- Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở (Phụ lục số 16- Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2012/TT-BXD); - Bản sao được công chứng hoặc chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc giấy tờ về quyền quản lý, sử dụng công trình; - Các bản vẽ hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình được cải tạo có tỷ lệ tư¬ơng ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (10x15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo;
* Tuỳ thuộc địa điểm xây dựng công trình, quy mô công trình, tính chất công trình, đối chiếu với các quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng; quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành và các quy định của pháp luật liên quan, hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng còn phải bổ sung các tài liệu sau: - Báo cáo kết quả khảo sát địa chất công trình (Nếu công trình thuộc danh mục phải báo cáo kết quả khảo sát địa chất); - Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường (Nếu công trình thuộc danh mục phải đánh giá tác động môi trường); - Văn bản thỏa thuận độ cao công trình của Bộ Quốc phòng (Nếu công trình thuộc danh mục phải thỏa thuận độ cao); - Bản vẽ hệ thống phòng cháy chống cháy (PCCC) tỷ lệ 1/50- 1/200, được đóng dấu thẩm duyệt đối với công trình thuộc danh mục yêu cầu phải thẩm duyệt phương án phòng cháy chống cháy theo quy định của pháp luật về PCCC; - Báo cáo kết quả thẩm định và văn bản phê duyệt thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công của chủ đầu tư theo quy định; Báo cáo thẩm tra thiết kế do cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng hoặc tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện, kèm theo các bản vẽ kết cấu chịu lực chính có ký tên, đóng dấu của tổ chức, cá nhân thiết kế; - Quyết định phê duyệt dự án kèm theo văn bản chấp thuận đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, văn bản tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở (nếu có) của cơ quan quản lý nhà nước về công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định; - Văn bản phê duyệt biện pháp thi công của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận, đối với công trình xây chen có tầng hầm; - Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế (Phụ lục số 9 Thông tư số 10/2012/TT-BXD), kèm theo bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế.
Các bước
Tên bước
Bước 1:
Mô tả bước
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Kinh tế- Hạ tầng/Phòng Quản lý đô thị hoặc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (Bộ phận một cửa) UBND cấp huyện;
Bước 2:
Mô tả bước
Cán bộ kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ thì tiếp nhận, ghi phiếu biên nhận giao cho người nộp; nếu chưa hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung một lần theo quy định; Trường hợp nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa, sau khi tiếp nhận cán bộ một cửa chuyển toàn bộ hồ sơ cho Phòng chuyên môn để giải quyết và nhận lại kết quả để trả cho người nộp hồ sơ;
Bước 3:
Mô tả bước
Trả kết quả (Tổ chức, cá nhân khi đến nhận kết quả mang theo giấy biên nhận giao cho cán bộ giải quyết và nộp phí, lệ phí theo quy định).
Kết quả của việc thực hiện
Giấy phép
Tất cả
- Đối với công trình: Không quá 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; - Đối với nhà ở riêng lẻ trong đô thị: Không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trụ sở cơ quan hành chính
Các cơ quan có liên quan.
Phòng Kinh tế- Hạ tầng huyện (hoặc Phòng Quản lý đô thị đối với Thành phố và thị xã).