đầu tiên trở nên mạnh nhất trong các cuộc bầu cừ vào Hội đồng Quốc gia. Năm 2003 thì những cuộc bầu cử lại do đảng cánh hữu Nhân dân Thụy Sĩ chiếm ưu thế, và những đảng trung tâm cũ đều bị gạt ra xa. Với kết quả của sự thành công trong bầu cử, đảng Nhân dân Thụy Sĩ đã chiếm được chiếc ghế thứ hai trong Hội đồng Liên bang, với sự rút bớt 1 ghế của đảng Dân chủ Thiên chúa giáo.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2224-02-633495468894843750/Lich-su/Nen-cong-hoa-lien-bang.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận