Thủ tục hành chính: T-THA-238536-TT

Cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Thanh Hóa

Căn cứ pháp lý

Văn bản qui định

LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Yêu cầu

Nội dung Văn bản qui định
Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề tại Việt Nam đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài:
1. Có đủ điều kiện quy định tại Điều 18 của Luật này, cụ thể như sau:
Có một trong các văn bằng, giấy chứng nhận sau đây phù hợp với hình thức hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:
a) Văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận là lương y;
c) Giấy chứng nhận là người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
2. Đáp ứng yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 23 của Luật này. Cụ thể như sau:
- Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh cho người Việt Nam phải biết tiếng Việt thành thạo; trường hợp không biết tiếng Việt thành thạo thì phải đăng ký ngôn ngữ sử dụng và có người phiên dịch.
- Việc chỉ định điều trị, kê đơn thuốc phải ghi bằng tiếng Việt; trường hợp người hành nghề không biết tiếng Việt thành thạo thì việc chỉ định điều trị, kê đơn thuốc phải ghi bằng ngôn ngữ mà người hành nghề đã đăng ký sử dụng và người phiên dịch phải dịch sang tiếng Việt.
- Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh cho người Việt Nam được xác định là biết tiếng Việt thành thạo và người được xác định là đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh khi được cơ sở đào tạo chuyên ngành y do Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ định kiểm tra và công nhận.
Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết về tiêu chí để công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh.
- Người phiên dịch phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của nội dung phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh.
3. Có lý lịch tư pháp được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại xác nhận.
4. Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động của Việt Nam cấp theo quy định của pháp luật về lao động.
LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Hồ sơ

Thành phần hồ sơ
Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (có mẫu): 01 bản chính;
Văn bằng chuyên môn: 01 bản sao có chứng thực;
Giấy xác nhận quá trình thực hành (có mẫu): 01 bản chính;
Giấy chứng nhận biết tiếng Việt thành thạo: 01 bản sao;
- Trường hợp người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề không có giấy chứng nhận biết tiếng Việt thành thạo thì phải có người phiên dịch để phiên dịch từ ngôn ngữ của người đó đăng ký sử dụng sang tiếng Việt.
- Trường hợp người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đăng ký sử dụng ngôn ngữ khác mà không phải là tiếng mẹ đẻ của người đó để khám bệnh, chữa bệnh thì phải có giấy chứng nhận sử dụng thành thạo ngôn ngữ đó và phải có người phiên dịch để phiên dịch từ ngôn ngữ đó sang tiếng Việt.
- Người phiên dịch phải có giấy chứng nhận đủ trình độ phiên dịch phù hợp với ngôn ngữ mà người nước ngoài đăng ký sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh và có hợp đồng lao động với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người nước ngoài làm việc.
Giấy phép lao động được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động của Việt Nam cấp: 01 bản sao có chứng thực;
Ảnh chân dung 04 cm x 06 cm (được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng): 02 cái.
Lưu ý: Trường hợp các văn bản quy định tại điểm 2, 3, 4 ở trên do tổ chức nước ngoài cấp thì phải được hợp pháp hoá lãnh sự và dịch ra tiếng Việt, bản dịch phải được chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Các bước

Tên bước
Chuẩn bị hồ sơ:

Mô tả bước

Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định
Tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, tổ chức:

Mô tả bước

1. Địa điểm tiếp nhận: Tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả Sở Y tế Tỉnh Thanh Hoá (Số 101 Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, Thành phố Thanh Hoá).
2. Thời gian tiếp nhận: Vào giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (Trừ ngày lễ, tết, ngày nghỉ).
3. Những điểm cần lưu ý khi tiếp nhận hồ sơ:
a) Đối với cá nhân, tổ chức:
b) Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Cấp giấy biên nhận hồ sơ và Phiếu tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh cho cá nhân, tổ chức.
Xử lý hồ sơ của cá nhân, tổ chức:

Mô tả bước

1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ. Tổ thư ký tiến hành thẩm định hồ sơ. Nếu không có yêu cầu bổ sung thì phải trình Giám đốc Sở Y tế cấp chứng chỉ hành nghề. Trường hợp không cấp thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
2. Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề chưa hợp lệ, thì trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề để hoàn chỉnh hồ sơ. Văn bản thông báo phải nêu cụ thể là bổ sung thêm những tài liệu nào, sữa đổi nội dung gì;
Lưu ý:
- Khi nhận văn bản yêu cầu hoàn chỉnh hồ sơ, người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề phải sữa đổi, bổ sung theo đúng những nội dung đã được ghi trong văn bản và gửi về cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Ngày tiếp nhận hồ sơ bổ sung được ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Nếu cơ quan tiếp nhận hồ sơ không có văn bản yêu cầu sữa đổi, bổ sung thì phải cấp chứng chỉ hành nghề trong thời gian quy định ở trên;
- Trường hợp người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đã bổ sung hồ sơ nhưng không đúng với yêu cầu thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ thông báo cho người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề để tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ;
Trả kết quả:

Mô tả bước

1. Địa điểm tiếp nhận:Tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả Sở Y tế tỉnh Thanh Hoá (số 101 Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, Thành phố Thanh Hoá).
2. Thời gian kết quả: Vào giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (Trừ ngày lễ, tết, ngày nghỉ).

Kết quả của việc thực hiện

Chứng chỉ hành nghề
Tất cả
60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Qua Bưu điện Trụ sở cơ quan hành chính
Không.
Sở Y tế tỉnh Thanh Hoá.
Không.
Sở Y tế tỉnh Thanh Hoá.
T-THA-238536-TT

Nguồn: csdl.thutuchanhchinh.vn/ho_so_tthc/thanh_hoa/t_tha_238536_tt


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận