VÌ SAO MÁY TÍNH ĐÃ CÓ BỘ PHẬN GHI NHỚ BÊN TRONG
LẠI CẦN CÓ CẢ BỘ PHẬN GHI NHỚ BÊN NGOÀI?
Tốc độ của bộ phận ghi nhớ bên trong rất nhanh, nhưng dung lượng ghi nhớ lại ít, sau khi tắt nguồn là sẽ bị mất hết. Còn bộ phận ghi nhớ bên ngoài tuy tốc độ ghi nhớ chậm hơn, nhưng dung lượng ghi nhớ lớn hơn, sau khi tắt nguồn vẫn có thể tiếp tục lưu giữ. Do đó, ngoài bộ phận ghi nhớ bên trong còn có thêm bộ phận ghi nhớ bên ngoài. Khi bộ phận ghi nhớ bên ngoài cung cấp dữ liệu cho bộ phận xử lí trung ương, phải đưa con số vào bộ phận ghi nhớ bên trong trước, sau đó được sử dụng theo lệnh của bộ phận xử lí trung ương, như vậy mới có thể khiến máy tính thực hiện được chức năng tốc độ cao và dung lượng hai mặt của mình.
Bộ phận ghi nhớ bên ngoài còn gọi là bộ phận ghi nhớ bổ trợ. Bộ phận ghi nhớ bên ngoài thường dùng đĩa từ (bao gồm đĩa cứng và đĩa mềm), đĩa CD và băng từ...
Lưu thông tin bằng đĩa là một phương pháp lưu nhanh nhất của bộ phận ghi nhớ bên ngoài, nó là thiết bị lưu trữ chủ yếu của bộ phận lưu trữ bên ngoài.
Đĩa vi tính là một loại đĩa mang tính từ, được từ hoá theo một quy cách nhất định. Dung lượng của đĩa này lớn, dung lượng của đĩa cứng được thường xuyên sử dụng năm 1998 là khoảng 8GB (1GB = 1024MB).
Đĩa CD là cách lưu trữ thông tin dựa vào phương pháp quang học, còn được gọi là phương pháp lưu trữ kích quang. Dung lượng lưu trữ lớn, tốc độ tiếp cận đĩa từ nhanh, nhưng lại không dễ nhập các số liệu. Do đó, hiện nay chỉ thịnh hành sử dụng đĩa CD đọc (CD - ROM). Dung lượng của nó vào khoảng 650MB, dung lượng của đĩa CD có dung lượng lớn cũng chỉ lớn hơn loại này vài GB. Loại CD có thể đọc và viết do giá thành cao nên hiện nay vẫn chưa được sử dụng rộng rãi.
Dung lượng ghi nhớ của băng từ nhỏ hơn so với đĩa từ, lấy và lưu thông tin cũng chậm hơn. Nhưng băng từ có thể bao quản bên ngoài máy, có thể thay đổi máy sử dụng. Nó thường được dùng để lưu giữ những thông tin cần lưu trữ lâu dài.