Tài liệu: Bản lĩnh tẩy sạch vết bẩn của xà phòng

Tài liệu
Bản lĩnh tẩy sạch vết bẩn của xà phòng

Nội dung

BẢN LĨNH TẨY SẠCH CHẤT BẨN CỦA XÀ PHÒNG 

Để giặt sạch quần áo cần phải có xà phòng, đó là điều ai cũng biết. Nhưng tại sao xà phòng lại tầy sạch được vết bẩn. Các nhà hóa học gọi muối của axit béo bậc cao là xà phòng. Xà phòng chúng ta thường dùng là muối natri của axit béo, còn gọi là xà phòng béo natri. Các phân tử xà phòng có đặc điểm một đầu có “tính ưa nước'' còn đầu kia có tính ưa dầu.

Nếu trên quần áo có dây bẩn là vệt đầu, thì sau khi cho quần áo thấm ướt, xát xà phòng, vò nhẹ, đầu ưa dầu của phân tử xà phòng tiếp xúc với dầu và ''bọc dầu thành một khối''. Khi các khối này tiếp xúc với nhau sẽ tạo thành một bọc nhỏ ''tập hợp keo'' ở mặt ngoài là ưu nước. Nhờ tác dụng đó, dầu sẽ bị phân tử xà phòng và nước bao vây, dần dần sẽ chuyển từ bề mặt vải mà đi vào nước. Sau đó nhờ nước sạch làm trôi đi khi giũ với nước, dầu và phân tử xà phòng sẽ bị nước tẩy sạch.

Khi giặt quần áo, việc chà xát nhẹ để giúp cho phân tử xà phòng tiếp xúc tốt hơn với dầu, tăng thêm cơ hội lôi dầu từ bề mặt quần áo làm cho lực giữ của sợi vải và vết dầu ngày càng nhỏ cuối cùng sẽ theo phân tử xà phòng mà đi vào nước. Đồng thời khi chà xát tạo cơ hội cho không khí tạo nhiều bóng khí, dung dịch xà phòng sẽ ''nở ra'', tăng thêm diện tích bề mặt và sức căng bề mặt, giống như Tôn Ngộ Không biến thành vô số tiểu Tôn Ngộ Không khiến cho dầu, bụi, nước bẩn rùng rùng bị lôi khỏi quần áo và bị nước giũ sạch đi, nhờ đó quần áo trở nên sạch sẽ.

Dù rằng xà phòng có bản lĩnh tẩy sạch tốt nhưng không phải không có nhược điểm. Ví dụ với loại xà phòng là muối natri của axit béo bậc cao, khi gặp các ion canxi, magiê trong não cũng sẽ biến thành các muối canxi, magiê của axit béo bậc cao không tan trong nước sẽ kết tủa và bám vào sợi vải. Điều đó không chỉ làm tốn xà phòng mà còn gây khó khăn cho việc giặt sạch quần áo, thậm chí làm xuất hiện các vết ố vàng trên mặt quần áo rất khó nhìn. Ngoài ra xà phòng béo natri có độ kiềm cao làm giảm độ bền của sợi tơ, len thậm chí làm quần áo tơ, len bị mủn nát, nhạt màu. Để khắc phục điều đó người ta đã chế nhiều loại bột giặt, ngày nay được sử dụng khá rộng rãi.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/554-02-633341716394022500/Hoa-hoc-va-doi-song/Ban-linh-tay-sach-vet-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận