Tài liệu: Pháp - Nước của những người tự do, dũng cảm

Tài liệu
Pháp - Nước của những người tự do, dũng cảm

Nội dung

PHÁP (FRANCE) – NƯỚC CỦA NHỮNG NGƯỜI TỰ DO, DŨNG CẢM

 

1. Nguồn gốc tên gọi

Pháp có tên đầy đủ là “Cộng hòa Pháp”, nằm ở Tây Âu, tên nước lấy từ tên bộ lạc cổ đại.

Thế kỷ V tr.CN, người Celtic sinh sống ở đây tự xưng mình là người Gaulois, và gọi tên cho cả vùng đất là Gaulois.

Cuối thế kỷ III, bộ lạc Frank thuộc tộc người German sống phân tán ở vùng hạ du sông Rhine. Người Frank đầu tiên chiếm lấy khu vực Paris và gọi đây là đảo France. Trải qua vài thế kỷ chiến tranh và áp dụng chính sách ngoại giao cứng rắn, vương triều Frank dần dần chiếm lĩnh một vùng rộng lớn tương đương với nước Pháp ngày nay. Thời thượng cổ, bộ tộc Gaulois sinh sống ở đây. Đến cuối thế kỷ V, thủ lĩnh bộ lạc Frank là Clovic chiếm lấy miền bắc Gaulois, trở thành quốc vương đầu tiên của vương triều Frank (tại vị 481 - 511). Tên nước Pháp mang nguồn gốc từ tên vương quốc này. Frank trong tiếng German có nghĩa là tự do, dũng cảm. Tên Pháp (France) do tên La tinh Francia của bộ lạc Frank chuyển biến thành. “Pháp” là dịch âm Hán.

Năm 843, Pháp thành lập quốc gia độc lập. Sau thế kỷ X, xã hội phong kiến bùng nổ đại cách mạng Công xã Pari; năm 1792 thành lập nước Cộng hòa lần I. Năm 1804 - 1852 thành lập Đế chế I, II. Năm 1848 và 1870, Pháp thành lập nền Cộng hòa lần II, lần III. Tháng 10 năm 1946, thành lập Cộng hòa lần IV. Năm 1958, De Gaules tổ chức nội các và chế định Hiến pháp mới, ngày 28 tháng 9 thông qua hiến pháp mới, thành lập nền Cộng hòa lần V.

2. Quốc kỳ - quốc huy

·        Quốc kỳ

Do ba hình chữ nhật bằng nhau nằm dọc màu lam, trắng và đỏ hợp thành. Về lai lịch của lá cờ ba màu này thì có 3 cách giải thích: (1) Trước đại Cách mạng tư sản Pháp năm 1789, màu truyền thống của nước Pháp đã là ba màu lam, trắng và đỏ. (2) Ngày 14 tháng 7 năm 1789, khi hàng ngàn vạn người dân Paris phá ngục Bastille, vành hoa trên mũ của mọi người là màu đỏ và màu lam, ngày 17 tháng 7 cùng năm, trên chiếc mũ màu trắng biểu tượng của vương triều Bourbon của quốc vương có thêm vành hoa màu đỏ và lam. Sau đó ba màu lam, trắng và đỏ được sử dụng rộng rãi, năm 1970 được dùng cho lá cờ của quân và dân. (3) Thời kỳ Đại Cách mạng tư sản Pháp năm 1789, đội tự vệ quốc dân Paris đã dùng lá cờ ba màu: lam, trắng và đỏ. Màu trắng đại diện cho quốc vương, hai màu lam và đỏ đại diện cho thị dân thành phố Paris, lá cờ ba màu tượng trưng cho sự liên minh giữa vương triều Pháp và giai cấp tư sản Pari. Thời kỳ vương triều Bourbon, đã từng bỏ lá cờ ba màu này, sau Cách mạng tháng bảy năm 1830 khôi phục lại. Sau này, lá cờ ba màu trở thành biểu tượng của Đại cách mạng Pháp. Năm 1946, Hiến pháp nước Pháp chính thức quy định lá cờ ba màu lam, trắng và đỏ là quốc kỳ của nước Cộng hòa Pháp.

