Tài liệu: Vỏ sò và cặn nước

Tài liệu
Vỏ sò và cặn nước

Nội dung

VỎ SÒ VÀ CẶN NƯỚC

 

Về thành phần hóa học thì vỏ sò và cặn nước hoàn toàn giống nhau, chúng đều do canxi cácbonat tạo nên. Các loại hến, hàu, trai, ốc biển, sò biển đều có ''bộ giáp'' ngoài này được tạo ra như thế nào?

Các loại hà, hến, sò, ốc là những động vật họ thân mền (nhuyễn thể) sống ở bờ biển có một bản lĩnh đặc biệt là có thể hấp thụ canxi cacbonat có trong nước biển, qua quá trình biến hóa, sinh thành một lớp canxi cacbonat cứng, thành một bộ giáp ở bên ngoài- đó thành là vỏ sò, vỏ ốc.

Trong nước thiên nhiên như nước suối, nước sông, nước giếng nước biển hoặc ít hoặc nhiều đều có chứa canxi hydro cacbonat và magiê hyđro cacbonat, được gọi là nước cứng. Nếu đem đun sôi nước cứng thì canxi hydro cacbonát và magiê hydro cacbonát, dưới điều kiện nhiệt độ cao sẽ phân huỷ thành canxi cácbonat và magiê cacbonat lắng xuống thành, đáy nồi và nồi đun nước như có một tấm ''áo trong'' bằng canxi cacbonat gọi là cặn nước. Khi bị đóng cặn thì việc đun nước sẽ bị chậm đi.

Trong các nhà máy, các nồi hơi thường bị lặng cặn nước, phân bố lại không đều, chỗ dày, chỗ mỏng. Chỗ mỏng truyền nhiệt nhanh, chỗ dày truyền nhiệt chậm có thể dẫn đến sự cố nồi hơi. Vì vây nước dùng cho nồi hơi thường phải được xử lý để làm mềm nước, để biến nước cứng thành nước mềm. Các phích nước nóng dùng ở gia đình, bề mặt bên trong cũng hay tạo cặn nước. Để loại bỏ cặn nước trong phích nước có thể dùng dung dịch dấm nóng cho vào phích, ngâm cho cặn nước rã ra, ta dễ dàng loại bỏ được cặn nước.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/554-02-633341712787460000/Hoa-hoc-va-doi-song/Vo-so-va-can-nuoc.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận