Nhà hát Opéra Sydney
Thời điểm: 1959- 73
Địa điểm: Sydney, Úc
Phần rìa mũi đất, cảnh quan độc đáo và công trình của tôi phải là một sự hợp nhất.
Jorn Utzon, 1965
Nhà hát Opéra Sydney là một trong những biểu tượng kiến trúc nổi tiếng trong thế kỷ 20. Chỉ riêng tên gọi không thôi cũng khiến chúng ta liên tưởng đến hình dáng và địa điểm đặc biệt của nhà hát. Nhà hát Opéra trở thành một bộ phận của phong trào cân nhắc lại công trình kiến trúc trong thập niên 1950, phát triển từ quan điểm hiện đại của thập niên 1930 và 1940. Ở đây trong một quốc gia mới, một kiến trúc sư trẻ tuổi đưa ra cách nhìn và sự tán dương mới.
Tọa lạc tại Điểm Bennelong, một mũi đất thấp xác định Vịnh Sydney, ''trung tâm'' Cảng Sydney và địa điểm định cư đầu tiên của người da trắng ở Úc, nhà hát Opéra biến địa điểm thành một dãy cao nguyên, với các vỏ sò màu trắng đang giương buồm trong gió. Đây là kết quả của một ủy ban kiến trúc quốc tế do Chính quyền bang New South Wales thành lập vào năm 1956. Ngày 29/1/1957, kiến trúc sư Đan Mạch Jorn Utzon 38 tuổi được thông báo là người được chọn trong số 233 đơn nộp.
Khái niệm và thi công
Trong khái niệm, công trình rất đơn giản: hai nhà hát khắc từ một tấm móng. Hơi uốn vòm phía trên hai thính phòng này và các phòng giải lao và quán nước liên kết đều là những vỏ sò lợp mái màu trắng khổng lồ. Thực ra, những mái vỏ sò này như thể cánh buồm hay mây mà Utzon vẽ phác họa hình cao nguyên và mây để thuyết minh thiết kế. Thiết kế tự do trong các bản vẽ gửi dự thi ban đầu, những mái vỏ sò này rất khó thiết kế về mặt kỹ thuật lẫn thi công.
Từ năm 1957 đến 1961, Utzon cùng nhiều kỹ sư, Ove Arup, nghiên cứu ba bốn cách tiếp cận khác nhau. Vấn đề tập trung vào việc thiếu hình dáng hình học và sự lặp đi lặp lại hình dáng các vỏ sò. Thế nhưng vào năm 1961 trong khi vẫn còn ở Đan Mạch trước khi di trú sang Úc năm 1963, Utzon giải quyết vấn đề kết cấu vỏ sò bằng nguồn cảm hứng chợt phát sinh. Giải pháp của ông là mỗi mảnh vỏ sò của nhà hát Opéra nên được cắt ra từ một khối cầu như nhau. Có nhiều nguồn tin chi tiết khác nhau cho rằng Utzon khẳng định ý tường của mình bằng quả bóng hay một quả cam trên bãi biển trong khi đang tắm. Trong tường thuật này, Kim con trai bốn tuổi của Utzon, lột vỏ quả cam rồi đưa cho bố. Lớp vỏ cho thấy bề mặt hình cong của mỗi bộ phận có thể thu được từ một khối cầu Theo Philip Drew, người ta thuật tại Jorn Utzon đã thốt lên ''đây chính là một khối cầu lớn với nhiều bộ phận cắt ra từ khối cầu này, cũng giống như một quả cam''. Lúc đó ông đến ngay một cửa hàng và trở lại trên tay cầm lấy quả cam để chứng minh bằng hình học.
ü Mô hình nghiên cứu công trình có nhiều vỏ sò. Jorn Utzon ở bên trái, ông thuyết minh kết cấu.
Một khi hình học cơ bản đã giải quyết xong thì tiếp đến các vỏ sò có thể làm từ các sườn tiền chế. Tất cả các bộ phận của vỏ sò đều đúc sẵn tại công trường, sườn đúc sẵn được ''luồn'' cáp và chịu ứng suất với nhau để tạo ra vòm. Các vòm hoàn tất xòe ra để hình thành mỗi cạnh của vỏ sò.
Mâm hay ''nắp đậy'' tiền chế có gạch tráng men mở rộng khoảng cách giữa các sườn, hình thành bề mặt của vỏ sò. Tổng cộng có đến 1.000.000 viên gạch phủ kên 4240 nắp đập. Gạch cũng tạo hoa văn, các gạch màu sáng ở giữa và màu xỉn ở cạnh, tạo ra hoa văn của kết cấu tỏa ra thật khác thường, theo Utzon, ''tương tác với nhau như móng tay với thịt''. Ông cũng nói đúng, ''Mặt trời, ánh sáng và mây sẽ làm cho một vật trở nên sống động'', đến nỗi du khách sẽ ''ngắm nhìn không bao giờ chán''.
