Tài liệu: Atlantis: Sự thật hay hư cấu?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Lúc thầy giảng về thành phố và công dân trong nước thời xa xưa, thì câu chuyện em đang lặp lại với thầy lại hiện ra tâm trí và em nhận thấy thật ngạc nhiên, trước một số trùng khớp bí ẩn, thầy đã đồng ý hầu như từng chi tiết với lời kể của Solon.
Atlantis: Sự thật hay hư cấu?

Nội dung

Atlantis: Sự thật hay hư cấu?

Thời điểm: không rõ (K.9600 tr. CN?/1520 tr.CN?/huyền thoại)

Địa điểm: Địa Trung Hải/Đại Tây Dương

Lúc thầy giảng về thành phố và công dân trong nước thời xa xưa, thì câu chuyện em đang lặp lại với thầy lại hiện ra tâm trí và em nhận thấy thật ngạc nhiên, trước một số trùng khớp bí ẩn, thầy đã đồng ý hầu như từng chi tiết với lời kể của Solon.

PLATO, CRITIAS, THẾ KỶ 4 TR. CN

Hình ảnh của một dân tộc vĩ đại, hùng cường, ăn sâu vào tầng sâu nhất của nhân loại thời xa xưa, với sự thống trị của mình ở thế giới cổ đại hầu như chỉ qua một đêm là kết thúc như một thảm họa không thể tưởng tượng là một câu hỏi khiến con người trong hơn hai thiên niên kỷ phải suy gẫm. Dĩ nhiên, ở đây chúng tôi muốn đề cập đến đảo que nổi tiếng Atlantis.

Atlantis: khung cảnh hoang đường

Mặc dù người ta cho rằng Atlantis phát triển đến đỉnh cao cách đây hơn 11.000 năm, nhưng mới xuất hiện trong tác phẩm văn học cách đây 2350 năm khoảng 359 đến 347 tr. CN. Tên này xuất hiện trong hai cuộc trao đổi Timaeus Critias do triết gia Plato đặt theo tên hai cuộc trao đổi chính tương ứng theo Plato hình dung giữa Socrates và môn đệ.

Mở đầu cuộc trao đổi Timaeus, Socrates đề cập đến xã hội “hoàn hảo” của thời trước. Ở đây Plato muốn ám chỉ cuộc trao đổi nổi tiếng nhất của ông Republic, thực ra đã được soạn trước đó một vài năm. Sau đó Plato nhờ Socrates liệt kê các đặc điểm của chính phủ hoàn hảo trong Republic: thợ thủ công và nông dân tách riêng với quân sự, chiến binh phải được khoan dung, được đào tạo về điền kinh và âm nhạc, cùng sống chung trong cộng đồng và không sở hữu vàng, bạc hay bất cứ tài sản cá nhân.

Socrates thất vọng trước những cuộc thảo luận mang tính giả thuyết và chuyển giao cho các môn đệ những gì gọi là triết học ứng dụng. Ông đề nghị họ nên minh họa bằng ví dụ sự hoàn thiện của xã hội hiện hữu theo các lời giáo huấn trình bày trong Republic và thu hút họ vào một cuộc đấu tranh chính nghĩa.

Critias, nghiêm túc thực hiện lời thầy dặn. Ông kêu gọi: “Hãy lắng nghe thầy Socrates kể câu chuyện tuy kỳ lạ nhưng hoàn toàn là sự thật”. Critias kể rằng ông nội của mình (cũng tên và Critias) đã nghe câu chuyện từ ông cố Dropides kể lại. Ông cố nghe một nhà hiền triết Hy Lạp tên Solon kể lại, lúc sang Ai Cập sau năm 600 tr. CN đã nghe các thầy tế Ai Cập kể. Theo cách giải thích của riêng Plato trong Critias chúng ta đang đọc phiên bản gián tiếp của câu chuyện xuất xứ hơn 2.000 năm trước.

Tượng Plato bằng cẩm thạch trong thế kỷ 1 sau CN (427-347 tr CN), nguồn gốc câu chuyện Atlantis. Plato giới thiệu Atlantis, mô tả xã hội này chi tiết trong hai cuộc đối thoại của ông: Timaeus và Critias.

