Tài liệu: Vì sao có thể dùng tia laze để mở đĩa nhạc?

Tài liệu
Vì sao có thể dùng tia laze để mở đĩa nhạc?

Nội dung

VÌ SAO CÓ THỂ DÙNG TIA LAZE ĐỂ MỞ ĐĨA NHẠC?

 

Từ chiếc máy hát do Edison sáng chế, trải qua quá trình không ngừng được cải tiến, mới trở thành máy hát phổ biến như ngày nay. Máy quay đĩa là do động cơ điện, ổ đĩa CD, bộ cảm ứng và máy phát thanh tổ hợp thành. Khi phát thanh, đặt đĩa hát vào trong ổ đĩa CD khởi động mô tơ, cả đĩa hát và CD cùng nhau xoay chuyển đều đặn, mà trên đĩa hát bộ cảm ứng nhẹ nhàng tryền ra bộ máy cảm ứng. Trên đĩa hát có một vòng đường vân ghi lại âm thanh, trên bộ cảm ứng có một kim máy phát, kim máy phát ở trong đường vân đĩa hát, tuỳ theo sự biến đổi của đường vân đĩa hát mà tạo ra rung động. Sự rung động này thông qua bộ cảm ứng biến đổi thành tín hiệu điện, qua máy phát thanh phát ra ngoài, âm thanh đã ghi trong đĩa hát được phát ra từ trong máy khuếch đại âm thanh.

Dùng tia laze chạy đĩa hát, nguyên lý giống như máy hát thông thường, nhưng đĩa hát và bộ cảm ứng không giống với máy bình thường. Đường vân đĩa hát thông thường rất thô, lượng thông tin có thể ghi lại được rất ít. Còn khi chế tạo đĩa hát tia laze, tập hợp tia laze thành một điểm có độ lớn chưa đến 1 mi-cơ-rô mét, đồng thời các tín hiệu âm thanh được số mã hoá, khống chế tia laze trên bề mặt kim loại mỏng, tạo các rãnh đại diện cho 0 và 1. Đường vân này chỉ có chiều rộng 0,4 mi-cơ-rô mét, độ sâu hằn khắc là khoảng 1 mi-cơ-rô mét. Khoảng cách giữa các đường vân là 1,7 mi-cơ-rô mét tức là khoảng 1/40 sợi tóc: Đĩa hát được chế tạo thành như thế, bề mặt không thể nhìn thấy đường vân và rãnh, thông qua bề mặt nó xoá đi đường màng mỏng chất dẻo tổng hợp bảo vệ, ta có thể nhìn thấy những ánh sáng có màu sắc sáng đẹp. Nếu quan sát đường vân và rãnh khắc của nó thì cần phải nhờ vào kính hiển vi.

Ở mặt ngoài đĩa hát tia laze, giống như kim máy phát trên diện tích lớn như vậy đã có trăm nghìn vết rãnh khắc, dùng kim máy phát đương nhiên không thể phán đoán được, cần phải dùng tia laze. Tia laze tập trung vào một điểm trên bề mặt kim loại đĩa hát, sẽ có những bề mặt kim loại có rãnh và có loại không có rãnh, mới loại có một khả năng phản xạ ánh sáng khác nhau. Như thế, đĩa hát chuyển động một cái, ánh sáng phản xạ sẽ thay đổi theo các vết rãnh khắc, thông qua ống quang điện biến đổi thành những tín hiệu điện có dạng số do các chữ số 0 và 1 tổ hợp thành, lại thông qua sự chỉnh lưu, phóng đại, mới tạo thành các tín hiệu âm thanh vốn có, và cuối cùng có thể thông qua hệ thống âm thanh phát thành những bản nhạc hay.

So với đĩa hát thông thường, đĩa hát tia laze có rất nhiều ưu điểm độc đáo. Do đường vân của nó rất nhỏ có thể chứa được dung lượng thông tin nhiều hơn rất nhiều so với đĩa hát thông thường. Một vòng đường kính của đa hát rộng 12 cm, có thể phát ra nhạc âm thanh nổi trong một tiếng đồng hồ. Nó dùng kỹ thuật mã số hoá, thiết kế đa âm thanh nổi kĩ thuật số cao, sai lệch vô cùng nhỏ, mà dường như không bị mài mòn.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/208-26-633365030891065276/Vat-ly/Vi-sao-co-the-dung-tia-laze-de-mo-d...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận