a) Đối với trường hợp cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài có gốc Việt Nam - quốc tịch Việt Nam – hộ chiếu nước ngoài: (theo quy định tại Điều 66, 67 Nghị định 71/2010/NĐ-CP và Điều 19 Thông tư 16/2010/TT-BXD): - Người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp; - Người có công đóng góp với đất nước, bao gồm: người được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng có giấy tờ chứng minh được hưởng chế độ ưu đãi do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp; người có thành tích đóng góp trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương, Huy chương, được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; người tham gia vào Ban Chấp hành các tổ chức chính trị – xã hội của Việt Nam; của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ cấp tỉnh trở lên được các tổ chức này xác nhận; người được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương hội, người là nòng cốt các phong trào, tổ chức của kiều bào có quan hệ với trong nước và người có những đóng góp, giúp đỡ tích cực cho các cơ quan đại diện hoặc các hoạt động đối ngoại của Việt Nam ở nước ngoài được Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài hoặc cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài xác nhận; - Nhà văn hóa, nhà khoa học, bao gồm: người được phong học hàm, học vị về khoa học, giáo dục, văn hóa – nghệ thuật, thể dục – thể thao của Việt Nam hoặc của nước ngoài, các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế – xã hội đang làm việc tại Việt Nam. Các đối tượng này phải được lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thủ trưởng các trường đại học, cao đẳng, học viện, viện nghiên cứu của Việt Nam mời về làm chuyên gia, cộng tác viên, giảng dạy và có xác nhận của cơ quan, tổ chức mời về việc đối tượng này đang làm việc tại cơ quan, tổ chức đó; - Người có chuyên môn, kỹ năng đặc biệt có giấy xác nhận về chuyên môn, kỹ năng của hiệp hội, hội nghề nghiệp Việt Nam hoặc của cơ quan cấp Bộ phụ trách lĩnh vực chuyên môn, kỹ năng kèm theo giấy phép hành nghề chuyên môn tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (đối với trường hợp pháp luật yêu cầu phải có giấy phép hành nghề) hoặc Giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (đối với trường hợp pháp luật không yêu cầu phải có giấy phép hành nghề); - Người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước có giấy tờ chứng nhận kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài cấp kèm theo hộ khẩu thường trú và giấy chứng minh nhân dân của một bên vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam ở trong nước. Đối với trường hợp có các giấy tờ do nước ngoài cấp thì phải dịch ra Tiếng Việt và có chứng nhận của cơ quan công chứng của Việt Nam.
b) Đối với trường hợp cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài có gốc Việt Nam – quốc tịch nước ngoài – hộ chiếu nước ngoài: (theo quy định tại Nghị định số 71/2010/NĐ-CP): Ngoài các điều kiện quy định tại điểm a mục 2.10, đối với trường hợp này chỉ được sở hữu một nhà ở tại Việt Nam, các nhà ở còn lại thì được quyền tặng cho hoặc bán cho các đối tượng thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam để hưởng giá trị theo quy định.
a.1. Đối với trường hợp cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài có gốc Việt Nam - quốc tịch Việt Nam – hộ chiếu Việt Nam: - Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (theo mẫu); - Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (01 bản chính + 01 bản sao); - Giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở) (01 bản chính + 01 bản sao); - Hộ chiếu Việt Nam còn giá trị; - Sổ tạm trú hoặc giấy tờ xác nhận việc đăng ký tạm trú của Công an cấp phường – thời hạn tạm trú từ ba (03) tháng trở lên (bản sao công chứng).
a.2. Đối với trường hợp cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài có gốc Việt Nam - quốc tịch Việt Nam – hộ chiếu nước ngoài hoặc cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài có gốc Việt Nam – quốc tịch nước ngoài – hộ chiếu nước ngoài: Ngoài các giấy tờ như: Đơn xin cấp giấy chứng nhận; giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất được quy định tại mục a.1, thì riêng hộ chiếu và tạm trú phải như sau: - Hộ chiếu nước ngoài kèm theo giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp để chứng minh có gốc Việt Nam. - Thẻ tạm trú hoặc có dấu chứng nhận tạm trú đóng vào hộ chiếu với thời hạn được tạm trú tại Việt Nam từ ba (03) tháng trở lên.
Các bước
Tên bước
Bước 1:
Mô tả bước
Cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định, nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện; Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ, viết giấy biên nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả; trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại theo quy định.
Bước 2:
Mô tả bước
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện thực hiện kiểm tra hồ sơ; lập trích lục thửa đất; chuyển phiếu cung cấp thông tin địa chính đến Chi cục Thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có); thông báo thực hiện nghĩa vụ tài chính đến cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài để thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định. Lập thông báo và viết Giấy chứng nhận, trình ký Giấy chứng nhận.
Bước 3:
Mô tả bước
Người sử dụng đất nộp 01 bộ phô tô giấy nộp tiền và xuất trình chứng từ gốc việc hiện nghĩa vụ tài chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cấp huyện kiểm tra theo thông báo của Chi cục Thuế. Chủ sử dụng đất, sở hữu nhà ở nộp lại giấy biên nhận hồ sơ; ký nhận vào sổ theo dõi và nhận kết quả. Trường hợp nhận thay, người nhận thay phải có văn bản uỷ quyền được công chứng, chứng thực và chứng minh nhân dân của người được uỷ quyền. Thời gian nhận hồ sơ và trả kết quả trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ ngày nghỉ theo quy định.
Kết quả của việc thực hiện
Giấy chứng nhận
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Cá nhân
30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trụ sở cơ quan hành chính
Nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cấp huyện.
UBND cấp xã, Chi cục thuế cấp huyện.
Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện; Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.