Tài liệu: Xứ Galles (Tiếng Anh: Wales, tiếng Galles: Cymru)

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Miền đất ở phía Tây nước Anh, Bắc giáp biển Ai Len. Tây giáp kênh Saint George, Nam giáp kênh Bristol. 20.767 km2, 2.644.023 dân (1961) (người Galles). Gồm 13 hạt cai trị (từ Nam đến Bắc) và thị trấn.
Xứ Galles (Tiếng Anh: Wales, tiếng Galles: Cymru)

Nội dung

Xứ Galles (Tiếng Anh: Wales, tiếng Galles: Cymru)

Miền đất ở phía Tây nước Anh, Bắc giáp biển Ai Len. Tây giáp kênh Saint George, Nam giáp kênh Bristol. 20.767 km2, 2.644.023 dân (1961) (người Galles). Gồm 13 hạt cai trị (từ Nam đến Bắc) và thị trấn.

+ Lịch sử: Là miền đất do người Celtes chiếm đóng, xứ Galles theo đạo Cơ đốc từ thế kỷ V. Tuy chiến đấu chống người Celtes ở Ireland, người Galles phải liên minh với họ vào thể kỷ VI để ngăn cản quân xâm lược Anglo - Saxon. Bị phân chia thành những vương quốc đối địch (từ Nam đến Bắc: Morrgannweg, Gwent, Dyfed, Powys, Gwynned), xứ Galles được thống nhất nhờ nền văn minh và tôn giáo theo loại hình Ireland (thánh David). Vào cuối thế kỷ VIII, nhà vua xứ Mercie (Offa) xây thành đắp lũy ở biên giới xứ Galles trung thành với nền văn minh Celte của mình, người Galles thường nổi dậy (cuối thế kỷ XIII, 13 16, 1400) và Quốc hội Anh áp dụng đối với họ một số biện pháp cưỡng bức. Nhưng dưới dòng họ Tudor và thông qua những cuộc liên kết thân gia, tình trạng đối lập giảm dần. Các văn kiện Liên hiệp 1536 và 1543 sáp nhập xứ Galles vào nước Anh.

+ Kinh tế: cư dân trong nội địa sống bằng nghề nuôi cừu và trồng các cây cỏ dùng làm thức ăn gia súc. Lòng đất rất giàu than đá ở phía Đông Bắc (Wrexham) và Đông Nam (Rhondda và thung lũng Usk) là chì và thiếc. Miền Bắc không được công nghiệp hóa, trái ngược với miền Nam. Tại đây, các thành phố Merthyr-Tydfil, Rhondda, Ebbw Vale là những trung tâm lớn khai thác than đá. Ngành luyện kim cũng phát triển mạnh ở đây cũng như các cảng than đá như Swansea, Cardiff và Newport. Midford Haven là cảng dầu hỏa lớn nhất của Anh, và Swansea có những xí nghiệp hỏa chất quan trọng. Du lịch là một nguồn thu quan trọng.

Đảo Gilbert Et Éllice (Iles, tiếng Anh Gilbert anh Ellice Islands)

Thuộc địa Anh ngày trước, bao gồm 37 đảo san hô và đảo rải rác phía Tây và vùng giữa Thái Bình Dương, hai bên đường xích đạo.

- Lịch sử: Nikunau do J.Byron tìm thấy năm 1765, các đảo khác do hai thuyền trướng Gilbert và J.Marshall phát hiện ra năm 1788. Một số đảo Ellice có thể do Alvaro de Mendana de Neyra, người Tây Ban Nha nhìn thấy vào năm 1568 và 1595. Một số đảo Phoenix cũng do các nhà hàng hải Tây Ban Nha phát hiện vào đầu thế kỷ XIX. Chắc hẳn đảo Christmas do Heruando de Grijalva tìm thấy năm 1537 và do J.Cook ghi lên bản đồ năm 1777. Những “đảo trên đường Xích đạo” khác do E.Fanning phát hiện năm 1798. Nước Anh lập nền bảo hộ trên các đảo Gilbert và Ellice năm 1892 và đến năm 1915 chiếm làm thuộc địa. Các đảo Ellice tuyên bố ly khai năm 1975, giành được độc lập năm 1978 với tên gọi Tuvalu, và các đảo Gilbert năm 1979, với tên gọi Nước cộng hòa Kiribati, Tuvalu và Kiribati đều nằm trong khối Liên hiệp Anh.

- Ngoài đảo Océan, một quần thể san hô và phôtphat do hoạt động núi lửa tôn cao, toàn bộ quần đảo này bao gồm những hòn đảo có độ cao so với mặt biển thấp, xung quanh là những đảo san hồ gần bờ biển hoặc đảo nhỏ, đảo san hô bao quanh các hồ nước lặn. Phần lớn các đảo xum xuê những rừng dừa. Các đảo Phoenix và phía Nam các đảo Gilbert có những thời kỳ trong năm bị nắng hạn. Nguồn xuất khẩu chính là cùi dừa và phôtphat của đảo Océan.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4050-02-633702263599912500/Anh/Xu-Galles-Tieng-Anh-Wales-tieng-Galle...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận