Tài liệu: Vũ khí hóa học của thực vật

Tài liệu
Vũ khí hóa học của thực vật

Nội dung

VŨ KHÍ HÓA HỌC CỦA THỰC VẬT 

Không gian xanh biếc của cây cỏ gây cho người ta cảm giác tinh khiết, yên tĩnh. Thế nhưng giữa đám cây cỏ màu xanh luôn xảy ra công cuộc đấu tranh lẫn nhau, thậm chí đã sử dụng đến loại ''vũ khí hóa học'' để tiêu diệt đối phương, bảo vệ lấy mình.

Ở Mỹ có một loại bạch đàn, sau khi trồng hầu như các loại thực vật ở dưới tán của nó khó tránh khỏi bị tiêu diệt. Các nhà thực vật đã phát hiện ra rằng loại bạch đàn này liên tục tiết ra nhiều loại chất độc diệt các loại thực vật khác. Còn có một loại hồ đào rễ cây tiết ra một loại hợp chất là kinôn hồ đào, tuy không đưa được ''kẻ khác đến tử địa'', thế nhưng có thể kìm hãm các loại thực vật khác sinh trưởng mà lại làm cho bản thân mình càng phát triển mạnh mẽ.

Có nhiều loại thực vật không thể đấu tranh trực diện trên mặt đất nhưng lại tiến hành đấu tranh âm thầm dưới mặt đất. Trong cuộc đấu tranh giành nước, chất dinh dưỡng của cỏ dại với cây trồng, rốt cuộc cỏ dại thường giành phần thắng, bởi vì ở cỏ dại có bộ rễ là một vũ khí hóa học. Như rễ cỏ tranh có thể tiết ra một hợp chất có ảnh hưởng lớn đến loại thực vật họ đậu và cỏ linh lăng làm cho loại vi khuẩn cố định đạm không thể phát triển trên bộ rễ của nó được, loại thực vật học đậu sẽ không đủ chất dinh dưỡng nên sẽ phát dục không đầy đủ, thậm chí sẽ bị khô he. Nếu dùng thuốc diệt cỏ trang thì độc tố còn có thể lưu giữ trong đất lâu đến hàng năm.

Có loại thực vật trong khi sử dụng loại “vũ khí  hóa học” lại đi đến chỗ giết chết mình. Ở một số quốc gia Nam Á thường xảy ra các vụ cháy rừng bí mật. Tuy các nhân viên kiểm lâm và công nhân lâm nghiệp đã tiến hành khảo sát nhưng không thu được kết quả. Sau cùng các nhà khoa  học đã giải được câu đố này. Nguyên do là trong rừng đã sinh ra một loại hoa là “người coi rừng”. Trong hoa có chứa nhiều loại hương liệu và dầu béo, trong rừng sâu, không khí khô nóng, các hương liệu và dầu béo có thể tự cháy, tạo lên đám cháy rừng, làm cho chính nó cũng bị chìm trong biển lửa.

 Thực vật dùng “vũ khí hóa học” để tự bảo vệ mình, các nhà khoa học lại dùng nó để trị các côn trùng gây hại và xem đó là một trong các cách phòng trị sinh vật. Ví dụ loại hồng ở Amsterdam Hà lan bị một loại sâu cắn rễ làm hoa bị rụng. Các nhà khoa học đã đề nghị trồng xen kim tiền thảo với hoa hồng, sử dụng khả năng của kim tiền thảo tiết chất diệt sâu cắn rễ, làm cho hoa hồng được tươm tất trở lại. Phương pháp dùng cỏ diệt sâu vừa kinh tế vừa hiệu suất cao lại không gây ô nhiễm mỗi trường. Nông dân Trung Quốc đã sử dụng mùi tỏi để diệt sâu bông, khiến cho sâu bông phải tránh xa, dùng mùi bạc hà để diệt sâu hại rau.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/553-02-633341706791366250/Hoa-hoc-va-cuoc-song/Vu-khi-hoa-hoc-cua-th...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận