Tài liệu: Bảo tàng viện Guggenheim – New York

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Trong số các kiến trúc sư thường được mệnh danh là ''Tứ đại gia'', Những Người cha Sáng Lập Phong Trào Hiện Đại trong kiến trúc - Le Corbusier (Charles-Éduoard Jeanneret),
Bảo tàng viện Guggenheim – New York

Nội dung

Bảo tàng viện Guggenheim – New York

Thời điểm: 1956- 59

Địa điểm: New York, Mỹ

            Vô cùng ngạc nhiên, khác biệt, phải giật mình, đầy thuyết phục, táo bạo, thôi miên, độc đáo - tất cả những tính từ và nhiều tính từ khác nữa có thể dùng để mô tả (Viện bảo tàng), nhưng công trình lại không đẹp.

Bernard Levin, 1989

Trong số các kiến trúc sư thường được mệnh danh là ''Tứ đại gia'', Những Người cha Sáng Lập Phong Trào Hiện Đại trong kiến trúc - Le Corbusier (Charles-Éduoard Jeanneret), Alvar Aalto, Mies van der Rohe và Frank Lloyd Wright (FLW) - chính là người sau cùng trong danh sách có lẽ là người tài giỏi nhất trong việc sử dụng sáng tạo hình thức hình học trong công trình của mình. Cho dù trong chi tiết bậc thầy Khách sạn Imperial ở Tokyo (1916-22; bị phá hủy năm 1968), hình học ''Maya'' của ông trong những ngôi nhà đầu tiên ông xây ở California, chẳng hạn như Nhà Hollyhock (1919-21), hay các kết cấu dạng mắt lưới quy hoạch 45 độ và hình lục giác ông sử dụng trong một số ngôi nhà nổi tiếng nhất của mình, Wright chứng tỏ mình là một bậc thầy trong việc tạo module các mẫu hoa văn và thể tích.

Đường tròn cũng như các hình tròn và thường là có dạng xoắn ốc thường được Wright yêu thích, dễ thấy ngay từ đề xuất chưa xây dựng của ông trong năm 1925 trong dự án Cung thiên văn trên núi Sugar Loaf. Nhà thờ chính thống Hy Lạp Truyền tin ở Milwaukee (1959-61, xây dựng sau khi Wright mất) và Cửa hiệu C. V. Morris (1948- 49) ở San Francisco, chứng minh khả năng của Wright trong việc chuyển hóa ban đầu có vẻ như là hình học máy móc, vô vị, tầm thường thành những không gian động lực học, đáng nhớ.

ü      Frank Lloyd Wright cùng với mô hình bảo tàng viện do ông thiết kế với phần nắp đậy bằng kính

Rất muộn trong một sự nghiệp kéo dài với nhiều kết quả quan trọng, ông sống từ năm 1867 đến 1959, Wright tìm ra một nhà bảo trợ luôn khuyến khích mình. Solomon R. Guggenheim đặt hàng ông xây dựng một báo tàng viện cho bộ sưu tập hầu hết nghệ thuật phi biểu trưng được tập hợp dưới sự giám sát nghiêm khắc của Nữ bá tước Hilla Rebay, sau này trở thành giám đốc đầu tiên của bảo tàng viện. Đây cũng chính là đơn hàng đầu tiên của Wright ở thành phố New York, thiết kế được công bố năm 1944, nhưng bị chậm trễ do Thế chiến II và cái chết của người sáng lập vào năm năm sau.

Địa điểm và giải pháp Nhà sáng lập kiêm giám đốc chắc chắn phải giải quyết vấn đề khác thường của sự trưng bày bộ sưu tập. Trong khi kiến thức phụ trách bảo tàng theo quy ước, thậm chí trong thập niên 1950, có vẻ ủng hộ sự sắp xếp theo chuỗi gồm các không gian trong phòng trưng bày tranh, tượng phải được xác định rõ, nhưng cũng có những ngoại lệ đáng kể, nhất là ở Mỹ, chẳng hạn như phòng tranh nghệ thuật Yale của Louis Kahn năm 1954.

ü      Bảo tàng viện đang thi công – kết cấu bằng bê tông cốt thép, đổ đúng vị trí

Gần 50 năm trước, Wright đã dự kiến khối lượng khổng lồ của Guggenheim cũng như vài trăm đại sảnh La Mã được chiếu sáng từ trên đỉnh sau đó được xây dựng khắp thế giới, trong thiết kế của một tòa nhà dùng làm văn phòng cho một công ty chuyển thư đặt hàng Larkin ở Buffalo (1904, phá hủy năm 1950). Ở địa điểm trên Đại lộ số 5, nằm giữa các đường 88 Đông và 89 Tây, và nhìn xuống phía tây Công viên Trung tâm, ông có khả năng kết hợp khái niệm này với hình học xoắn ốc đầy thuyết phục gợi nhớ các Ziggurat lịch sử của Cận Đông, mặc dù có đảo ngược. So sánh này là một so sánh hợp lý, vì chính Wright nguệch ngoạc từ này trên một trong những mặt cắt ngang bảo tàng viện bằng bút chì hình rất trang nhã.

ü      Bảo tàng viện tọa lạc ngay địa điểm trung tâm thành phố New York, đối diện trực tiếp với Công viên trung tâm. Phần mở rộng phía sau tiến hành vào năm 1992.

Bảo tàng viện xây dựng bằng bê tông cốt  thép, với 12 phần kết cấu nhô ra liên kết các tầng hàng lang. Wright thể hiện có cân nhắc và rất điêu luyện phần lối vào có trần nhà thấp và các khu vực giải lao, khiến khán giả phải sững sờ khi họ bước vào một thể tích trung tâm tỏa nhánh, vút cao về phía trên qua bốn tầng lầu đến bầu trời che vòm. Thế nhưng, những sàn này không phải là sàn quy ước, mà đúng ra là mặt dốc xoắn ốc riêng lẻ, nằm trên tường dốc trưng bày phần lớn bộ sưu tập nghệ thuật.

ü      Cảnh quan ngoạn mục thẳng về phía trên hướng lên bầu trời, và mặt dốc xoắn ốc đi xuống.

Dự định của FLW là khách thưởng lãm tranh tượng sẽ đi thang máy lên tầng cao nhất, sau đó mới đi xuống mặt dốc xoắn ốc, đôi lúc dừng lại để xem tranh tượng trưng bày trong những phòng triển lãm hình chữ nhật, kém ấn tượng hơn mở ra ở mỗi tầng. Cũng có khi tùy chọn đi lên mặt dốc ngay từ cao trình lối ra vào. Trong cả hai trường hợp, khách tham quan sẽ bắt gặp một sự nghịch lý kiến trúc hoàn toàn điển hình, cơ bản, theo nghiên cứu của Wright rằng Guggenheim không phải là bối cảnh thích hợp cho nghệ thuật. Nếu tác phẩm hội họa trưng bày bằng cách treo đúng theo phương nằm ngang hay theo dốc nghiêng 10 độ của mặt dốc? Ngoài ra, vách nghiêng có khuynh hướng trưng bày tranh ảnh như những mặt phẳng theo chiều thẳng đứng, không dựa vào khối xây chèn khung thường nhìn thấy ở vách tường. Tầm quan trọng của mỗi bức tranh được nổi bật hơn nữa bằng những phần nhô ra theo chiều thẳng đứng hình thành một bộ phận toàn phần của kết cấu công trình, do đó có khuynh hướng phân mảnh sự trưng bày liên tục.

Số liệu thực tế

Mặt dốc: rộng 3m

Chiều cao hàng lang thông thường: 2,9m

Hoàn thiện bên ngoài: bê tông với xi măng & lớp  trát bằng đá cẩm thạch nghiền

Những tranh luận này và nhiều ý kiến khác vẫn tiếp tục - từ khi khánh thành Bảo tàng viện Guggenheime vào tháng 10/1959. Năm 1992, các kiến trúc sư New York Gwathmey Siegel & As- sociates phần lớn phỏng theo khái niệm thể tích của Wright, tạo ra không gian hành lang bổ sung rất cần thiết và điều kiện thuận tiện để quản lý bảo tàng. Thang máy mặt tiền xây dựng gần đây đã nâng tiện nghi của bảo tàng viện Guggenheime đến tiêu chuẩn quốc tế và vẫn còn là địa điểm ''phải tham quan'' đối với du khách trong và ngoài nước. Một vài nhà phê bình, trong đó có nhà bình luận người Anh Ber- nard Levin mô tả bảo tàng một cách thân mật như là trò đùa thực tế cuối cùng của FLW đối với nhân loại, nhưng bảo tàng viện Guggenheim luôn tiếp tục làm chúng ta thích thú như một không gian kiến trúc nguy nga như một nơi có bộ sưu tập nghệ thuật đẳng cấp thế giới.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4226-02-633713424016406250/Tu-dinh-va-Cong-thu/Bao-tang-vien-Guggenh...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận