1. Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò, phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch quy định tại Luật Khoáng sản. Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác tiên tiến phù hợp; đối với khoáng sản độc hại còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản; 2. Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; 3. Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.
* Thành phần hồ sơ bao gồm: + Bản chính: - Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản (theo mẫu quy định); - Bản đồ khu vực khai thác khoáng sản; - Dự án đầu tư khai thác khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt. + Bản chính hoặc bản sao có chứng thực: - Quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; - Văn bản xác nhận trúng đấu giá trong trường hợp đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại khu vực đã có kết quả thăm dò; - Giấy chứng nhận đầu tư; - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; - Báo cáo đánh giá tác động môi trường kèm theo quyết định phê duyệt hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường kèm theo giấy xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; - Văn bản xác nhận vốn chủ sở hữu theo quy định: vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.
Các bước
Tên bước
Mô tả bước
- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ: Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản nộp hồ sơ đề nghị khai thác cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Tài nguyên và Môi trường. Trường hợp hồ sơ đề nghị khai thác khoáng sản chưa đầy đủ văn bản, tài liệu theo quy định hoặc đủ nhưng nội dung văn bản, tài liệu trong hồ sơ chưa bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật thì Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị khai thác khoáng sản bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Việc ban hành văn bản hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ thực hiện một lần. - Bước 2: Thẩm định hồ sơ: Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hoàn thành việc kiểm tra tọa độ, diện tích khu vực đề nghị khai thác khoáng sản và kiểm tra thực địa; gửi văn bản xin ý kiến đến các cơ quan có liên quan về việc cấp Giấy phép khai thác khoáng sản; hoàn thành việc thẩm định các tài liệu, hồ sơ và các nội dung khác có liên quan đến việc khai thác khoáng sản, xác định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; hoàn chỉnh và trình hồ sơ cấp phép cho UBND tỉnh. - Bước 3: Trả kết quả: Sau khi nhận được hồ sơ từ UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định. * Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Sở Tài nguyên và Môi trường (Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả) hoặc gửi qua đường bưu điện (số: 17 đường Trần Hưng Đạo, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai); * Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Sở Tài nguyên và Môi trường, thực hiện đóng phí, lệ phí theo quy định. * Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Buổi sáng từ 7h30 – 10h30 và buổi chiều từ 13h30 - 16h30 từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ ngày nghỉ, lễ, tết theo quy định của pháp luật).
Mô tả bước
Kết quả của việc thực hiện
Giấy phép
Tất cả
90 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. (không kể thời gian lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức hữu quan về các vấn đề liên quan đến việc cấp Giấy phép khai thác khoáng sản).
Qua Bưu điện
Trụ sở cơ quan hành chính
Các Sở, Ban, Ngành, BCH Quân sự, BCH bộ đội Biên phòng tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố, các xã, thị trấn (nơi xin phép hoạt động khoáng sản nằm trong phạm vi quản lý của các cơ quan nói trên)