CỐT LÕI CỦA CUỘC SỐNG: AXIT NUCLEIC
Từ cây cối muôn màu muôn sắc, các Loại chim, cá, côn trùng, súc vật, vô số thế giới vi sinh cho đến kẻ làm chủ muôn loài là con người, sự sống của muôn loài đều do axit nucleic. Không có axit nucleic thì không có sự sống.
Axit nucleic có kích thước rất bé, ngay cả dùng kính hiển vi cũng không thấy được. Trong một quả trứng gà có hai tỷ phân tử axit nueleic, đó cũng chính là khối lượng của quả trứng. Có hai loại axitnucleic là deso xyribonucleic và axit tribonucleic. Axit desoxyribo nucleic có đường kính 1/50 triệu milimét, 2500 phân tử desoxyribonucleic chỉ to bằng sợi tóc. Phân tử axit desoxyribonucleic có dạng hình thang dây xoáy trôn ốc theo chiều phải, hai đầu của mỗi nấc thang là do nhóm desoxyribonucleic và nhóm phosphat nối với nhau. Do nguyên tử hydro nối liên tiếp từng đôi với gốc kiềm nhờ đó các nấc thang được nối dài ra. Về “tướng mạo” thì axit ribonucleic khác với axit desoxyrobonucleic, là ở axit ribonucleic chỉ có một bên thang không có cái ''tay đỡ'' là các gốc kiềm nối với nhau.
Người ta thường nói "trồng đưa được đưa, trồng đậu được đậu'' mà bí mật của nó chính là axit nucleic. Cơ sở của sự sống là protein mà axit nucleic chính là linh hồn của protein. Axit nucleic loại nào thì khi kết hợp với nhau sẽ thành peotein loại đó. Thế thì chất potein được tạo ra như thế nào? Nguyên do là trong mọi sinh vật chính axit desoxyribonucleic chứa đựng mật mã di truyền, nó giống như là một đường dây truyền tin, truyền mọi tin tức đặc thù của chính mình cho axit ribonucleic. Axit ribonucleic căn cứ theo tin tức nhận được lại đem các loại gốc amino axit chuyển đến các ''vị trí'' thích hợp tạo nên các mối nối, sau đó lại rời bỏ các gốc axit nucleic ở mặt ngoài để tạo thành các protein nào đó trong cơ thể; tạo các chỗ trống của gốc axit nucleic ở mặt ngoài lại chuẩn bị ''ghép nối'' thành các protein loại khác. Quá trình cứ thế tiếp tục và lại tạo ra các protein. Dựa vào đó các đời vật thể có tình trạng đặc thù truyền từ đời này sang đời khác.