Nhà nước hoàn hảo: Athens chứ không phải Atlantis

Các thầy tế Ai Cập kể cho Solon nghe câu chuyện về thành Athens cổ đại vốn “được quản lý tốt nhất trong mọi thành phố”. Chính là thành Athens cổ đại này vào thời điểm trước Plato 9300 năm được xem là mô hình của một nhà nước hoàn hảo. Các thầy tế kể cho Solon nghe kỳ công khác thường của người dân thành Ath-ens cổ đại: họ đánh bại trong một trận chiến “một thế lực hùng mạnh vô cớ phát động chiến tranh chống lại toàn bộ Châu Âu và Châu Á”. Họ mô tả quốc gia bành trướng này nằm ở bên kia các “cột Hercules” trong Đại Tây Dương. Tên gọi của thế lực hùng mạnh này là Atlantis.

Tượng đài tưởng niệm Chairedemos và Lykeas, chiến binh từ trận trong Chiến tranh Peloponnesia giữa Athens và Sparta (431-404 tr CN). Diễn biến trong cuộc xung đột này trong thời Plato và các phương diện của cả hai thành phố-thành bang - như cơ cấu chính trị của Sparta - có lẽ được Plato sử dụng để lập thành công thức cho cuộc xung đột giữa Atlantis và Athens.

Atiantis thống trị khắp vùng Bắc Phi trên đường đến Ai Cập. Nhưng sau khi bị người dân thành Athens đánh bại thì bị các vị thần tiêu diệt hoàn toàn bằng thảm họa động đất và lũ lụt khủng khiếp, theo lời Critias kể lại.

Sau khi phác họa lịch sử Atlantis, Critias nhận xét với thầy Socrates: “Lúc thầy giảng về thành phố và công dân trong nước thời xa xưa, thì câu chuyện em đang lặp lại với thầy lại hiện ra tâm trí và em nhận thấy thật ngạc nhiên, trước một số trùng khớp bí ẩn, thầy đã đồng ý hầu như từng chi tiết với lời kể của Solon”. Thực ra, mô tả của Critias về xã hội Athens cổ đại là một xã hội hoàn hảo, nhiều chi tiết - và không phải là ngẫu nhiên - khi ví với quốc gia hoàn hảo có tính giả thuyết của Plato mô tả trong Republic.

Tư liệu lịch sử về Atlantis?

Plato có cơ sở chứng cứ lịch sử khi mô tả Atlantis hay thành Athens cổ đại hay không, hay ông đã hư cấu toàn bộ các tình tiết? Thực ra, có một nền văn minh rất quan trọng ở Địa Trung Hải - người Minos trên đảo Crete, thuộc Hy Lạp cũng cùng thời với Plato - ít nhất cũng bị hủy diệt một phần do một thảm họa nghiêm trọng. Nhiều học giả hiện đại cho rằng, mặc dù diện tích và địa điểm của Atlantis được phóng đại nhiều hơn và nhầm lẫn ở chữ Critias (có lẽ do bản dịch sai), câu chuyện của Plato sau cùng căn cứ vào việc núi lửa phun gây thảm họa ở đảo Thera, phía đông Hy Lạp và phía bắc đảo Crete trong biển Aegea.

Bản đồ Atlantis do Athanasius Kircher, 1678 vẽ như Plato mô tả nằm bên kia Cột Hercules, một nơi nào đó giữa Đại Tây Dương. Lưu ý hướng bắc nằm phía dưới.

Miệng núi lửa vẫn còn sau vụ phun trên đảo Thera trong thế kỷ 17 hay 16 tr. CN (niên đại này vẫn gây nhiều tranh cãi), lớn gấp hai miệng núi lửa Krakatoa lúc phun vào năm 1883 tr. CN đã làm thiệt mạng hàng vạn người. Sự phun trào lớn hơn ở Thera thậm chí tạo ra một ấn tượng tàn phá nghiêm trọng hơn và chắc hẳn các nước khác như Ai Cập ghi lại trong sử sách dù tác động ở đây chỉ là gián tiếp.

Đối với một số học giả, người Minos trên đảo Crete là Atlantis, và từ Critias mà Plato dùng để thể hiện một hình ảnh phần nào sai lệch về sự hủy diệt trên đảo do hậu quả của vụ núi lửa phun trên đảo Thera. Thế nhưng, muốn bảo lưu quan điểm này, người ta phải bỏ qua thực tế ấy hay ít nhất phải giải thích tại sao đảo Crete lại đặt sai vị trí, không đúng kích thước, phát triển thịnh vượng sai ngày tháng, không hề có chiến sự với thành Athens, và không hề bị tàn phá do thảm họa. Khảo cổ học chứng minh rằng mặc dù các cộng đồng người Minos sống ven biển đều bị thiệt hại nặng nề do sóng thần tạo ra khi núi lửa trên đảo Thera phun, nhưng nền văn minh Minos không những tồn tại mà còn phát triển mạnh có lẽ hai thế kỷ sau đó.

Phòng có ngai vàng ở Knossos, Crete, với ngai vàng tựa lưng vào bích họa vẽ hình quái vật sư tử đầu chim và nhiều loại cây. Đảo Crete của người Minos rất quan trọng, là nền văn minh đầu tiên ở Địa Trung Hải, trước thời Plato sống rất lâu. Có phải Plato căn cứ vào vào xã hội này để mô tả Atlantis? Thật không may, không phải mọi thực tế đều phù hợp với giả thuyết này.

Các tác giả khác quả quyết thuộc địa khó tin của người Minos trên đảo Thera là mô hình ám chỉ Atlantis. Chắc hẳn, sự định cư của người Minos đã bị xóa sạch do núi lửa phun trào, nhưng cũng chắc rằng Plato không đề cập đến sự phá hủy một nơi định cư xa xôi - mặc dù cũng rất ấn tượng - của một nền văn minh cổ đại. Cùng lúc, Thera vẫn bị đặt sai vị trí, nhất là kích thước không đúng và ngày tháng sai lệch chắc hẳn là mô hình ám chỉ Atlantis của Plato.

Một lọ hoa bằng đá kết tinh trong cung điện Minos ở Zakros, phía đông đảo Crete. Sự tinh xảo về kỹ thuật của người Minos được phản ánh trong nghệ thuật và kiến trúc dẫn đến cuộc tìm kiếm những nét tương đồng giữa nền văn minh cổ đại này với xã hội Atlantis phát triển cực độ mô tả trong các cuộc trao đổi của Plato.

Cung điện Minos hay đền Knossos, có niên đại từ giữa thiên niên kỷ thứ 2 tr. CN, vốn là một dinh thự phức hợp, vô số phòng, có nhiều phòng trang trí bằng bích họa tinh xảo.

Atlantis, sự tưởng tượng của thời hiện đại

Không có tranh luận nào về Atlantis trọn vẹn mà không đề cập đến các lời xác nhận thật sự đầy tưởng tượng về lục địa đã mất này trong thế kỷ 19 và 20. Hơn bất kỳ ai khác, nghị sĩ bang Minnesota, vốn là sử gia không chuyên, đầy khát vọng, hai lần tranh cử tổng thống nhưng bất thành Ignatius Donnelly đã vực dậy huyền thoại này trong ấn phẩm Atlantis: The Antediluvian World năm 1881. Đối với Donnelly, Atlantis của Piato là cội nguồn của mọi thành tựu văn hóa và là nguồn gốc văn minh Ai Cập, Mesopotamia, thung lũng sông Ấn và Châu Âu, cũng như Nam Mỹ và Bắc Mỹ.

Giả thuyết của ông không đủ cơ sở theo sự nghiên cứu tỉ mỉ của khảo cổ học hay địa chất học hiện đại, không có chứng cứ nào cho rằng tất cả những nền văn hóa này đều vay mượn sự tiến hóa của chúng áp đặt vào nguồn tư liệu chính khác, và chừa lại Atlantis. Thế nhưng, khi so sánh với các nhà tư tưởng vào cuối thế kỷ 19 hay 20, Donnelly là mẫu người suy nghĩ thận trọng. Những người theo thuyết Thần trí, đứng đầu là Helena Blavatsky cho rằng người Atlantis đã dùng máy bay và gieo trồng ở các hành tinh ngoài trái đất. Gần đây hơn, giới đồng bóng thế kỷ 20 lại quả quyết họ đã tiếp xúc với các linh hồn từ thuộc địa đã mất, họ đưa ra lời khuyên về cách cư xử của người Atlantis dành cho cư dân thế giới hiện đại. Dĩ nhiên, không có chứng cứ nào để bảo đảm những lời xác nhận như thế có giá trị.

Quan điểm của Plato

Chắc chắn trường hợp mà Plato sử dụng ghi chép lịch sử mà ông quen thuộc để tạo ra các cuộc trao đổi về Atlantis. Có lẽ có nhiều truyền thuyết kể về một thảm họa tự nhiên thời cổ đại tiêu diệt một quốc gia hùng mạnh đã xảy ra trước thời Plato sống khoảng hơn 1.000 năm. Plato khai thác những câu chuyện ấy để chuyển tải thông điệp của chính ông. Thế nhưng, những người ủng hộ cách giải thích theo nghĩa từng chữ trong từ Critias đều công nhận rằng Plato không hề có ý định viết sử, mà chỉ cố tình nghĩ ra nhiều chi tiết trong câu chuyện để làm phép ẩn dụ cho luân thường đạo lý mà ông cố gắng truyền đạt. Chẳng hạn, Rodney Castleden trong tác phẩm Atlantis Destroyed, lập luận rằng Atlantis của Plato rất xứng với sự kết hợp đảo Crete của người Minos và Thera, trong khi đồng thời ông cũng thừa nhận một phần câu chuyện là sự kể lại lịch sử gần thời điểm ấy hơn kể cả cuộc đọ sức của Athens với Sparta trong cuộc chiến Peloponnesia. Sparta chiến thắng, cơ cấu chính trị của thành phố-thành bang này có vẻ như được Plato mô tả về Athens cổ đại.

Sau cùng, việc tìm kiếm Critias để biết chi tiết cụ thể về Atlantis cũng giống như tìm hiểu chi tiết của các xã hội cổ đại đặc trưng chính là quan điểm chính mà Plato ngụ ý. Đối với plato, Atlantis không như một nền văn minh mà chỉ là một công cụ để chuyển tải. Chi tiết mà ông mớm vào lời thoại của Critias không mang ý nghĩa lịch sử mà thay vào đó sử dụng như một chức năng quan trọng hơn đối với người viết xét cho cùng không phải là một sử gia mà vốn là triết gia. Muốn bày tỏ quan điểm, Plato phải biến Atlantis trở thành một đối thủ không thể vượt qua được. Mô tả chi tiết của Plato về Atlantis nhất thiết phải có ý định tạo ấn tượng ở người đọc với sự thừa thải về của cải, tinh vi về công nghệ và sức mạnh trong quân sự. Chính người Athens nhỏ bé hơn, nghèo hơn về vật chất, kém hơn về công nghệ, yếu hơn về quân sự lại có khả năng đánh bại người Atlantis nhằm chuyển tải một thông điệp quan trọng của Critias: vấn đề quan trọng trong lịch sử không phải chỉ là của cải vật chất hay quyền lực. Điều quan trọng hơn là cách nhân dân tự quản lý chính mình. Đối với Plato, thành tựu trí năng của một xã hội và chính phủ hoàn hảo tỏ ra quan trọng hơn nữa - và luôn giành chiến thắng trước của cải vật chất hay quyền lực. Đây chính là công trạng của Plato trong tư cách một người thầy khi ông kể một câu chuyện tuyệt hay để chuyển tải quan điểm.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4326-02-633764185335000000/Huyen-thoai--Truyen-thuyet-Su-that-bi-che...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận