Người vận chuyển phải cử người áp tải khi vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm với khối lượng lớn hơn mức quy định tại cột 7 Danh mục, Phụ lục 1 Thông tư số 44/2012/TT-BCT.
Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, người áp tải, nhân viên xếp dỡ và thủ kho hàng công nghiệp nguy hiểm phải đáp ứng các yêu cầu sau: a) Được huấn luyện kỹ thuật an toàn trong vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm; b) Có sức khỏe đáp ứng yêu cầu của từng ngành nghề theo quy định pháp luật lao động hiện hành; c) Được trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ cá nhân phù hợp với hàng công nghiệp nguy hiểm vận chuyển theo quy định hiện hành về an toàn lao động; d) Người điều kiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ ngoài việc đáp ứng các yêu cầu quy định tại điểm a, b, c của khoản này còn phải được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm.
Hồ sơ
Thành phần hồ sơ
Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận (Phụ lục 6 Thông tư số 44/2012/TT-BCT);
Bản sao có chứng thực (Đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện/công văn hành chính) hoặc bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu (Đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp) Giấy phép lái xe phù hợp với loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sử dụng để vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm;
02 ảnh cỡ 3 × 4 cm của người đề nghị cấp Giấy chứng nhận.
Các bước
Tên bước
Bước 1.
Mô tả bước
Tổ chức đến nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Công Thương tỉnh Sơn La. Công chức tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra: - Nếu hồ sơ hợp lệ thì thụ lý, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ viết phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả, chuyển hồ sơ Phòng Kỹ thuật ATMT giải quyết. - Nếu không hợp lệ thì trả lại và nói rõ lý do.
Bước 2.
Mô tả bước
Phòng Kỹ thuật ATMT tiến hành tổ chức huấn luyện, thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong vòng 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ Sở Công Thương tiến hành tổ chức huấn luyện, kiểm tra, sát hạch và cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm (Giấy chứng nhận); - Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, Sở Công Thương có văn bản yêu cầu tổ chức bổ sung hồ sơ; - Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận, Sở Công Thương phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 3.
Mô tả bước
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Công Thương trả Giấy chứng nhận cho tổ chức, cá nhân.
Kết quả của việc thực hiện
Giấy chứng nhận
Tất cả
20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.