Sản xuất rượu công nghiệp phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát được phê duyệt.
Có dây chuyền máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất rượu. Toàn bộ máy móc thiết bị để sản xuất rượu phải có nguồn gốc hợp pháp.
Đảm bảo các điều kiện theo quy định về an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.
Có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp nhãn hàng hóa sản phẩm rượu tại Việt Nam.
Có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu.
Người tham gia trực tiếp sản xuất rượu phải đảm bảo sức khoẻ, không mắc bệnh truyền nhiễm.
Hồ sơ
Thành phần hồ sơ
Trường hợp cấp lại do hết thời hạn hiệu lực: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép sản xuất rượu công nghiệp trước thời hạn hết hiệu lực của giấy phép 30 ngày nộp hồ sơ, thẩm quyền, trình tự thủ tục cấp lại đối với quy định này áp dụng như đối với trường hợp cấp mới.
Trường hợp cấp lại do bị mất, bị tiêu huỷ toàn bộ hoặc một phần bị rách nát hoặc bị cháy. Hồ sơ gồm: - Đơn đề nghị cấp lại (theo mẫu tại Phụ lục số 2, kèm theo Thông tư 39/2012/TT-BCT); - Bản sao Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp đã được cấp.
Các bước
Tên bước
Bước 1.
Mô tả bước
Doanh nghiệp đến nộp hồ sơ ở Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Công Thương tỉnh Sơn La. Công chức tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra: - Nếu hồ sơ hợp lệ thì thụ lý, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ viết phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả cho tổ chức, cá nhân, chuyển hồ sơ phòng Quản lý Công nghiệp giải quyết. - Nếu không hợp lệ thì trả lại nói rõ lý do.
Bước 2.
Mô tả bước
Phòng Quản lý Công nghiệp thẩm định hồ sơ, trình Giám đốc ký cấp lại Giấy phép sản xuất rượu dưới 3 triệu lít/năm. Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp lại giấy phép có văn bản yêu cầu bổ sung.
Bước 3.
Mô tả bước
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Công Thương tỉnh Sơn la thu phí, lệ phí trả Giấy phép lại cho Doanh nghiệp.