Tài liệu: Câu chuyện quả táo rơi và định luật vạn vật hấp dẫn

Tài liệu
Câu chuyện quả táo rơi và định luật vạn vật hấp dẫn

Nội dung

CÂU CHUYỆN QUẢ TÁO RƠI VÀ ĐỊNH LUẬT VẠN VẬT HẤP DẪN 

Quả táo trên cây, đến ngày chín nẫu sẽ rụng xuống đất. Hiện tượng bình thường xảy ra trước mắt không gây cho người ta điều gì đáng chú ý.

Nhưng với nhà khoa học Anh Newton, sự kiện quả táo rợi đã gợi cho ông phát minh định luật vạn vật hấp dẫn.

Newton cho rằng quả táo rơi là đo giữa quả táo và Trái Đất có một lực hấp dẫn. Lực hấp dẫn không chỉ tồn tại lứa quả táo và trái đất, mà còn tồn tại giữa Trái Đất và Mặt Trời, giữa Trái Đất và mặt trăng…tổng quát lại, giữa Trái Đất và vật bất kỳ nào đó đều có lực hấp dẫn. Lực hấp dẫn này đều gọi là lực vạn vật hấp dẫn. Mọi vật thể đều chịu lực hấp dẫn của Trái Đất, nên các vặt thể mới có trọng lượng. Nói cách khác trọng lượng là một loại lực vạn vật hấp dẫn.

Lực hấp dẫn giữa các vật thể lớn hay nhỏ tùy lượng vật chất có trong vật thể. Vật thể có khối lượng càng lớn thì lực hấp dẫn càng lớn. Mặt Trời và Trái Đất đều có lượng rất lớn nên lực hấp dẫn giữa Mặt Trời và Trái Đất rất lớn, khoảng 3,54 x 1022 Newton (khoảng 3,61 tỉ tỉ tấn lực). Giả sử rằng nếu ta dùng một sợi thép nối Mặt Trời với Trái Đất rồi dùng lực kéo để thay thế cho lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trời thì dây thép phải có đường kính 9000km mới chịu đựng được lực khổng lồ này.

Nếu như lực hấp dẫn tồn tại giữa bất kỳ vật thể nào, thì tại sao ta không hề cảm thấy tác dụng của bất kỳ lực nào chung quanh mình? Đó là vì so với Trái Đất và Mặt Trời thì lượng chất trong mỗi người chúng ta quá bé, lực hấp dẫn vô cùng nhỏ, nên người ta không thể nào cảm thấy được. Ví dụ với hai người có trọng lượng có thể cùng là 85kg thì lực hấp dẫn giữa họ chỉ bằng 1% sức của một con kiến nếu hai người ở cách nhau một khoảng cách là 1m.

Ngày 2l - 7 - 1969, con người đầu tiên bay lên Mặt trăng. Bấy giờ người phi công vũ trụ phải mặc bộ áo giáp nặng khoảng 80kg. Nếu ở trên mặt đất mà mang bộ áo giáp nặng nề đó thì chắc bước đi một bước cũng là khó khăn. Nhưng ở trên Mặt Trăng, nhân viên phi hành vẫn thấy bình thường. Đó là vì khối lượng Mặt trăng chỉ bằng 1/83 khối lượng Trái Đất nên lực hấp dẫn của Mặt trăng chỉ bằng l/6 lực hấp dẫn của trái đất. Vì thế bộ áo giáp vũ trụ nặng 80kg được dùng trên Mặt trăng chỉ còn nặng 13 kg.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/543-02-633338499275272500/Dong-va-tinh/Cau-chuyen-qua-tao-roi-va-din...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận