Trung tâm Pompidou
Thời điểm: 1972- 77
Địa điểm: Paris, Pháp
… khi ấy chúng tôi phải quyết định: có nên phô bày tất cả hay che đậy bằng một mặt tiền giả? Rốt cuộc thiết kế của chúng tôi là thế đấy! Cực kỳ đơn giản.
Renzo, trích dẫn trong N. Silver, 1994~
Tháng 12/1969, tổng thống Pháp Georges Pompidou đề xướng một cuộc thi quốc tế thiết kế một bảo tàng nghệ thuật và thư viện quốc gia, nhận được sự hoan nghênh khắp nơi. Địa điểm xây dựng sẽ nằm ớ vùng gần Beaubourg nơi đây đã bốn thập niên chịu cảnh tàn phá tạo thành một bãi đậu xe rộng mênh mông ngay trung tâm thành phố nằm chen giữa Tòa thị chính và siêu thị lương thực trung tâm Leo Halles mới dọn đi gần đây.
ü Mặt tiền phía tây: nội thất hoàn toàn không có cột đòi hỏi phải di dời mọi kết cấu, đi lại của quần chúng và đường ra ngoại thất.
Nhưng dự án đầy tham vọng này liên quan nhiều đến quy hoạch chỉnh trang đô thị hơn, vì thành phần ưu tú trong văn hóa Pháp đều có cảm nghĩ rằng Paris dần dần sẽ được thừa nhận như là thủ đô nghệ thuật nổi bật của thế giới như New York và London. Công trình đầu tiên là Bảo tàng viện Orsay, nhà hát Opéra Bastille, chỉnh trang điện Louvre, Bibliothèque Nationale và một loạt các dự án văn hóa khác nhỏ hơn trên khắp nước Pháp. Beaubourg sẽ là công trình đầu tiên - và được cho rằng phi thường nhất - trong số các dự án danh tiếng do các tổng thống Pháp đề xuất trong thời gian hơn 30 năm.
Beaubourg nhanh chóng trở thành một biểu tượng, là biểu hiện tinh thần quốc gia và thời đại rất thành công. Trong quá trình, Beaubourg cũng đặt ra một loạt các tiêu chuẩn rất cao chú trọng đến giá trị sau này của dự án. Nhưng việc thực hiện dự án Beaubourg cũng đáng chú ý vì sự cam kết chắc chắn của tổng thống Pompidou. Cá nhân ông chịu trách nhiệm đề xuất một cuộc thi quốc tế công khai (với hơn 700 thiết kế đăng ký), và giao quyền cho ban giám khảo dưới sự chỉ đạo của nhà thiết kế công nghiệp người Pháp Jean Prouvé trao giải thưởng là một dinh thự quan trọng cho một thiết kế gây ngạc nhiên của một nhóm kiến trúc sư Ý và Anh chưa được kiểm chứng trước đó, Renzo Piano và Richard Rogers. Phản ứng duy nhất của Pompidou khi xem kết quả phải điếng người ''Chúng tôi chưa biết phần cuối của dự án này!'' (''Ça va crier!”)
Thành công trước mắt của Beaubourg với số du khách và khách tham quan đều mong muốn công trình mang lại danh tiếng văn hóa cho thủ đô nước Pháp, làm tăng quá trình đóng góp tiền trong khâu ''tiếp thị thành phố''.
ü Cảnh trung tâm Pompidou: nhiều khách tham quan đi thang máy màu đỏ đến ngắm Paris từ tầng thượng nổi tiếng của trung tâm, xa xa là điện Montmattre.
Kiến trúc như nghệ thuật
Việc khánh thành Beaubourg năm 1977 đánh dấu một sự phát triển có ý nghĩa trong đời sống văn hóa, xã hội của Paris. Đối với Trung tâm nghệ thuật hiện đại Georges Pompidou – tên đặt sau khi Pompidou mất năm 1974 - đơn thuần không phải là nơi cất giữ bộ sưu tập nghệ thuật hiện đại và thư viện, mà còn kết hợp trong một công trình nhiều khía cạnh của nền văn hóa hiện đại, trong đó có kiến trúc, thiết kế công nghiệp, và âm nhạc đương đại. Sự tập hợp cộng sinh hầu như chỉ có ở Beaubourg đóng vai trò quan trọng trong những thành công văn hóa liên tục của công trình và sự ủng hộ của công chúng.
Số liệu thực tế
Kích thước: 60 x 166,4
Chiều cao: 42m
Tổng diện tích sàn xây dựng: 135.000m2
Kiến trúc thượng tầng: 70.000m2
Kiến trúc hạ tầng: 65.000m2
Chi phí: 476.000,000 quan Pháp
ü Mô hình dự thi, có thể nhìn thấy mặt tiền phía tây, hướng ra quảng trường. Một số chi tiết, chẳng hạn như thang máy thay đổi khi công trình gần hoàn công.