·        Quốc huy

Nước Pháp không có quốc huy chính thức, nhưng theo truyền thống, sử dụng biểu trưng của thời kì Đại cách mạng làm biểu tượng của quốc gia. Biểu trưng hình bầu dục, trên đó vẽ một trong những biểu tượng được lưu hành trong thời kỳ Đại cách mạng, đó là bó gậy. Loại gậy này là biểu tượng quyền lực được các chấp pháp quan cao cấp La Mã cổ đại sử dụng, là biểu tượng của quyền uy. Dải trang trí quấn giữa, trên đó có dòng chữ tiếng Pháp, với nghĩa là “Tự do, Bình đẳng, Bác ái”. Hai bên bó gậy được trang trí bởi cành cây ôliu và cây cao su, toàn bộ hình vẽ được trang trí bởi dải lụa huân chương của đoàn quân La Mã cổ. Cây cao su có đặc điểm là sống lâu, sức sống mãnh liệt, trang trí quốc huy bằng hình vẽ cây cao su có thể coi là biểu tượng của sự tốt đẹp và thắng lợi.

3. Quốc ca

·        Tiến lên, những người con của Tổ quốc, hãy mau vùng dậy, ngày quang vinh đang chờ đón bạn! Bạn hãy nhìn xem bạo chúa đang đối đầu với chúng ta, chúng giương lên lá cờ đẫm máu. Có nghe thấy chăng? Bọn lính hung tàn đang gầm gừ trên đất nước chúng ta, chúng đã tiến đến bên bạn, giết chết vợ và con cái bạn.

·        Một lũ quốc tặc và quốc vương bán nước đều mang lòng dạ ma quỷ. Thử hỏi, những gông cùm chết tiệt này, là để cùm ai? (2 lần). Hỡi người Pháp, chính là cùm chúng ta đấy! Sự sỉ nhục tột cùng khiến người ta phẫn nộ! Điều đó chịu được thì còn cái gì không chịu được? Muốn đẩy nhân loại trở về thời kỳ nô lệ! Đứng dậy vũ trang, hỡi đồng bào, tổ chức đội ngũ! Tiến lên! Tiến lên! Lấy máu bẩn thỉu để làm phân bón cho ruộng đồng. Điệp khúc: Đức dậy vũ trang, hỡi đồng bào, tổ chức tốt đội ngũ! Tiến lên! Tiến lên! Lấy máu bẩn thỉu để làm phân bón cho ruộng đồng.

·        Cái gì? Bọn quỷ sứ ngoại bang ta lại xưng bá trên quê hương chúng ta! Sao? Chúng ta những chiến sĩ cao quý lại bị bọn lính đánh thuê kia đánh ư? Lại bị bọn lính đánh thuê kia đánh ư? Chẳng lẽ chúng ta phải bó tay chịu trói, khuất phục dưới gót của chúng? Chẳng lẽ vận mệnh của chúng ta lại do bạo quân bỉ ổi cai quản? Đứng dậy vũ trang hỡi đồng bào, tổ chức tốt đội ngũ! Tiến lên! Tiến lên! Lấy máu bẩn thỉu để làm phân bón cho ruộng đồng.

·        Hãy run lên đi hỡi bọn bạo quân, bọn gian tặc bán nước, bầy chó lũ sói vô liêm sỉ! Hãy run lên đi! Âm mưu bán nước cuối cùng phải chịu báo ứng! Cuối cùng sẽ phải chịu báo ứng! Cả nước đều là chiến sĩ xung trận, lớp trước ngã tiếp sau đã có chiến sĩ trẻ. Nước Pháp không ngừng sinh ra người mới, lúc nào cũng sẵn sàng quên mình diệt địch. Nước Pháp không ngừng sinh ra người mới, lúc nào cũng sẵn sàng quên mình diệt địch! Đứng dậy vũ trang hỡi đồng bào, tổ chức tốt đội ngũ! Tiến lên! Tiến lên! Lấy máu bẩn thỉu để làm phân bón cho ruộng đồng.

·        Người Pháp, những chiến sĩ khoan dung, biết phải đấu tranh như thế nào! Khoan thứ những vật hi sinh đáng thương, họ hối hận đã đánh chúng ta, họ hối hận đã đánh chúng ta! Nhưng bạo quân khát máu và đồng đảng của Bonille, bọn hổ báo sài lang này lạnh lùng xé nát ngực Mẹ. Đứng dậy vũ trang hỡi đồng bào, tổ chức tốt đội ngũ! Tiến lên! Tiến lên! Lấy máu bẩn thỉu để làm phân bón cho ruộng đồng.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/315-02-633387555839062500/Chau-Au/Phap---Nuoc-cua-nhung-nguoi-tu-do-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận