TÔN GIÁO
Thụy Sĩ cho các tín đồ những cơ hội để thực hành tôn giáo của mình trong một không khí tôn trọng, khoan dung và tự do. Môi trường tôn giáo ở Thụy Sĩ vẫn liên tục tiến triển, với sự đa dạng ngày càng gia tăng của những nhà thờ và các cộng đồng giáo dân.
THIÊN CHÚA GIÁO
Thiên chúa giáo và một tôn giáo chiếm đa số ở Thụy Sĩ, với số giáo dân hơn 3 triệu người. Đạo Thiên chúa đã thâm nhập một cách nhanh chóng vào Thụy Sĩ qua các nhà buôn và những người lính La Mã. Những dấu hiệu xưa nhất của đời sống Thiên chúa giáo tại đây có niên đại từ năm 377, là lúc suy thoái của đế quốc La Mã. Geneva, Martigny và Coire là những địa phận giám mục đầu tiên, nhưng việc theo đạo Thiên chúa chỉ thực sự bắt đầu từ thời Trung cơ, do việc truyền giáo của những giáo sĩ người Ireland và người Scotland.
Làn sóng ảnh hường thứ hai của Thiên chúa giáo được dấy lên bởi các tu viện được xây dựng tại đây. Tuy nhiên phong trào cải cách của đạo Tin lành trong thế kỷ 16 đã làm thay đổi hoàn toàn diện mạo tôn giáo của Thụy Sĩ. Hầu hết các quận nông thôn và các thành phố đều theo giáo phái mới này. Chỉ còn 3 bang thị tứ là Lucerne, Fribourg và Solothurn là vẫn giữ niềm tin với Thiên chúa giáo. Người theo đạo Thiên chúa lúc này chỉ còn chiếm 40% dân số của Thụy Sĩ.
Hiến pháp mới ban hành năm 1848 cũng là tác phẩm của những người Tin lảnh. Trong những năm tiếp theo những người Thiên chúa giáo trung thành với quốc gia đều bị nghi ngờ. Không khí chống Thiên chúa giáo này còn được thể hiện qua những đạo luất thù địch với nhà thờ (trục xuất các thầy tu dòng Tên, cấm hình thành các tu viện mới).
Sau đó, Thiên chúa giáo lại trở lại thời kỳ nở rộ của mình. Đảng Nhân dân Thiên chúa giáo được thành lập năm 1894, sau đó trở thành đảng Dân chủ Thiên chúa giáo năm 1970. đã giúp cho người theo đạo Thiên chúa tiếp cận với chính trị của ltên bang mà từ trước cho đến lục đó vốn là lãnh địa riêng của những người cấp tiến Tin lành.
Ngày nay Thiên chúa giáo đã trở thành tôn giáo chiếm ưu thế ở Thụy Sĩ với khoảng 3 triệu giáo dân. Năm 1970 có 50% dân số theo đạo Thiên chúa. Con số này ngày nay có giảm sút do các luổng tôn giáo mới tràn ngập vào đây (Hồi giáo, Chính thống giáo, v.v...). Năm 1990 số người Thiên chúa giáo có quốc tịch nước ngoài chiếm đến một phần tư số lượng giáo dân tại đây. Tỉ lệ này vượt trội hẳn so với đạo Tin lành, vốn chỉ có 3,2% người nước ngoài.
ĐẠO TIN LÀNH
Thụy Sĩ giữ một vị trí quan trọng trong lịch sử của đạo Tin lành. Zwingli và Calvin đã đóng góp rất nhiều vào sự ảnh hưởng đến tôn giáo quốc tế của quê hương họ. Trong một thời gian dài chiếm đa số ở Thụy Sĩ (gần 60% dân số), đạo Tin lành đã bị suy thoái, chỉ còn tỉ lệ 40% vào năm 1990. Bern và bang duy nhất còn giữ được đa số dân theo đạo Tin lành, với tỉ lệ 72,2%. Tiếp theo là các bang Glarus, Thurgau, Vaud, Neuchâtei, Zurich, Basle, Schafthouse và Appenzell Outer-Rhodes. Những động lực đã lôi kéo Martin Luther ở Đức cũng chính là những động cực đã cuốn hút Zwingli, người đã thất vọng với sự suy thoái của thần học vào cuối thời Trung cổ. Năm 1519, tại Zurich, Zwingli đã thuyết giáo về phong trào Cải cách. Được truyền bá bởi những người theo chủ nghĩa nhân văn, đạo Tin lành đã dần dần đến với các bang nói tiếng Đức. Lúc này Thụy Sĩ đã có một trận tuyến giữa hai giáo phái, với 7 bang theo đạo Thiên chúa và 4 bang theo đạo Tin lành.
Sau đó đạo Tin lảnh tiếp tục lan tràn đến những khu vực nói tiếng Pháp. Phong trào Cải cách được thực hiện ở Neuchâtel năm 1530 và ở Geneva năm 1536, nơi Calvin đã thiết lập một nền chính trị thần quyền và chí phối cả đời sống tôn giáo lẫn đời sống chính trị của thành phố này cho đến khi ông qua đời vào năm 1565. Geneva đã có tiếng là một Jerusalem mới, một La Mã của đạo Tin lành. Trong vòng từ 1549 đến 1587 có 8.000 người Pháp theo đạo Tin lành bị ngược đãi đã đến đây tìm nơi ẩn náu. Làn sóng những người trí thức và ưu tú, chủ yếu là người gốc Pháp và một số ít người Đức và người Ý, đã mang một sinh khí mới đến cho thành phố này.
Geneva không những chỉ là nơi tị nạn của các tín đồ Tin lành, mà còn là một thủ phủ tôn giáo mà ảnh hưởng của nó đối với khấp châu Âu đều có liên quan đến đạo Tin lành. Học viện của Calvin tại đây, được thành lập năm 1559, đã nhanh chóng thu hút các sinh viên ở khắp lục địa này. Học viện này chủ yếu đào tạo các mục sư, nhưng đồng thời cả các luật sư và những thành phần cốt lõi của đạo Tin lành cải cách.
Tuy nhiên một phong trào Phản Cải cách đã chấm dứt sự mở rộng của đạo Tin lành. Phong trào này đã có nỗ lực tái chinh phục ''La Mã của đạo Tin lành''. Mặc dù Calvin đã cố gắng rất nhiều để duy trì sự thống nhất của giáo phái Tin lành, nhưng cuối cùng nó cũng bị chia thành ba nhánh: giáo phái Lute, giáo phái Zwingli/Calvin và giáo phái Anh. Tuy nhiên, ngoài những sự khác biệt về tổ chức giáo hội và lý thuyết thần học, các giáo phái này đã thỏa thuận được với nhau về những vấn đề cơ bản.
DO THÁI GIÁO
Cộng đồng Do Thái giáo giàu có vốn sống hài hòa với số dân chúng còn lại trong nước. Năm l999, Thụy Sĩ là một trong những nước đầu tiên trên thế giới được cai trị bởi một tổng thống người Do Thái, bà Ruth Dreifuss.
Trong cộng đồng Do Thái giáo ở Thụy Sĩ có rất nhiều người thành đạt. Nessim Gon là chủ của khách sạn tráng lệ Nga Hilton ở Geneva, Edmonđ Safra là người đã điều khiển cả hệ thống ngân hàng từ Thụy Sĩ trong một thời gian dài, hay các gia đình Mau và Nordmann là những chủ nhân của một trong ba dây chuyền cửa hàng bách hóa lớn nhất ở Thụy Sĩ, hoặc Asher Edelman là người sở hữu mật bảo tàng nghệ thuật hiện đại bên bờ hồ Geneva. Ngoài thành phần thương gia, cộng đồng này còn có những người nổi tiếng trong các lĩnh vực học thuật. Albert Chen và người đã viết cuốn tiểu thuyết “Belle du Seigneur” đoạt giải Nobel, hay Elias Canetti cũng đoạt giải Nobel văn học năm 1981. Ngoài ra còn có nhà triết học Jeanne Hersch, nhà phê bình văn học Jean Starobinski, nhà soạn nhạc Ernest Bloch. Nhưng có lẽ người nổi tiếng nhất là Albert Einstein, người đã sống cả quãng đời thanh niên ở Thụy Sĩ, đã lấy bằng tiến sĩ tại Học viện Bách khoa Liên bang ở Zulich và đã lám giám định viên trong cơ quan cấp bằng sáng chế của Thụy Sĩ.
Trước khi thành lập Liên bang Thụy Sĩ năm 1291 đã có những người Do Thái đến đây. Thực tế là sự xuất hiện đầu tiên của người Do Thái đã bắt đầu từ năm l2l3 tại Basle. Đến từ Đức và Pháp, họ đã đi dọc theo những dòng sông để đến Bern, Zurich, Geneva, St Gallen, Lucerne, Vevey, Neucfitel, Flibourg và nhiều thành phố khác. Vốn bị trục xuất từ thế kỷ 15, họ đã được bảo vệ tại đây và được quen cư ngụ ở hai ngôi làng tại bang Aargau.
Sự tự do về mặt pháp lý đã được dành cho tất cả các cộng đồng tôn giáo bởi hiến pháp ban hành năm 1874, theo đó điều 49 đã thừa nhận là tự do về nhận thức và niềm tin là không thể xâm phạm. Những người Do Thái ở thung lũng Surb đã nhập cư vào các thành phố lớn. Trong thế kỷ 19 và 20, nhiều người Do Thái từ Alsace, Đức và Đông Âu đã bổ sung thêm vào nhóm người nguyên thủy này. Đến năm 1920 số lượng người Do Thái tại Thụy Sĩ đã lên đến cực điểm là 21.000 người và từ đó đến nay vẫn ổn định ở con số này.
Người Do Thái tại Thụy Sĩ đã sống hài hòa trong đất nước này. Họ không mạnh về số lượng, nhưng được tổ chức rất tốt. Liên đoàn Thụy Sĩ về các Cộng đồng Do Thái (FSCI), một tổ chức bảo vệ người Do Thái, bao gồm tất cả 23 cộng đồng tự trị. Những cộng đông thuộc về FSCI đều có được quyền độc lập tuyệt đối về tôn giáo cũng như về các lĩnh vực khác. FSCI là một tổ chức duy nhất đại diện cho sự đa dạng của người Do Thái trong phạm vi một đất nước khác. Người Do Thái đã sống thỏa hiệp tốt với môi trường họ đang ở, và các cộng đồng khác biệt như người giáo phái chính thống hay người theo thuyết nhất thể cũng đều có một số hoạt động để sinh hoạt chung với người Do Thái. Các giáo đường Do Thái, mặc dù vẫn và trung tâm của đời sống tôn giáo, cũng là nơi tiến hành nhiều hoại hoạt động khác: các hội nghị và các khóa giáo dục người lớn, việc chăm sóc người có tuổi, sinh hoạt nhảy múa cho thanh niên, và cả trường học cho trẻ em ở một số cộng đồng.
Người Do Thái đóng một vai trò khá quan trọng trong ngành công nghiệp vải sợi và công nghiệp đồng hồ. Họ làm chủ một số ngân hàng tư nhân và một số khuôn mặt chuyên môn như bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ, luật sư, kỹ sư và họa sĩ là những người Do Thái, mặc dù dân tộc này chiếm một số lượng nhỏ trong cộng đồng của người Thụy Sĩ. Nhưng có lẽ khuôn mặt nổi tiếng nhất của người Do Thái ở Thụy Sĩ là Ruth Dreifuss, người đã bước vào chính quyền liên bang từ năm 1993 và trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Do Thái.
HỒI GIÁO
Năm 1990 đạo Hồi tại Thụy Sĩ có 152.200 người, chiếm 2,2% dân số của nước này. Đây là một sự phát triển đáng ngạc nhiên khi ở thập kỷ 1970 chỉ có dưới 20.000 người Hồi giáo sống tại đây. Hiện nay đạo Hồi và tôn giáo lớn thứ hai ở Thụy Sĩ, chỉ sau Thiên chúa giáo.
Cộng đồng Hồi giáo ở Thụy Sĩ bao gồm một số quốc tịch khác nhau cùng với nhau nền văn hóa và ngôn ngữ khác nhau. Năm l990 đại đa số người Hồi giáo tại đây là người Thổ Nhĩ Kỳ (65.000 người, chiếm 42,8%) và những người gốc Nam Tư (55.000 người, chiếm 30,4%). Các cộng đồng Hồi giáo từ Bắc Mỹ (Ma Rốc, Algeria, Tusinla) chiếm 4%. Một điều đáng chú ý là có đến 76% người Do Thái sống trong các khu vực nói tiếng Đức. Hiện nay số người Hồi giáo tại Thụy Sĩ có từ 200.000 đến 250.000 người.
Trong khi các đây 20 năm chỉ có 3 nhà thờ Hồi giáo tại Thụy Sĩ (2 ở Geneva và 1 ở Zurich), đến nay đã có tới gần 90 nhà thờ. Trong vòng vài nằm trở lại đây, dưới sự lãnh đạo của Ismail Amin, một người rất có tài ngoại giao, vốn gốc Ai Cập và trước đây là giáo sư đại học về môn triết lý Ả Rập, Liên đoàn Tổ chức Hồi giáo ở Zurich đang nỗ lực củng cố cho tôn giáo này tại đây. Tổ chức này đã liên kết tất cả các cộng đồng trong thành phố. Ngoài la Ismail Amin còn kiên trì phát triển các mối quan học với nhà thờ Cơ đốc giáo, với đạo Tin lành và đạo Thiên chúa. Kết quả là người Hồi giáo đã có được tiếng nói mạnh hơn trong môi trường chính trị.
NHÀ THỜ CHÍNH THỐNG
Trong gần hai thế kỷ qua, Thụy Sĩ, và đặc biệt và dọc theo bờ hồ Geneva, đã là quê hương của nhiều người Thiên chúa giáo Chính thống, vốn chiếm ưu thế Nga.
Số lượng người Thiên chúa giáo Chính thống đã gia tăng đáng kể trong vòng 30 năm qua, với 70.000 giáo dân, chiếm 1% dân số Thụy Sĩ (đã tăng gấp 3 dân trong vòng 20 năm qua). Sự tăng trường này rõ ràng là kết quả của sự nhập cư. Đại đa số những giáo dân theo giáo phái này đến từ Đông Âu.
Lịch sử của nhà thờ Chính thống ở Thụy Sĩ có liên quan chặt chẽ với cộng đồng của người Nga ở đây. Giáo xứ đầu tiên của người Nga được thành lập năm 1816, gần Bern. Trong khi đó, nhà cải cách giáo dục người Thụy Sĩ là Johann Heinrich Pestalozzi đã được biết đến ở Nga và những thanh niên quý tộc người Nga đã đến học tại những học viện của ông. Những sinh viên Nga đầu tiên đến học tại học viện Hofwil ở gần Bern, nơi đó họ bị mất đi những giờ học về giáo phái Chính thống vốn bị bắt buộc ở Nga. Đây và một sự khiếm khuyết cần phải được lấp đầy. Lý do thứ hai cho sự cần thiết của nhà thờ Chính thống ở đây và nhu cầu của Anna Feodorovna, vợ của đại công tước Constantine Pavlovich. Đây chính là những lý do để nhà thờ Chính thống đầu tiên được thành lập ở Thụy Sĩ năm 1817.
Đến lúc Nga hoàng e ngại rằng cộng đồng người Nga sẽ bị khuất phục trước những tư tưởng tự do vốn đã trở thành một mốt thời trang vào thập kỷ 1850. Tòa đại sự đã bị đóng cửa và nhà thờ Chính thống được dời đến Frankfurt. Khi trở về Geneva, nữ đại công tước Anna Feodorovna đã đề nghị nhà thờ được đặt trực tiếp tại đây, vì bản thân bà đang cư ngụ tại đây và đại đa số giáo dân đều ở Geneva hoặc ở Lausanne.
Những người Thiên chúa giáo Chính thống đã tập trung ở các ngôi làng nhỏ bên bờ hồ Geneva và ở một số thành phố như Geneva, Lausanne, Montreux và Veney. Giới tư sản Nga sống ở Geneva, trong khi đó giới quý tộc lại sống ở miền quê. Việc xây dựng nhà thờ ở Geneva đã gây ra sự ganh tị của giới quý tộc Thêm vào đó, bá tước Schouwaloff, một trong số những người Nga giàu có nhất ở Veney, đã bị mất vợ và người con gái. Để tưởng niệm người con gái của mình, ông đã tài trợ cho việc xây dựng một nhà thờ Chính thống khác ở Veney.