Đối với bản thân công trình, Beaubourg có vẻ là công trình kiến trúc ''công nghệ cao'' có nguồn gốc từ kỹ thuật xây dựng trong thế kỷ 19, thiết kế Bauhaus giữa hai cuộc chiến tranh và xây dựng đô thị đương đại của nhóm Archigram của Anh. Vẫn còn bị chỉ trích do sự tập hợp lạ kỳ các cấu kiện tấm sàn khoan dầu ''ngoài thềm lục địa'', thực ra Beaubourg vẫn là một công trình phức tạp, tinh vi, từ thành phần tổng thể cho đến chiếc ghế ngồi và tay nắm cửa ra vào. Tất cá các hạng mục sau cùng đều được chọn lọc, thiết kế và sản xuất theo đơn đặt hàng riêng với phí tổn khá lớn.
ü Nhiều vách ngăn và cầu thang có thể tháo ráp phù hợp với các mặt bằng rộng bao la bên trong cho đến sự đa dạng của các cuộc triển lãm.
Với mỗi ngày có hơn 25.000 lượt khách, Beaubourg trở thành ''điểm đến'' nghệ thuật hiện đại quan trọng với sự hợp lý của chính mình. Trong khi nhiều khách tham quan thích thú với tiện nghi thì số khác lại thích tìm hiểu công trình từ trong ra ngoài, đi thang máy lên sân thượng để ngắm nhìn cảnh kinh thành Paris tráng lệ.
Thiết kế đoạt giải
Năm 1970, Ove Arup là những kỹ sư xây dựng nổi tiếng thế giới chịu trách nhiệm xây dựng Nhà hát Opéra Sydney của Jorn Utzon, trong khi các kiến trúc sư chưa ai biết tiếng Renzo Piano và Richard Rogers được nhóm Arup lôi kéo tham gia cuộc thi.
Cả Piano lẫn Rogers nhanh chóng được khẳng định có tương lai hứa hẹn qua công trình Beaubourg và thăng tiến, mỗi người đi theo những đường rất khác nhau, để thực hiện nhiều công trình có ý nghĩa. Hơn nữa, tài năng xây dựng và kiến trúc xuất sắc được kết hợp với đội ngũ xây dựng Beaubourg trong đó có các kỹ sư Edmund Happold và Peter Rice quá cố, cùng nhiều người khác, cũng khẳng định vị trí của mình trong lịch sử thiết kế cuối thế kỷ 20.
Trong khi hầu hết những người dự thi đều tập trung vào việc dàn trải những dự án tầng thấp trên địa điểm Beaubourg rộng lớn tôn trọng phần trung tâm thời Trung cổ của Paris, thì bản tóm tắt thiết kế mang nhiều chi tiết trong cuộc thi cũng yêu cầu các kiến trúc sư phải cung cấp tối đa ''tính linh động'' bên trong khi sử dụng mặt bằng triển lãm. Nhóm thiết kế Piano và Rogers, những đề nghị tính linh động ban đầu trong thiết kế công trình – đã nắm bắt yêu cầu này như nguyên tắc bố cục trọng tâm của mình. Kết quả là một nhóm sáu sàn không có cột, cao 42m (138ft), mỗi sàn có diện tích 45 x 160m (148 x 425ft), nhìn ra một quảng trường rộng lớn.Với sự giúp đỡ của các đồng nghiệp trong nhóm Arup, nhóm giải quyết hoàn toàn kết cấu, sự đi lại, điều hòa không khí và dịch vụ ngoài diện tích sàn bỏ trống ra.
Sắp xếp trong tòa nhà cũng rất đơn giản: ''khách tham quan đi vào mặt tiền phía tây, khu dịch vụ ở phía đông, mặt bằng triển lãm tự do nằm ở giữa''. Khách tham quan đến nhiều tầng khác nhau bằng thang cuốn treo ở cạnh phía tây và cầu ván, tạo ra Beaubourg có một mặt tiền đặc biệt và đưa ra một cảnh tượng đầy sinh khí cho công chúng đứng ở quảng trường bên dưới. Phân bố dịch vụ ở mỗi tầng nằm ở cạnh phía đông.
Mục đích thiết kế nhằm linh động tối đa ít lâu sau phát sinh vấn đề phối hợp hệ thống kết cấu và chức năng. Tòa nhà không thể sử dụng cột kết cấu khung thép theo quy ước mà phải thiết kế và xây dựng chỉ bằng các cột ngoài và giằng liên kết. Phỏng theo thông lệ thi công cầu, các kỹ sư Arup đề xuất 13 khung ngang theo chiều cao bằng thân người, mỗi khung cách nhau 12,8m (42ft), gồm các khung sàn và cột thẳng đứng. Các tấm panel bê tông của các sàn gối lên các khung sàn có chiều rộng bằng thân người chặp đôi tựa lên gerberettes (cánh bập bênh bằng thép đúc thành một chi tiết). Cấu kiện nằm ngang ở mỗi hai sàn và kết cấu mắt lưới chéo gồm các thanh kéo mỏng hơn tạo ra hệ giằng chống gió bổ sung cho mặt tiền nhưng không cản trở bên trong của công trình. Toàn bộ hệ thống kết cấu, được hoàn tất bằng hệ giằng chéo bằng nhựa tổng hợp giống như giàn ở các mặt tiền phía bắc và phía nam, nhìn thấy rõ ở mỗi góc.
Công trình phải chống chọi được với hỏa hoạn và thời tiết phát sinh thêm nhiều vấn đề nên dần dần nghĩ ra các giải pháp thích hợp. Vật liệu không cháy sử dụng cho tất cả trang bị nội thất và các cấu kiện thép dễ bị thương tổn đều được phủ lớp cách nhiệt kim loại hay lớp sơn bảo vệ đặc biệt.
Cấu kiện chức năng chẳng hạn như dây điện, điều hòa không khí hệ thống ống nước và sự đi lại theo chiều thẳng đứng được các nhà thầu ''thiết kế âm bên trong tòa nhà phía sau ống dẫn và thân cột, phải đưa ra ngoài, có nghĩa là phải thiết kế theo công trình kiến trúc, có vẻ trang nhã và làm giảm bớt số cấu kiện. Mã màu sắc cho biết từng hoại dịch vụ, gồm các mã màu chuẩn công nghiệp, cộng với màu trắng dùng cho kết cấu, màu đỏ dành cho thang máy và lối đi lại, màu xanh da trời cho ống nước, màu vàng cho dây điện và màu xanh lơ hay trắng biểu thị hệ thống điều hòa không khí.
Nếu nghiên cứu chi tiết hơn, thành phần sau cùng ban đầu gây nhầm lẫn ở mặt tiền phía đông sao cho ít giống với sàn khoan dầu (sự gièm pha thường xuyên về công trình ở Beaubourg) hơn tranh vẽ của Fernand Léger.
Công trình kiến trúc chững tỏ là đúng hẹn
Mặc dù tiếp cận đòi hỏi thiết kế chi tiết - hay có chọn lọc - từng thành phần sau cùng, công trình được cấp phát một ngân sách 476.000.000 quan Pháp và đúng hẹn năm năm thực hiện ngoạn mục đòi hỏi một tập hợp các tình huống đặc biệt.
ü Mặt tiền phía đông: sự đi lại theo chiều thẳng đứng, dịch vụ và điều hòa không khí cũng dùng để cách ly mặt bằng với tiếng ồn của xe cộ lưu thông bên ngoài.
Một khi tổng thống Pompidou quả cảm quyết định xúc tiến một dự án đầy tham vọng từ số kiến trúc sư chưa được kiểm chứng, và đối mặt với sự chỉ trích có thể tiên liệu, thì không thể có nguy cơ thất bại. Thành lập một cơ quan công quyền có khả năng, dưới sự điều hành của quan chức cao cấp Robert Bordaz, cơ quan này nhận chỉ thị phải đảm bảo dự án thực hiện đúng tiến độ, trong khoản ngân sách quy định và giải quyết mọi vấn đề hành chánh. Sự bố trí này, gọi là ''uy quyền khách hàng'' ngày nay là thông lệ tiêu chuẩn cho các dự án kiến trúc của nhà nước ở pháp và có nhiều ảnh hưởng đến thông lệ ở nhiều quốc gia khác.
Trái với thông lệ Pháp không thể ủy quyền trách nhiệm thiết kế cho nhà thầu, nhóm Piano và Rogers-Ove Arup hoàn toàn có lý khi nằng nặc yêu cầu kiểm soát mọi khía cạnh trong thiết kế và đặc điểm kỹ thuật. Thành công của họ trong hơn 5 năm liên tục đàm phán - kể cả cái chết của Pompidou năm 1974, và sự nhậm chức của vị tân tổng thống Giscatd d'Estaing khi dự án mới thực hiện có một nửa - phần lớn nhờ vào tài năng, uy quyền và sự ủng hộ trong tư cách nhà hòa giải có Bordaz.
Thực ra, việc giải quyết vấn đề Beaubourg chứng tỏ quá phức tạp đối với một nhóm kiến trúc tập trung hóa và sự ủy quyền đáng kể phải được phân bố trong chính nhón. Nhóm kỹ thuật xây dựng tài năng Arup xử lý thiết kế và tính toán kết cấu theo khái niệm, trong khi thiết kế và dịch vụ kiến trúc được ủy quyền cho các lãnh đạo trong nội bộ nhóm theo khả năng thiết bị và sự đi lại trong nội thất. Cả nhóm cùng chia sẻ một triết lý chính tạo điều kiện cho mỗi phân ngành chuyên ngành hoạt động trực tiếp trong phạm vi rộng với các nhà cung cấp thiết bị đề đạt đến mức hoạt động, dáng vẻ và hoàn thiện như ý. Điều này giúp cho các kiến trúc sư Piano và Rogers, với các kỹ sư Arup khác như Happold và Rice, tập trung sức vào việc thương lượng và giám sát các vấn đề cơ bản,
Công trình sau cùng giống với bản thiết kế lúc dự thí đến mức đáng ngạc nhiên, một số khái niệm quan trọng ban đầu bị biến mất trong quá trình thi công phải được xem là sự tôn trọng triết lý thiết kế nhiều người cùng chia sẻ, tài năng của tất cả những ai tham gia.