Điều kiện cấp phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: 1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Đáp ứng các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. b) Có đủ người hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn; c) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng. 2. Trường hợp đăng ký thành lập phóng khám chuyên khoa hoặc bác sỹ gia đình thì ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người đứng đầu cơ sở phải là người hành nghề có bằng cấp chuyên môn phù hợp với loại hình hành nghề. 3. Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết điều kiện cấp giấy phép hoạt động quy định tại Điều này đối với từng hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo thẩm quyền quản lý.
Điều kiện cấp giấy phép hoạt động 1. Cơ sở vật chất: a) Bảo đảm thiết kế theo quy định tại Quyết định số 2271/2002/QĐ-BYT ngày 17/6/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Tiêu chuẩn thiết kế Trạm y tế cơ sở - Tiêu chuẩn ngành. b) Bảo đảm các điều kiện về quản lý chất thải y tế, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật; c) Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh. 2. Thiết bị y tế: Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt. 3. Tổ chức, nhân sự: Số lượng người hành nghề phải đáp ứng điều kiện quy định tại Mục IV của Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05/6/2007 của liên bộ: Bộ Y tế - Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước. 4. Phạm vi hoạt động chuyên môn: a) Thực hiện kỹ thuật chuyên môn theo danh mục kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành và được Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt; b) Nhân viên y tế thôn, bản thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu theo sự phân công và chỉ đạo về chuyên môn của Trưởng Trạm y tế xã.
Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (có mẫu): 01 bản chính;
Giấy đăng ký kinh doanh đối với cơ sở khám bệnh chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài: 01 bản sao có chứng thực.
Chứng chỉ hành nghề của tất cả người hành nghề của cơ sở khám bệnh chữa bệnh: 01 bản sao có chứng thực;
Danh sách người đăng ký hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (có mẫu): 01 bản chính;
Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (có mẫu): 01 bản chính;
Hồ sơ nhân sự của người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề: mỗi người 01 bộ;
Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh chữa bệnh đáp ứng đều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn: 01 bản chính.
Điều lệ tổ chức hoạt động (có mẫu): 01 bản chính;
Hợp đồng với công ty du lịch hàng không để vận chuyển người bệnh đối với cơ sở dịch vụ vận chuyển, cấp cứu người bệnh ra nước ngoài (nếu có): 01 bản sao có chứng thực;
Hợp đồng vận chuyển người bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có phương tiện vận chuyển cấp cứu (nếu có): 01 bản có chứng thực;
Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn (đề xuất phạm vi hoạt động chuyên môn, danh mục kỹ thuật dự kiến thực hiện trên cơ sở danh mục kỹ thuật chuyên môn do Bộ Y tế ban hành): 01 bản chính.
Các bước
Tên bước
Chuẩn bị hồ sơ:
Mô tả bước
Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định.
Tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, tổ chức:
Mô tả bước
1. Địa điểm tiếp nhận: Tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả Sở Y tế Tỉnh Thanh Hoá (số 101 Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, Thành phố Thanh Hoá). 2. Thời gian tiếp nhận: Vào giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết, ngày nghỉ). 3. Những điểm cần lưu ý khi tiếp nhận hồ sơ: a) Đối với cá nhân, tổ chức: b) Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Cấp Giấy biên nhận hồ sơ cho cá nhân, tổ chức và Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo mẫu quy định.
Xử lý hồ sơ của cá nhân, tổ chức:
Mô tả bước
Trong thời gian 90 ngày kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, nếu không có yêu cầu bổ sung Sở Y tế xem xét để cấp giấy phép hoạt động. Trường hợp không cấp giấy phép hoạt động thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Lưu ý: - Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động chưa hợp lệ thì trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Sở Y tế phải có văn bản thông báo cho cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động để hoàn chỉnh hồ sơ. Văn bản thông báo phải nêu cụ thể là bổ sung những tài liệu nào, nội dung nào cần sửa đổi; - Khi nhận được văn bản yêu cầu hoàn chỉnh hồ sơ, cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động phải bổ sung, sửa đổi theo đúng những nội dung đã được ghi trong văn bản và gửi về cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Ngày tiếp nhận hồ sơ bổ sung, sửa đổi được ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung, sửa đổi, nếu cơ quan tiếp nhận hồ sơ không có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung trong thời gian 90 ngày phải cấp giấy phép hoạt động, nếu không cấp thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do; - Trường hợp cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động đã bổ sung, sửa đổi hồ sơ nhưng không đúng với yêu cầu thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ thông báo cho cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động để tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Trả kết quả:
Mô tả bước
1. Địa điểm trả: Tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả Sở Y tế tỉnh Thanh Hoá (số 101 Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, Thành phố Thanh Hoá). 2. Thời gian trả kết quả: Vào giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết, ngày nghỉ).