CÂU CHUYỆN GIẶT QUẦN ÁO VÀ TIẾT KIỆM NƯỚC
Có người cho rằng khi giặt quần áo chỉ cần dùng thật nhiều nước thì quần áo sẽ sạch. Thực ra thì phương pháp giặt tốt nhất là mỗi lần dùng một ít nước, nhưng giặt nhiều lần thì sẽ sạch hơn. Đó là nguyên tắc dựa theo quy luật phân bố hóa học.
Giả sử một bộ quần áo ướt chứa 1kg nước, trong đó có 20g chất tẩy rửa. Giả sử ta dùng 4 kg để giặt một lần và khi vắt khô để một bộ quần áo chứa 0,5 kg nước, như vậy ở bộ quần áo còn 2g chất tẩy rửa. Bây giờ ta đổi phương pháp, trước hết vắt cho quần áo khô đến độ một bộ quần áo chỉ chứa 0,5 kg nước, sau đó dùng 2kg nước, giặt, vắt khô để một bộ quần áo chỉ chứa 0,5 kg nước. Lại thêm 2 kg nước và giũ sạch tiếp rồi lại vắt khô. Như vậy cũng dùng một lượng nước là 4 kg nước nhưng trong quần áo chỉ còn 0,5g chất tẩy rửa.
Đó là định luật phân bố trong hóa học. Có nghĩa là nếu ta tiến hành thu lấy hoặc giũ sạch một loại chất nào đó thì dùng một lượng lớn dung môi hoặc nước mà chỉ tiến hành một lần thì không hiệu quả bằng cách dùng mỗi lần bằng lượng ít dung môi hoặc nước mà tiến hành nhiều lần.
Đó là qui tắc “dùng lượng ít mà nhiều lần” mà trong cuộc sống hàng ngày người ta vẫn hay dùng. Ví dụ khi sắc thuốc bắc thì cần phải tiến hành sắc hai lần mới thu được hết các hoạt chất có trong thuốc. Lần thứ nhất dùng 1kg nước sắc còn một bát. Lần thứ hai dùng 0,5kg nước sắc còn một bát, như vậy tổng cộng dùng 1,5 kg nước mà sắc một lần thì hiệu quả sẽ kém hơn nhiều.