MALTA - VÙNG ĐẤT TRÁNH BÃO
1. Nguồn gốc tên gọi
Malta có tên đầy đủ là “Cộng hòa Malta”, đảo quốc ở phía nam châu Âu, trong biển Địa Trung Hải, do 5 đảo lớn nhỏ hợp thành. Thời cổ đại, đảo này là thuộc địa của người Phoeniki và người Carthage. Người Phoeniki gọi đảo là “Malet”, mang nghĩa “vùng đất tránh bão”. Do bờ biển gấp khúc, tạo nhiều cảng sâu, từ xưa đã là nơi lí tưởng để tàu bè đi lại cập bến tránh bão.
Thời kỳ người Hy Lạp nắm quyền thống trị, tên địa danh “Malet” trong tiếng Phoeniki và “Melita” trong tiếng Hy Lạp đồng âm. Người Hy Lạp cảm thấy không thích hợp, đổi lại thành “Melite” mang nghĩa “mật trong tổ ong”. Tên gọi “Melite” về sau được người La Mã tiếp tục sử dụng, đọc trại đi nhiều lần biến thành tên “Malta” như ngày nay.
Khoảng thế kỷ X tr.CN, người Phoeniki xưng hùng ở Địa Trung Hải, trong khi thuyền đi buôn đã tình cờ phát hiện ra đảo này. Từ sau năm 870, đảo bị người Ả Rập, người Norman và các kị sĩ châu Âu chiếm lĩnh. Năm 1798, quân đội của Napoleon chiếm đảo. Năm 1800, đảo bị quân Anh chiếm. Năm 1814, đảo trở thành thuộc địa của Anh. Ngày 2l tháng 9 năm 1964, thoát khỏi sự thống trị của thực dân Anh, chính thức tuyên bố độc lập, trở thành nước thành viên trong Liên hiệp Anh. Ngày 13 tháng 12 năm 1974, đổi tên nước là “Cộng hòa Malta”.
2. Quốc kỳ - quốc huy
· Quốc kỳ
Do hai hình chữ nhật bằng nhau nằm dọc màu trắng và đỏ hợp thành. Phía trên bên trái nền cờ màu trắng có hình vẽ huân chương chữ thập Thánh George màu xám bạc viền đỏ. Màu trắng tượng trưng cho sự thuần khiết, màu đỏ tượng trưng cho máu tươi của các dũng sĩ. Theo truyền thuyết thì năm 1090, một người tên là Roger đã vượt biển đến Malta. Ông ta soái lĩnh một đoàn người đánh đuổi người Ả Rập thống trị Malta khi đó. Roger được dân chúng trên đảo này nhiệt tình khoản đãi. Để bày tỏ lòng cảm ơn, Roger đã xé ra góc lá cờ màu trắng và đỏ trên lá cờ ba góc mà ông sử dụng trong chiến đấu để giữ làm kỉ niệm. Từ đó, lá cờ hai màu trắng - đỏ được lưu truyền, sau đó trở thành màu để chế định quốc kỳ. Lai lịch hình huân chương chữ thập George trên quốc kỳ là, vào thời kì thế chiến II, nhân dân Malta đã rất dũng cảm trong cuộc chiến chống lại trận tập kích trên biển và trên không của phát-xít Đức, Ý; phối hợp với quân đồng minh đập tan cuộc tiến công của quân địch. Do đó, ngày 15 tháng 4 năm 1942, quốc vương Anh George VI đã trao huân chương chữ thập George cho Malta. Sau đó hình huân chương này được đưa vào phía trên bên trái của quốc kỳ. Năm 1964, khi Malta độc lập, xung quanh hình huân chương chữ thập George được viền thêm đường đỏ. Quốc kỳ được quy định theo Hiến pháp độc lập năm 1964.
· Quốc huy
Quốc huy hình tấm lá chắn. Mặt tấm lá chắn là quốc kỳ Malta, phía trên quốc huy có một chiếc vương miện. Hai bên quốc huy được trang trí bởi cành ôliu và cành cọ. Dòng chữ trên dải trang trí phía dưới quốc huy là “Nước cộng hòa Malta”. Quốc huy này được bắt đầu sử dụng năm 1987 với nền tảng hình quốc huy được chế định năm 1964. Quốc huy màu và quốc huy đen trắng đều thông dụng.
3. Quốc ca
· Thượng đế ban ân, Người luôn phù hộ cho mảnh đất này, tên gọi thân yêu của Tổ quốc, chúng ta mãi khắc ghi. Chính Người đã làm cho Tổ quốc tươi đẹp như thế.
· Mong cho Người trị nước có được đại trí đại dũng, quyết đoán xử lý công việc, đối xử với mọi người nhân ái khoan dung. Làm sao chúng ta đoàn kết nhất trí, hòa mục một lòng.