Giải pháp tài tình về vỏ sò phức tạp này cho thấy quan tâm các hình dạng thêm vào của Utzon trong kiến trúc - ''bộ đồ nghề gồm nhiều bộ phận'' được ông vận dụng theo nhiều cách khác nhau. Hình dạng thêm vào trở thành chủ đề trong tiếp cận thiết kế của ông từ thi công đến đồ gỗ nội thất - có mặt trong nhà riêng của ông ở Sydney và dự án hoàn chỉnh Tòa nhà quốc hội Kuwait. Le Corbusier, người rất chú ý đến Utzon, thiết kế một bệnh viện ở Venice với các cấu kiện mái lặp lại nhận xét thật thi vị, Utzon có tầm nhìn sản xuất cấu kiện hàng loạt, chẳng hạn như mái nhà, vách hay kết cấu, có thể dẫn đến một kiến trúc tự do mới.
ü Vỏ sò hoàn tất thể hiện hoa văn lợp mái phức tạp
ü Nhà hát 0péra đang xây dựng trong năm 1960, với các vòm sườn và nắp đập lợp gạch đang lắp đặt.
Các giai đoạn hoàn thiện
Nhà hát Opéra Sydney được thiết kế và thi công trong ba giai đoạn chính: thứ nhất là móng, thứ hai vỏ sò và thứ ba là ''lớp bao'' và vách bằng kính. Vách bằng gỗ dán, sườn và nội thất thính phòng chiếm một phần trong giai đoạn ba. Ý tưởng kiến trúc của một trong số ba bộ phận này được chính Utzon trình bày đễ hiểu trong hai quyển sách ông viết Red Book năm 1958 và Yellow Book năm 1962. Cả hai đều mô tả suy nghĩ, dự định thiết kế và bản vẽ thiết kế - nhất là Yellow Book đặc biệt bàn về bản vẽ. Ông trực tiếp chỉ đạo khâu thi công phần móng và vỏ sò, nhưng đến giai đoạn thứ ba thì không.
ü Nhà hát Opéra đang xây dựng trong năm 1967, có bến tàu vòng và trung tâm Sydney ở phần nền.
Số liệu thực tế
Diện tích mặt bằng: 1,8ha
Kích thước bên ngoài: 186 x 116m
Chiều cao vỏ sò cao nhất: 67m
Trọng lượng mái: 26.700 tấn
Số mảnh lợp mái tiền chế: 2914
Diện tích bề mặt mái: 18.500 m2
Câu chuyện bi kịch khi Utzon từ chức cũng ấn tượng như chính thiết kế của ông. Năm 1964, chính quyền bang New South Wales thay đổi, chính quyền mới bắt đầu chỉ trích công khai cũng như phê bình ngay mặt ông, không trả thù lao, không đáp ứng yêu sách của ông. Utzon gửi thư đến vị tân Bộ trưởng rằng ''chính ngài đã buộc tôi phải từ chức! '' Utzon cùng gia đình bí mật rời Úc vào ngày 28/4/1966. Giai đoạn ba của công trình do Hall, Todd & Littlemore đảm nhiệm. Từ năm 1966 Peter Hall, thành viên trong ê kíp mới thành lập này, vốn là kiến trúc sư thiết kế, hoàn tất Phòng hòa nhạc và Nhà hát opéra cũng như thiết kế chi tiết phần cửa sổ và cầu thang.
Thiết kế của Utzon có hai phòng lớn nhất nằm cạnh nhau trên một tấm sàn lớn, có các tầng hướng về phía nam và các phòng giải lao nhìn ra Cảng. Với sơ đồ này không thể có mặt quy ước và không gian dành cho sân khấu phía sau. Utzon đề xuất một đoạt các thang máy để phục vụ các tầng. Năm 1967, ý kiến này được Peter Hall xem lại, ông đề nghị phòng lớn không cần có tầng nữa mà chỉ thuần túy là một phòng hòa nhạc. Và nhà hát opéra chỉ giới hạn bằng các phòng lớn nhỏ hơn ban đầu. Đây là lý do giải thích công trình hoàn tất.
