Vườn quốc gia Tikal
Lại khu rừng Tikal, người ta xây dựng những ngọn núi nhân tạo linh thiêng nằm cao chót vót hẳn lên, đó là một trong những kinh đô cổ lớn nhất Maya cổ đại, những ngôi đền Kim tự tháp.
Ngày nay, những ngôi đền Kim tự tháp cao 20 tầng rất quý giá ấy vẫn còn tồn tại ở châu Mỹ.
Trên đỉnh của những ngôi đền Kim tự tháp, những toà nhà chọc trời bằng đá vôi này, các vị vua thánh thần và các cận thần có lẽ đã tiếp xúc với các vị thần và linh hồn tổ tiên của họ thông qua những ảo giác có được nhờ việc chích máu và hút thuốc lá. Những nhân vật thượng lưu thuộc giới tăng lữ còn tiên đoán về những mối liên kết giữa các hành tinh để quyết định việc tuyên chiến hay trồng trọt và những công việc đại sự quốc gia. Bằng cách sử dụng một hệ thống lịch chi tiết, họ đã có thể đo được thời gian theo từng ngày từ cách đây hàng triệu năm. Và họ đã xây dựng cho mình một hệ thống chữ viết tinh tế nhất ở châu Mỹ La Tinh. Những chữ viết tượng hình được các nhà khoa học tìm thấy gần đây tại các di chỉ ở Tikal và những nơi khác thuộc nền văn minh Maya đã chứng minh ngược lại quan điểm xưa kia của các học giả cho rằng, những người Mỹ bản xứ này là các nhà toán học và là các nhà chiêm tinh học yêu hoà bình. Những hình ảnh khắc trên đá ở Tikal đã kể về cuộc chiến tranh, những cuộc biểu dương sức mạnh, những cuộc tra tấn dã man và thậm chí dùng những dùi nhọn để xuyên vào dương vật hay xuyên qua lưỡi, hút tuỷ và máu người ra để nuôi thánh thần.
Được xây dựng từ thế kỷ VII TCN, Tikal đã đạt đến sự cường thịnh cùng với nền văn minh rực rỡ của Maya cổ đại từ 250 đến 990 sau CN. Vào lúc cực thịnh của mình, thành phố Tikal này có diện tích rộng tới 50 dặm vuông và có số dân lên tới 40.000 người. Nguồn sống chính là thâm canh nông nghiệp và một mạng lưới thương mại dịch vụ trải rộng.
Tikal cổ có các ngôi đền Kim tự tháp và các cung điện, những con đường đắp cao và một khu chợ có mái che. Cho đến nay các nhà khảo cổ học đã khai quật được 500 di tích và lập bản đồ di chỉ của khoảng 3000 di tích khác. Theo các nhà khảo cổ học, việc xây dựng thành phố Tikal không cần đến sự trợ giúp của xe cộ và những công cụ bằng kim loại.
Sau gần hai thiên niên kỷ, công cuộc xây dựng và tái thiết liên tục với khoảng 50 đền dài mà theo dự định còn xây tiếp hàng chục ngôi đền mà ngày nay vẫn còn nhìn thấy, nhưng rồi công việc xây dựng ở Tikal bỗng dưng bị dừng lại. Cho đến năm 990 sau CN, toàn bộ dân của thành phố bị biến mất, cho đến nay vẫn chưa một ai biết lý do của sự biến mất ấy.
Vườn quốc gia Tikal được UNESCO công nhận Di sản tự nhiên của thế giới năm 1997.