Vườn quốc gia Sagarmatha
Sagarmatha, theo tiếng Nepal có nghĩa là “đầu đụng trời” và là tên gọi của đỉnh núi cao thất của dãy Hymalaya hùng vĩ, mái nhà của thế giới. Còn người phương Tây qua thiều thế hệ, lại hình tượng hóa sự thách thức trên cho tính mạnh mẽ, sức chịu đựng và lòng quyết tâm, vì thế năm 1852, họ gọi đỉnh núi cao nhất của Hymalaya là Everest, tên nhà thám hiểm người Anh, đã tìm ra đỉnh núi cao trên 8848 mét, đỉnh núi cao nhất thế giới. Đỉnh núi Everest là trung tâm của vườn quốc gia Sagarmatha.
Vào những năm 1920 và 1930, mọi cố găng chinh phục đỉnh núi, dường như không thể thực hiện được, và người ta còn kháo nhau về chuyện ông già Tuyết đáng ghét, bí hiểm đang đi đi lại lại bên sườn núi đá. Ngày 7-6-1924, trong khi cố gắng chiếm đỉnh cao, nhà leo núi người Anh George Leigh Mallory và người cùng leo núi với ông là Andrew Irvine đã bí mất tích trong cơn lốc tuyết. Mãi đến tháng 5 -1952 Edmund Hilary, nhà leo núi New Zealand cùng Tenzing Norgay người dẫn đường xứ Sherpa đã chiến thắng khi đặt chân lên được đỉnh núi Everest. Sau thắng lợi huy hoàng của Hilary, hàng đoàn các nhà leo núi và khách du lịch kéo đến miền Đông - Bắc Nepal này. Họ lấy gỡ để đốt sưởi, rồi vứt rác bừa bãi, chẳng mấy chốc sườn núi bị trơ trụi. Đưa đến nạn sụt lở núi, xói mòn đất, lụt lội đã đe dọa các bản làng và những cánh đồng cỏ xanh tốt ở Sherpa. Để cân bằng sự mất cân đối do con người gây ra cho môi trường và để bảo tồn nền văn hóa cổ Sherpa, Chính phủ và Hoàng gia Nepal đã quyết định thành lập vườn quốc gia Sagarmatha vào năm 1976, trên vùng đất rộng khoảng 450 dặm vuông, gồm cả 3 đỉnh núi cao nhất của dãy Hymalaya là Everest, Lhotse và Choou. Nhà đương cục Nepal đã dồn mọi nỗ lực cần thiết để tiến hành bản vệ có hiệu quả nhất môi trường, duy trì sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên.
Vườn quốc gia Sagarmatha được UNESCO ghi vào danh sách Di sản tự nhiên thế giới năm 1979.