Tài liệu: Thuỵ Sĩ - Nghệ thuật biểu diễn

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Mặc dù Thụy Sĩ được biết đến nhiều nhất với truyền thống âm nhạc dân gian, những nhà soạn nhạc ở đây cũng đã có những đóng góp nổi bật cho âm nhạc cổ điển châu Âu kể từ thời Phục hưng
Thuỵ Sĩ - Nghệ thuật biểu diễn

Nội dung

NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN

ÂM NHẠC

Mặc dù Thụy Sĩ được biết đến nhiều nhất với truyền thống âm nhạc dân gian, những nhà soạn nhạc ở đây cũng đã có những đóng góp nổi bật cho âm nhạc cổ điển châu Âu kể từ thời Phục hưng. Trong số những nhà soạn nhạc có ảnh hưởng lớn của thế kỷ 20 có Arthur Honegger, Ernest Bloch, Othmar Schoeck, Frank Martin, Ernst Levy và Conrad Beck. Người chỉ huy dàn nhạc Ernest Ansermet đã có danh tiếng trên khắp thế giới với tư cách là người chỉ huy cho dàn nhạc Orchestre de la Suisse Romande, đóng tại Geneva.

Nhạc dân gian truyền thống của Thụy Sĩ bao gồm một dải rộng các loại nhạc cụ, trong đó có alphorn, một loại kèn dài bằng gỗ, trước kia được những người chăn gia súc dùng để giao tiếp với nhau hay gọi thú về. Yodel, một lối hát có đặc trưng ở cách đổi từ giọng trầm sang giọng kim và ngược lại, cũng có xuất xứ từ phương tiện giao tiếp của những người chăn gia súc đang ở cách xa nhau.

Âm nhạc là một phần quan trọng trong văn hóa đương đại của Thụy Sĩ. Zurich, Geneva và Lausanne đều có nhà hát ôpêra và các đoàn hát đóng tại chỗ, với kịch biểu diễn thường xuyên quanh năm. Ở Lucerne thì có lễ hội âm nhạc quốc tế được tổ chức hàng năm, và rất nhiều những sự kiện về âm nhạc dân gian, nhạc pop, nhạc đồng quê và nhạc Jazz được tổ chức trong khắp đất nước Thụy Sĩ. Lễ hội nhạc Jazz Nontreux là đặc biệt nổi tiếng ở đây.

KỊCH NGHỆ

Kịch nghệ của Thụy Sĩ đã có một lịch sử lâu dài, và nhà hát ở đây đã có một sự lớn mạnh vượt bậc với tư cách là một loại nghệ thuật phổ thông từ cuối thế kỷ 19. Ngày nay những trung tâm hàng đầu về kịch nghệ bao gồm Stadttheater Basel, Stadttheater Bern, Grand Theatre de Geneve, Theatre de la Comedic ở Geneva và Theatre de Lausanne. Ngoài những đoàn hát lớn do nhà nước tài trợ này còn có những đoàn hát nhỏ của tư nhân được thành lập khắp trong nước, tạo cơ hội cho những nhà soạn kịch có nơi để trình diễn những tác phẩm của họ. Những đoàn múa ba tê chuyên nghiệp hiện diện ở Basei, Geneva, Lausanne và Zurich.

ĐIỆN ẢNH

Thụy Sĩ không có một nền công nghiệp điện ảnh lớn, và giống như các nước nhỏ khác ở châu Âu, nền điện ảnh ở đây bị lệ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ của nhà nước. Tuy nhiên trợ cấp của nhà nước không đủ để duy trì một nền công nghiệp có thể sản xuất ra các bộ phim nói tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Ý, và đầu ra của nền điện ảnh ở đây đi sau các nước khác ở châu Âu.

Các phim của Thụy Sĩ không được nổi tiếng trên khắp thế giới, ngoại trừ đối với một số người ái mộ điện ảnh. Trong thập kỷ 19 những đạo diễn cho các phim nói tiếng Pháp như Alain Tanner và Jean-Luc Godard đã giúp đưa các bộ phim của Thụy Sĩ vào môi trường phim ảnh của thế giới. Godard sinh ra trong một gia đình Thụy Sĩ tại Paris, đã sống thời thơ ấu ở Thụy Sĩ nhưng sau đó đã trở về Pháp và chịu ảnh hưởng rất nhiều của truyền thống điện ảnh nước Pháp. Những nhà làm phim Thụy Sĩ như Rolf Lyssy, Daniel Schmid, Fredy Murer và Yves Yersin thì lại lấy đời sống của người Thụy Sĩ làm căn bản cho những bộ phim của họ.

Bộ phim thành công nhất của Thụy Sĩ là bộ Die Schweizermacher (Những người Làm nên Phong cách Thụy Sĩ), do Lyssy thực hiện năm 1978, và một bộ phim hài châm biếm với nội dung về những khó khăn của những người nước ngoài muốn trở thành công dân Thụy Sĩ. Bộ phim Beresina (Những ngày Cuối cùng của Thụy Sĩ), do Schmid thực hiện năm 1999, cũng là một phim hài có nhiều ảnh hưởng tốt bên ngoài Thụy Sĩ. Một trong những phim của Murer được biết đến nhiều nhất là bộ Hohenfeuer (Những Đỉnh cao của Dãy Alps), nói về tội loạn luân trong một bối cảnh ở vừng xa trên núi Alps. Và bộ phim Les Petites Fugues của Yersin sản xuất năm 1979 đã được chọn là phim Thụy Sĩ hay nhất của mọi thời đại. Bộ phim nói về câu chuyện của một nông dân đã lao vào một khám phá về thế giới và về chính bản thân anh ta.

Bộ phim Journey of Hope (Cuộc Hành trình của Hy vọng) do Xavier Koller đạo diễn đã đoạt giải Oscar về phim ngoại ngữ hay nhất của năm 1991. Bộ phim nói về câu chuyện của ba người trong một gia đình người Kurd đi tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn ở Thụy Sĩ.

Thụy Sĩ là địa điểm của một trong những liên hoan phim quốc tế lớn, được tổ chức vào tháng 8 hàng năm tại thị trấn nói tiếng Ý là Locarno. Trong khi đây là diễn đàn cho các sản phẩm từ khắp thế giới. Liên hoan Phim Quốc tế Locarno cũng là một cuộc thi cho các tài năng mới của Thụy Sĩ. Cuộc thi bao gồm các tác phẩm điện ảnh của Geneva, Lausanne và Zurich.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2227-02-633501707640468750/Van-hoa---Xa-hoi/Nghe-thuat-bieu-dien.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận