THỦ TỤC ĐĂNG KÝ CHUYỂN NHƯỢNG, THỪA KẾ, TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT CHO ĐỐI TƯỢNG LÀ TỔ CHỨC TRONG NƯỚC, CƠ SỞ TÔN GIÁO, NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ, TỔ CHỨC NƯỚC NGOÀI, CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI
Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (mẫu số 01/ĐK-GCN);
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư (bản sao).
- Trường hợp nhận chuyển nhượng, thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hồ sơ gồm: + Văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (hợp đồng chuyển nhượng đối với trường hợp nhận chuyển nhượng; di chúc hoặc biên bản phân chia thừa kế hoặc bản án, quyết định giải quyết tranh chấp của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật đối với trường hợp thừa kế hoặc đơn đề nghị của người thừa kế nếu người thừa kế là người duy nhất; văn bản cam kết tặng cho hoặc hợp đồng tặng cho hoặc quyết định tặng cho đối với trường hợp nhận tặng cho); + Giấy tờ về quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai và một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 8, 9 và 10 của Nghị định số 88/2009/NĐ-CP);
- Trường hợp nhận chuyển nhượng, thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, hồ sơ gồm: + Văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất (hợp đồng chuyển nhượng đối với trường hợp nhận chuyển nhượng; di chúc hoặc biên bản phân chia thừa kế hoặc bản án, quyết định giải quyết tranh chấp của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật đối với trường hợp thừa kế hoặc đơn đề nghị của người thừa kế nếu người thừa kế là người duy nhất; văn bản cam kết tặng cho hoặc hợp đồng tặng cho hoặc quyết định tặng cho đối với trường hợp nhận tặng cho); + Giấy tờ về quyền sử dụng đất (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai);
- Trường hợp nhận chuyển nhượng, thừa kế, nhận tặng cho quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, hồ sơ gồm: + Văn bản giao dịch về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (hợp đồng chuyển nhượng đối với trường hợp nhận chuyển nhượng; di chúc hoặc biên bản phân chia thừa kế hoặc bản án, quyết định giải quyết tranh chấp của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật đối với trường hợp thừa kế hoặc đơn đề nghị của người thừa kế nếu người thừa kế là người duy nhất; văn bản cam kết tặng cho hoặc hợp đồng tặng cho hoặc quyết định tặng cho đối với trường hợp nhận tặng cho); + Giấy tờ về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại các Điều 8, 9 và 10 của Nghị định số 88/2009/NĐ-CP); + Trường hợp bên chuyển nhượng, tặng cho là chủ sở hữu tài sản không đồng thời là người sử dụng đất thì phải có văn bản của người sử dụng đất đồng ý cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển nhượng, tặng cho tài sản gắn liền với đất đã có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện theo quy định của pháp luật;
Các bước
Tên bước
Bước 1
Mô tả bước
Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận “tiếp nhận và trả kết quả” - Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (số 606, đường 30/4, phường 3, thị xã Tây Ninh). Thời gian tiếp nhận và trả kết quả từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (Sáng từ 7 giờ đến 11 giờ 30 phút; chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ, trừ ngày nghỉ, lễ theo quy định); Viên chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: - Trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần theo quy định thì tiếp nhận và ghi biên nhận. Chuyển hồ sơ đến Phòng Đăng ký quyền sử dụng đất và chỉnh lý biến động đất đai trong thời gian không quá 01 ngày; - Trường hợp hồ sơ còn thiếu thì hướng dẫn bổ sung theo quy định.
Bước 2
Mô tả bước
Phòng Đăng ký quyền sử dụng đất và chỉnh lý biến động đất đai thực hiện các bước công việc sau: - Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra số lượng, chất lượng. Trường hợp có từ 01 (một) loại giấy tờ chưa đáp ứng yêu cầu về tính pháp lý thì chậm nhất sau 02 ngày làm việc (kể từ ngày nhận hồ sơ), Phòng Đăng ký quyền sử dụng đất và chỉnh lý biến động đất đai thông báo bằng văn bản trả lại hồ sơ (ghi rõ lý do và các nội dung cần bổ sung). - Thẩm định hồ sơ theo quy định: + Nếu kết quả thẩm định đạt thì hoàn chỉnh hồ sơ trình UBND tỉnh. + Nếu kết quả thẩm định không đạt thì thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân để chỉnh sửa, bổ sung; - Sau khi được UBND tỉnh ký Giấy chứng nhận, nhận lại hồ sơ, giao kết quả cho bộ phận “tiếp nhận và trả kết quả” Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh.
Bước 3
Mô tả bước
Bộ phận “tiếp nhận và trả kết quả” - Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh: - Hướng dẫn tổ chức, cá nhân nộp lệ phí tại phòng Tổ chức - Hành chính thuộc Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh; - Yêu cầu tổ chức, cá nhân nộp lại biên nhận hồ sơ, phiếu yêu cầu bổ sung hồ sơ (nếu có) để lưu vào thủ tục hành chính đã giải quyết; - Trả kết quả: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (trường hợp nhận hộ phải có giấy ủy quyền và CMND của người được ủy quyền).
Kết quả của việc thực hiện
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Tất cả
23 ngày làm việc
Trụ sở cơ quan hành chính
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất - Sở Tài nguyên và Môi trường Tây Ninh.