1. Điều kiện về nhà xưởng, kho tàng 1.1. Địa điểm: - Nhà xưởng, kho tàng phải được bố trí tại địa điểm phù hợp với các điều kiện về quy hoạch; - Không đặt nhà xưởng, kho chứa hóa chất sát khu dân cư. - Vị trí kho phải đảm bảo khoảng cách cho xe vận chuyển và xe chữa cháy ra vào dễ dàng; 1.2. Bố trí mặt bằng nhà xưởng, kho tàng. - Quy hoạch mặt bằng nhà xưởng phải được đạt tiêu chuẩn thiết kế trên cơ sở Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam hiện hành về điều kiện khí hậu, địa chất thủy văn, khí tượng thủy văn, phân vùng động đất, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường, an toàn lao động; - Đối với các kho chứa hóa chất, việc thiết kế phải tuân thủ nguyên tắc an toàn về nguy cơ cháy hay đổ tràn là thấp nhất và phải bảo đảm tách riêng các chất có khả năng gây ra phản ứng hóa học với nhau; - Nhà kho được thiết kế tùy thuộc vào loại hóa chất cần được bảo quản, phân loại theo nguy cơ nổ, cháy nổ và cháy được quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622:1995. Thiết kế cần tuân theo Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam và các Tiêu chuẩn Việt Nam có liên quan. Ngoài những quy định chung về kết cấu công trình, thiết kế các kho hóa chất phải thực hiện các tiêu chuẩn phòng, chống cháy nổ, cụ thể như: tính chịu lửa; ngăn cách cháy; thoát hiểm; hệ thống báo cháy; hệ thống chữa cháy; phòng trực chống cháy. 1.3. Kết cấu và bố trí kiến trúc công trình. - Các khu vực kín và rộng phải có lối thoát hiểm theo hai hướng. Lối thoát hiểm phải được chỉ dẫn rõ ràng (bằng bảng hiệu, sơ đồ …) và được thiết kế thuận lợi trong trường hợp khẩn cấp. Cửa thoát hiểm phải dễ mở trong bóng tối hoặc trong lớp khói dày đặc; - Kho chứa phải được thông gió hở trên mái, trên tường bên dưới mái hoặc gần sàn nhà; - Sàn kho không thấm chất lỏng, bằng phẳng không trơn trượt và không có khe nứt để chứa nước rò rỉ, chất lỏng bị đổ tràn hay nước chữa cháy đã bị nhiễm bẩn hoặc tạo các gờ hay lề bao quanh; - Vật liệu xây dựng kho và vật liệu cách nhiệt phải là vật liệu không dễ bắt lửa và khung nhà phải được gia cố chắc chắn bằng bê tông hoặc thép. 2. Điều kiện về trang thiết bị. 2.1. Các thiết bị, phương tiện an toàn. a. Lắp đặt các phương tiện chiếu sáng và thiết bị điện khác tại vị trí cần thiết, không được phép lắp đặt tạm thời. Mọi trang thiết bị điện phải được nối đất và có bộ ngắt mạch khi rò điện, bảo vệ quá tải; b. Phải sử dụng thiết bị chịu lửa đối với nơi lưu trữ dung môi có nhiệt độ bắt cháy thấp hoặc bụi hóa chất mịn; c. Trang bị đầy đủ các thiết bị dụng cụ ứng cứu sự cố tại cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất. Hệ thống báo cháy, dập cháy phải được lắp tại vị trí thích hợp và kiểm tra thường xuyên để bảo đảm ở trạng thái sẵn sàng sử dụng tốt. 2.2. Hệ thống xử lý khí thải và chất thải. - Nhà xưởng, kho hóa chất không được thải vào không khí các chất độc hại, không gây tiếng ồn, các yếu tố có hại khác, không vượt mức quy định hiện hành về vệ sinh môi trường. Khí thải của nhà xưởng, kho hóa chất phải đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ; QCVN 20:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ; QCVN 21:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học; - Nhà xưởng, kho hóa chất phải có hệ thống xử lý nước thải. Nước thải sau xử lý phải đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại; QCVN 24:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp; QCVN 25:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn lắp chất thải rắn; - Chất thải rắn của nhà xưởng, kho hóa chất phải tuân thủ các quy định tại Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn. Nhà xưởng, kho hóa chất phải có dụng cụ thu gom và vận chuyển chất thải rắn ra khỏi khu vực sản xuất sau mỗi ca sản xuất; nơi chứa chất thải phải kín, cách biệt với khu sản xuất. 3. Điều kiện về phương tiện vận chuyển và vận hành an toàn. 3.1. Phương tiện vận chuyển hóa chất phải đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành về loại hàng nguy hiểm cần vận chuyển và đảm bảo các yêu cầu sau: - Được thiết kế bảo đảm phòng ngừa rò rỉ hoặc phát tán hóa chất vào môi trường. Khi vận chuyển, không để lẫn các hóa chất có khả năng phản ứng hóa học với nhau gây nguy hiểm; - Các hóa chất phải được chứa trong bao bì phù hợp và vận chuyển bằng các phương tiện chuyên dùng; - Có dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa trên phương tiện vận chuyển. Nếu trên một phương tiện vận chuyển có nhiều loại hóa chất khác nhau thì phía ngoài phương tiện vận chuyển phải dán đầy đủ biểu trưng của từng loại hóa chất ở hai bên và phía sau phương tiện. 3.2. Vận hành an toàn tại kho hóa chất. - Cơ sở sở hữu kho chứa hóa chất phải xây dựng Biện pháp hoặc Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; - Việc vận hành tại kho hóa chất phải đảm bảo tính an toàn và vệ sinh kho nghiêm ngặt, tránh các nguy cơ có thể xảy ra như cháy, rò rỉ…; - Nhân viên phụ trách kho phải áp dụng các chỉ dẫn về Phiếu an toàn hóa chất của tất cả các hóa chất được lưu trữ và vận chuyển; các hướng dẫn về công tác an toàn, công tác vệ sinh; các hướng dẫn khi có sự cố; - Bố trí hóa chất trong kho phải tách biệt chất nguy hại với khu vực có người ra vào thường xuyên; có khoảng trống giữa tường với các kiện hóa chất lưu trữ gần tường nhất và phải có lối đi lại bên trong thoáng gió, không cản trở thiết bị ứng cứu khi thực hiện việc kiểm tra và chữa cháy.
1. Tài liệu pháp lý: a. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận (theo mẫu 1); b. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Bản sao có chứng thực hoặc bản sao có kèm theo bản chính để đối chiếu); c. Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy hoặc biên bản kiểm tra đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy của cơ quan công an có thẩm quyền (Bản sao có chứng thực hoặc bản sao có kèm theo bản chính để đối chiếu); d. Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp (Bản sao có chứng thực hoặc bản sao có kèm theo bản chính để đối chiếu);. 2. Tài liệu về điều kiện kỹ thuật: a. Bản kê khai hệ thống nhà xưởng, kho tàng của từng cơ sở kinh doanh hóa chất nguy hiểm; b. Bản kê khai trang thiết bị phòng hộ lao động và an toàn (theo mẫu 2); c. Bản kê khai các phương tiện vận tải chuyên dùng và Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm (Bản sao có chứng thực hoặc bản sao có kèm theo bản chính để đối chiếu); d. Bản kê khai địa điểm kinh doanh, nếu cơ sở kinh doanh hóa chất có nhiều điểm kinh doanh cùng một loại hóa chất thì mỗi điểm kinh doanh phải lập hồ sơ riêng theo quy định tại Điều 10, thông tư 28/2010/TT-BCT và được cấp chung một Giấy chứng nhận; đ. Phiếu an toàn hóa chất của toàn bộ hóa chất nguy hiểm trong cơ sở kinh doanh. 3. Tài liệu về điều kiện đối với người kinh doanh: Bản kê khai nhân sự (theo mẫu 3), gồm: cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhân viên có liên quan trực tiếp đến kinh doanh, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm;
Các bước
Tên bước
Mô tả bước
Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Văn phòng Sở Công Thương. Địa chỉ: 17 Trần Hưng Đạo, Pleiku, Gia Lai. Bước 2: Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: + Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết Giấy hẹn trao cho tổ chức, cá nhân. + Trường hợp hồ sơ thiếu, không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để tổ chức, cá nhân làm lại hồ sơ cho kịp thời. Bước 3: Nhận kết quả và nộp lệ phí (nếu có) tại Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ thuộc Văn phòng Sở Công Thương. + Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Từ 7h30 đến 10h30 sáng, từ 13h30 đến 16h chiều các ngày làm việc trong tuần. (trừ ngày nghỉ, lễ, tết theo quy định của pháp luật).