SLOVAKIA – DÂN TỘC DANH VỌNG
1. Nguồn gốc tên gọi
Slovakia có tên đầy đủ là “Cộng hòa Slovakia”, nguyên là một trong hai nước Cộng hòa thành viên trong Cộng hòa Liên bang Czech và Slovakia, nằm ở Trung Âu. Tên nước lấy từ tên người Slovak trong vùng ngữ hệ Slavs này.
Tên các dân tộc Slavs, Slovence giống nhau đều bắt nguồn từ chữ “Slava” trong tiếng Slavs mang nghĩa là “danh vọng”, tức “dân tộc danh vọng”; hoặc từ chữ “Slovo” trong tiếng Slavs có nghĩa là “văn tự”, tức nghĩa “các dân tộc cùng sử dụng chung một loại văn tự”.
Thế kỷ V - VI, người Slavs từ phía tây di cư lại từng thành lập Công quốc Samo vào năm 623. Năm 818, họ kiến lập đế quốc Moravia. Năm 1918, hai dân tộc chủ yếu ở vùng này là Czech và Slovaks hợp thành “Czech và Slovakia thống nhất”. Ngày 29 tháng 2 năm 1920, Hiến pháp được ban bố, chính thức lấy tên “Cộng hòa Czechoslovakia”. Tháng 7 năm 1960, đổi tên nước thành “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Czechoslovakia”. Ngày 20 tháng 4 năm 1990, đổi tên nước thành “Cộng hòa Liên bang Czech và Slovakia”.
Tháng 6 năm 1992, Czech và Slovakia tiến hành bầu cử cả nước, Đảng “Công dân dân chủ” ở Czech và phong trào giành dân chủ ở Slovakia trở thành Đảng chấp chính của hai nước Cộng hòa. Tiếp theo, hai Đảng tiến hành nhiều cuộc hiệp thương bàn về thể chế quốc gia, hai bên đều nhận thấy đối với vấn đề này, nhà nước Liên bang tồn tại nhiều ý kiến trái ngược, cuối cùng thống nhất đồng ý giải thể Liên bang, phân chia thành hai quốc gia. Ngày 25 tháng 11 cùng năm, Quốc hội Liên bang thông qua “Kế hoạch giải thể Cộng hòa Liên bang Czech và Slovakia”, quyết định nước Cộng hòa Liên bang này tự động giải thể vào ngày 31 tháng 12 năm 1992. Ngày 1 tháng 1 năm 1993, Slovakia và Czech tuyên bố trở thành nước Cộng hòa độc lập.
2. Quốc kỳ - quốc huy
· Quốc kỳ
Hình chữ nhật. Chia thành ba hình chữ nhật bằng nhau màu trắng, lam và đỏ. Phía bên cán cờ có hình quốc huy. Ba màu trắng, lam và vàng là màu sắc của dân tộc Slavs. Lá cờ ba màu trắng, lam và đỏ bắt đầu được sử dụng năm 1848. Năm 1993, quyết định lấy lá cờ ba màu này làm quốc kỳ.
· Quốc huy
Hình tấm lá chắn. Trên mặt tấm lá chắn nền đỏ viền trắng có vẽ ba đỉnh núi. Trên đỉnh núi là hình chữ thập đôi. Vùng sơn địa núi Carpatt chiếm phần lớn nước Slovakia. Đỉnh núi Gerlachov của ngọn núi chính Tatry cao cách mặt biển 2655m, là ngọn núi cao nhất Slovakia. Trên đỉnh núi và hình chữ thập đôi, tượng trưng cho niềm tin vào Thiên chúa giáo của nhân dân Slovakia.
3. Quốc ca
Ánh chớp sáng lòa, tiếng sấm ấm ầm trên núi Tatry. Ánh chớp sáng lòa, tiếng sấm ầm ầm trên núi Tatry. Các anh em hãy kiên định, mưa to gió lớn sẽ tạnh, Slovakia sẽ bừng tỉnh. Slovakia sẽ bừng tỉnh.