Khán giả và khách tham quan từ trung tâm thành phố có thể đi bộ đến nhà hát trong khoảng không gian chật hẹp bên dưới cầu thang lớn trên lợp bằng các dầm bê tông có chạm khắc. Kế đến họ đi lên cầu thang đến một cao trình sàn chính như thể ''chui qua hầm mộ hay cổng vào có nhiều cột để vào một đại thánh đường Gothic''. Phòng giải lao sáng sủa với các mái vòm sườn lao vút bên đỉnh vỏ sò. Từ phòng giải lao phía nam, khán giả men theo những hành lang bên ạnh dốc lên để đến các phòng giải lao và quán nước phía bắc - không gian nhiều tầng to lớn khác thường với tầm nhìn toàn cảnh Cảng. Cả hai thính phòng đều vào theo các phòng giải lao phía bắc và hành oang bên. Phòng hòa nhạc là một đoạt các hình dạng ốp gỗ bulô trắng cách điệu và có nhiều cạnh, với chỗ ngồi dành cho 2679 người ngồi trong một bán kính quanh sân khấu hòa nhạc. Phía sau các hành lang dàn nhạc và đồng ca là một đàn organ do Ronald Sharp ở Sydney thiết kế, thi công. Công đoạn này hoàn tất năm 1979, sau khi khánh thành Nhà hát opéra, hiện nay là đàn organ hoạt động bằng cơ khí lớn nhất thế giới.
ü Phương pháp thi công cho thấy có cẩu tháp đặt trên rãnh và gối đỡ vòm sườn di động.
Nhà hát opéra có hình dáng truyền thống hơn với các khung và hành lang lộ thiên dốc đứng, với 1547 chỗ ngồi bao quanh phía trước sân khấu. Cùng với gỗ sơn màu đen mờ, một bức màn sân khấu rực rỡ, ấn tượng ''Bức màn mặt trời'' của John Coburn, làm dịu đi tông màu ảm đạm. Cả Phòng hòa nhạc lẫn Nhà hát opéra đều có nhà âm hưởng bên ngoài làm bằng gỗ đệm cành cây. Vách bên ngoài này kết hợp với các sườn vỏ sò và cột chống bằng thép để tạo la một palette màu ở hành lang và phòng giải lao bên ngoài các phòng lớn.
ü “ Hãy ngước nhìn một nhà thờ Gothic, bạn sẽ không bao giờ biết chán- khi bạn đi vòng quanh hay từ trên máy bay nhìn xuống. Nhà hát như thể là một công trình mới lạ đang đi tiếp qua mọi thời gian và cũng quan trọng như thế- sự tương tác này cũng quan trọng như thể cùng với mặt trời, ánh sáng và mây, tạo nên một tác phẩm sinh động” – Jorn Utzon. Nhà hát Opéra Sydney lấp lánh trong nắng ban mai, với Cảng Sydney bao quanh.
Nhà hát Opéra do Nữ hoàng Elizabeth II khánh thành ngày 20/10/1973. Nữ hoàng phát biểu, ''Sự tranh luận ở hình thức cực đoan nhất đi kèm với việc xây dựng các kim tự tháp, thế nhưng chúng vẫn tồn tại đến ngày nay – nghĩa là vào 4000 năm sau - và mọi người đều công nhận là một trong những kỳ quan thế giới. Tôi nghĩ Nhà hát Opéra Sydney cũng như thế''.
Tại sao Nhà hát Opéra Sydney lại xem là kỳ quan thế giới? Chắc chắn nó đã tạo ra những thuận tiện mới hiệu quả cho Sydney, phù hợp với địa điểm và cũng có nhiều kịch tính trong thực hiện.
Nhưng Nhà hát Opéra còn hơn thế nữa, trở thành biểu tượng của Sydney - với hình dáng không gian ba chiều, vỏ sò bồng bềnh trở nên đồng nhất với thành phố. Nhà hát là công trình đầu tiên trong một loạt các công trình bước ngoặc hiện đại không chỉ góp phần cho các thành phố tương xứng mà còn thể hiện sức mạnh của kiến trúc trong việc chuyển đổi và làm nổi bật một thành phố. Có nhiều công trình như thế sau khi Nhà hát Opéra Sydney, chẳng hạn như Trung tâm Pompidou, Paris; Ngân hàng Hong Kong và Thượng Hải, Hong Kong; và Bảo tàng viện Guggenheim, Biibao, mở đầu bằng Nhà hát Opéra của Utzon.
Trong đoạn cuối đáng lưu ý của câu truyện năm 2001, sau thời gian không qua lại 35 năm, Jom Utzon đồng ý làm việc trong tư cách cố vấn cho các kiến trúc sư Sydney Johnson Piiton Waiker trong dự án tân trang công trình đồ sộ của ông trị giá 9 triệu £ (bảng Anh).