UKRAINE – DÂN TỘC Ở BIÊN CƯƠNG
1. Nguồn gốc tên gọi
Ukraine có tên đầy đủ là “Cộng hòa Ukraine”, nằm ở phía tây nam nước Nga. Tên nước có nguồn từ tên dân tộc, Ukraine là phân hệ của tộc Rus cổ.
Thế kỷ IX, nhiều bộ lạc người Slavs ở phía đông kết thành bộ tộc Rus và kiến lập đại công quốc Kyiv. Thế kỷ XII - XIV phân thành ba bộ phận là Belarus, Nga và Ukraine. Thế kỷ XVII – XIX, hình thành nên dân tộc Ukraine ở vùng trung hạ du sông Dnieppel, lấy Kyiv, Poltava và Chernikov làm trung tâm. “Ukraine” có nghĩa là “ở vùng biên cương”.
Giữa thế kỷ XVII, đông Ukraine bị Nga Sa hoàng thôn tính. Cuối thế kỷ XVIII, tây Ukraine cũng thuộc về Nga Sa hoàng thống trị. Ngày 1 tháng 12 năm 1917, thành lập nước “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết Ukraine”; ngày 30 tháng 12 năm 1922, gia nhập Liên Bang Xô Viết; ngày 16 tháng 7 năm 1990, tuyên cáo “Tuyên ngôn chủ quyền”; ngày 24 tháng 8 năm 1991, tuyên bố độc lập, đổi tên nước như hiện nay.
2. Quốc kỳ - quốc huy
· Quốc kỳ
Hình chữ nhật. Do hai hình chữ nhật bằng nhau nằm ngang trên màu lam, dưới màu vàng hợp thành. 70 năm trước, Ukraine từng dùng lá cờ hai màu này làm quốc kỳ. Ngày 28 tháng 1 năm 1992, chính thức khôi phục lá cờ hai màu này làm quốc kỳ.
· Quốc huy
Hình tấm lá chắn. Cây kích ba chạc màu vàng trên nền màu lam là bộ phận chủ yếu trên quốc huy. Cây kích ba chạc màu vàng trong lịch sử là biểu tượng của nhà nước Kiev thời kì Đại công Vladimir, tượng trưng cho sự phát triển liên tục của lịch sử lâu dài của dân tộc Ukraine, nay trở thành biểu tượng của sự phục hưng quan niệm Nhà nước Ukraine và chiến đấu vì độc lập dân tộc. Năm 1918, cây kích ba chạc từng được sử dụng làm quốc huy của nước cộng hòa nhân dân Ukraine, được sử dụng cho đến năm 1922. Khi nước Cộng hòa Nhân dân Ukraine và nước Cộng hòa Nhân dân tây Ukraine trở thành nước Cộng hòa Ukraine liên hợp cũng sử dụng quốc huy hình cây kích ba chạc. Các ghi chép có liên quan đến cây kích ba chạc về các phương diện lịch sử, tư tưởng và tôn giáo có sự khác biệt do thời đại và địa vực khác nhau. Ví dụ: Chúa ba ngôi, không gian ba chiều, sự thống nhất của Chúa cha, Chúa con và Chúa thánh thần trong Cơ đốc giáo v.v... Vào khoảng sau năm 1990, truyền thống lấy cây kích ba chạc làm biểu tượng dân tộc được khôi phục và xác nhận.
3. Quốc ca
Ukraine không bao giờ bị diệt vong, tự do không bao giờ bị mất đi, các anh em anh dũng bất khuất sẽ xây dựng lại đất nước huy hoàng. Những kẻ nô dịch chúng ta sẽ bị tiêu diệt, giống như sương sớm gặp ánh mặt trời, dị tộc thống trị sẽ không bao giờ bền lâu, đất nước tất sẽ sáng trở lại Chúng ta nguyện toàn tâm, toàn ý vì tự do mà anh dũng hiến dâng sinh mạng, anh em ơi! Con đường đi đến thắng lợi đã cận kề.