Thủ tục hành chính: T-HNO-234739-TT

Chấp thuận đầu tư Dự án phát triển nhà ở thương mại được đầu tư bằng nguồn vốn không phải từ ngân sách nhà nước trên địa bàn Thành phố Hà Nội có số lượng nhà ở từ 500 - 2.500 căn thuộc thẩm quyền chấp thuận đầu tư của UBND Thành phố Hà Nội (Trường hợp không phải đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư).
Hà Nội

Yêu cầu

Nội dung Văn bản qui định
- Trường hợp cần báo cáo Ban cán sự Đảng UBND Thành phố để xin ý kiến Thành ủy Hà Nội thì thực hiện theo Quy chế làm việc của Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố, Ban Thường vụ Thành ủy và Thường trực Thành ủy để Thành phố có cơ sở chấp thuận đầu tư Dự án (thời gian trên chưa tính vào thời gian giải quyết thủ tục hành chính).
- Trường hợp Dự án phát triển Khu nhà ở được đầu tư bằng nguồn vốn không phải từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn Thành phố Hà Nội có mục đích đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hệ thống hạ tầng xã hội, công trình nhà ở và các công trình kiến trúc khác thuộc phạm vi dự án (trừ dự án phát triển khu nhà ở là dự án cấp 2 thuộc dự án khu đô thị mới) thì thực hiện việc lập, thẩm định, phê duyệt Điều lệ quản lý thực hiện dự án theo quy định hiện hành của UBND Thành phố.

Hồ sơ

Thành phần hồ sơ
- Giấy giới thiệu (bản chính).
- Tờ trình đề nghị chấp thuận đầu tư Dự án phát triển nhà ở - bản chính (theo mẫu).
- Văn bản của cấp có thẩm quyền công nhận hoặc chấp thuận Chủ đầu tư nghiên cứu lập và thực hiện Dự án phát triển nhà ở thương mại (bản sao hợp lệ).
- Hồ sơ Dự án phát triển nhà ở:
+ Thuyết minh Dự án (có phân tích cụ thể về cơ sở pháp lý và chi tiết các nội dung theo Tờ trình của Chủ đầu tư - bản chính);
+ Tài liệu và bản vẽ về quy hoạch của Dự án được cấp thẩm quyền chấp thuận theo quy định (bản sao hợp lệ);
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chức năng kinh doanh bất động sản (đối với doanh nghiệp trong nước, hợp tác xã) hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có hoạt động đầu tư bất động sản (đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh với nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoạt động đầu tư tại Việt Nam), quyết định thành lập hoặc các tài liệu tương đương khác (bản sao hợp lệ);
+ Tài liệu báo cáo năng lực tài chính (bản sao hợp lệ) gồm:
* Giấy tờ chứng minh vốn đầu tư thuộc sở hữu của Chủ đầu tư được đầu tư vào dự án đảm bảo theo quy định hoặc Báo cáo tài chính năm gần nhất của Chủ đầu tư đã được đã được đơn vị kiểm toán độc lập kiểm toán theo quy định;
* Văn bản của các tổ chức tham gia góp vốn, cho vay đối với dự án (nếu có);
* Văn bản cam kết của Chủ đầu tư không lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang quá trình giải thể, không bị cơ quan có thẩm quyền kết luận về tình hình tài chính không lành mạnh, không trong thời gian bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;
* Danh mục các dự án Chủ đầu tư đang thực hiện kèm theo các thông tin về thời hạn khởi công, hoàn thành, mức vốn đầu tư (trong đó chia ra: vốn thuộc sở hữu của Chủ đầu tư tham gia đầu tư dự án, các nguồn vốn khác);
+ Các tài liệu pháp lý có liên quan đến đất đai của Dự án, các thông tin và đề xuất khác của Chủ đầu tư liên quan đến dự án (bản sao hợp lệ).

Các bước

Tên bước
Bước 1

Mô tả bước

- Chủ đầu tư nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (gọi tắt “Bộ phận Một cửa”) của Sở Xây dựng Hà Nội, lấy Phiếu giao nhận và hẹn trả kết quả giải quyết TTHC (có “Danh mục hồ sơ” kèm theo).
Bước 2

Mô tả bước

- Sở Xây dựng (Bộ phận Một cửa, phòng chuyên môn và Văn phòng Sở) có trách nhiệm: Kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ, xác nhận “Danh mục hồ sơ”, ghi Phiếu giao nhận và hẹn trả kết quả giải quyết TTHC cho Chủ đầu tư hoặc có Văn bản của Sở yêu cầu Chủ đầu tư bổ sung, hoàn thiện hồ sơ một lần kèm theo.
Bước 3

Mô tả bước

- Khi tiếp nhận hồ sơ đủ điều kiện, Sở Xây dựng có trách nhiệm thẩm tra, lấy ý kiến góp ý của các cơ quan: Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Quy hoạch kiến trúc, Sở Tài nguyên và môi trường, Sở Tài chính, UBND cấp huyện nơi có dự án và các cơ quan, đơn vị có liên quan (nếu cần).
Bước 4

Mô tả bước

- Sau khi có ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan, Sở Xây dựng trình UBND Thành phố xem xét, chấp thuận đầu tư Dự án (có dự thảo văn bản chấp thuận đầu tư Dự án và kèm theo hồ sơ).
Bước 5

Mô tả bước

- Sở Xây dựng nhận kết quả chấp thuận đầu tư Dự án của UBND Thành phố để trả cho Chủ đầu tư và thực hiện lưu trữ hồ sơ theo quy định.
Bước 6

Mô tả bước

- Chủ đầu tư trực tiếp đến liên hệ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính lấy kết quả. Trường hợp Chủ đầu tư nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua đường văn thư thì chủ động liên hệ Bộ phận Một cửa để kết thúc việc tiếp nhận, trả kết quả theo quy định.

Kết quả của việc thực hiện

Văn bản hành chính (theo mẫu).
Tổ chức
Tối đa 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong đó: - Thời gian kiểm tra, lấy ý kiến tham gia góp ý với hồ sơ và tổng hợp trình UBND Thành phố: tối đa 25 ngày làm việc (thời gian lấy ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị có liên quan: tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ). - Thời gian UBND Thành phố xem xét, chấp thuận đầu tư: Theo quy chế làm việc của UBND Thành phố.
Trụ sở cơ quan hành chính Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của Sở Xây dựng Hà Nội
Các Sở, ngành, quận, huyện, thị xã và các đơn vị khác có liên quan.
Sở Xây dựng Hà Nội.
UBND Thành phố
T-HNO-234739-TT

gồm 02 bộ chính và tối thiểu 10 bộ sao phô tô để lấy ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị có liên quan (Số lượng cụ thể tùy thuộc vào đặc thù của từng dự án).

Mẫu đơn, mẫu tờ khai

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Văn bản quy định
Tờ trình (theo mẫu).

Nguồn: csdl.thutuchanhchinh.vn/ho_so_tthc/ha_noi/t_hno_234739_tt


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận