* Đối với các trường hợp quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 25 Luật Bưu chính (Cung ứng dịch vụ thư không có địa chỉ nhận có khối lượng đơn chiếc đến 02 kilôgam (kg); Cung ứng dịch vụ thư có khối lượng đơn chiếc trên 02 kilôgam (kg); Cung ứng dịch vụ gói, kiện): + Văn bản thông báo hoạt động bưu chính. + Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động bưu chính hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoạt động bưu chính tại Việt Nam do doanh nghiệp tự đóng dấu xác nhận và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao. + Mẫu hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính. + Mẫu biểu trưng, nhãn hiệu, ký hiệu đặc thù hoặc các yếu tố thuộc hệ thống nhận diện của doanh nghiệp được thể hiện trên bưu gửi (nếu có). + Bảng giá cước dịch vụ bưu chính phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính. + Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ bưu chính công bố áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính. + Quy định về mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp phát sinh thiệt hại, quy trình giải quyết khiếu nại của khách hàng, thời hạn giải quyết khiếu nại phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính.
* Đối với các trường hợp quy định tại điểm d, đ, e khoản 1 Điều 25 Luật Bưu chính (Làm đại lý cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nước ngoài; Nhận nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực bưu chính từ nước ngoài vào Việt Nam; Làm đại diện cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nước ngoài): + Văn bản thông báo hoạt động bưu chính. + Bản sao văn bản chấp thuận đăng ký nhượng quyền thương mại do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp được doanh nghiệp tự đóng dấu xác nhận và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao, đối với trường hợp nhận nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam. + Bản sao giấy phép bưu chính còn thời hạn sử dụng, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính đã được cấp do doanh nghiệp tự đóng dấu xác nhận và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao. + Hợp đồng với đối tác nước ngoài. + Tài liệu đã được hợp pháp hóa lãnh sự chứng minh tư cách pháp nhân của đối tác nước ngoài. + Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động bưu chính hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoạt động bưu chính tại Việt Nam do doanh nghiệp tự đóng dấu xác nhận và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao. + Mẫu hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính. + Mẫu biểu trưng, nhãn hiệu, ký hiệu đặc thù hoặc các yếu tố thuộc hệ thống nhận diện của doanh nghiệp được thể hiện trên bưu gửi (nếu có). + Bảng giá cước dịch vụ bưu chính phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính. + Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ bưu chính công bố áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính. + Quy định về mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp phát sinh thiệt hại, quy trình giải quyết khiếu nại của khách hàng, thời hạn giải quyết khiếu nại phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính.
* Đối với các trường hợp quy định tại điểm g, h khoản 1 Điều 25 Luật Bưu chính (Làm chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính được thành lập theo pháp luật Việt Nam; Làm văn phòng đại diện của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nước ngoài): + Văn bản thông báo hoạt động bưu chính. + Bản sao giấy phép thành lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp được doanh nghiệp tự đóng dấu xác nhận và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao.
Các bước
Tên bước
Bước 1
Mô tả bước
Các tổ chức chuẩn bị và nộp hồ sơ tại Sở Thông tin và Truyền thông.
Bước 2
Mô tả bước
Bộ phận tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận và xem xét tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định thì sẽ thẩm định; nếu hồ sơ không đúng quy định thì sẽ gửi thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3
Mô tả bước
Sở Thông tin và Truyền thông tiến hành xác nhận theo đúng quy định.
Kết quả của việc thực hiện
Văn bản xác nhận
Tổ chức
10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ thông báo hợp lệ.