Thủ tục hành chính: T-VTB-236634-TT

Đăng ký biến động về sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất do đổi tên; giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên; thay đổi về hạn chế quyền; thay đổi về nghĩa vụ tài chính; thay đổi diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, tầng cao, kết cấu chính, cấp (hạng) nhà, công trình; thay đổi thông tin về quyền sở hữu rừng cây cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Bà Rịa - Vũng Tàu

Căn cứ pháp lý

Văn bản qui định

Luật số 38/2009/QH12 ngày 19...

Văn bản qui định

Luật Đất đai số 13/2003/QH11...

Văn bản qui định

Nghị định số 88/2009/NĐ-CP n...

Văn bản qui định

Thông tư số 16/2011/TT-BTNMT...

Văn bản qui định

Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT...

Văn bản qui định

Thông tư số 20/2010/TT-BTNMT...

Hồ sơ

Thành phần hồ sơ
Đơn đề nghị đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (mẫu số 03/ĐK-GCN);
Các giấy tờ theo quy định của pháp luật đối với trường hợp nội dung biến động phải được phép của cơ quan có thẩm quyền, cụ thể là:
a) Trường hợp cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình thay đổi họ, tên phải có bản sao văn bản công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Trường hợp hộ gia đình thay đổi người đại điện là chủ hộ gia đình phải có bản sao sổ hộ khẩu của hộ đó; trường hợp thay đổi người đại diện là thành viên khác trong hộ thì phải có văn bản thỏa thuận của hộ gia đình được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
c) Trường hợp cộng đồng dân cư đổi tên phải có văn bản thỏa thuận của cộng đồng dân cư đó, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
d) Trường hợp giảm diện tích thửa đất, tài sản gắn liền với đất do sạt lở tự nhiên thì phải có văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về tình trạng sạt lở tự nhiên đó;
đ) Trường hợp đã thực hiện xong nghĩa vụ tài chính ghi nợ trên Giấy chứng nhận thì phải có chứng từ về việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính đó, trừ trường hợp người sử dụng đất được miễn giảm hoặc không phải nộp do thay đổi quy định của pháp luật đất đai;
e) Trường hợp thay đổi hạn chế về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất ghi trên Giấy chứng nhận theo thỏa thuận giữa những người có quyền lợi liên quan phù hợp với quy định của pháp luật thì phải có văn bản thỏa thuận về việc thay đổi đó, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
g) Trường hợp thay đổi diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, tầng cao, kết cấu chính, cấp (hạng) nhà, công trình đã ghi trên Giấy chứng nhận mà phải xin phép theo quy định của pháp luật về xây dựng thì phải có bản sao giấy phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền.
Trường hợp thay đổi thông tin về quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng thì phải có văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã (đối với trường hợp của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư).
h) Các giấy tờ là bản sao quy định tại các điểm a, b và g nêu trên phải có chứng thực theo quy định của pháp luật hoặc không chứng thực nhưng phải xuất trình bản gốc để cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu.
Một trong các loại giấy chứng nhận đã cấp có nội dung liên quan đến việc đăng ký biến động gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Các bước

Tên bước
Bước 1.

Mô tả bước

Người đề nghị đăng ký biến động đối với đất, tài sản gắn liền với đất tại phường nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp huyện; người đề nghị đăng ký biến động đối với đất, tài sản gắn liền với đất tại xã, thị trấn nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp huyện hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND xã, thị trấn nơi có đất, tài sản gắn liền với đất; trường hợp nộp hồ sơ tại UBND xã, thị trấn thì trong thời gian ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, UBND xã, thị trấn có trách nhiệm chuyển hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp huyện.
- Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận giao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận phải hướng dẫn cho người đến nộp bổ sung đầy đủ theo quy định.
Ngay trong ngày làm việc, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm chuyển hồ sơ đã tiếp nhận đến các bộ phận chuyên môn có trách nhiệm tham mưu giải quyết.
Bước 2.

Mô tả bước

Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu phù hợp quy định của pháp luật thì thực hiện các công việc sau đây:
+ Trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp có thay đổi về diện tích thửa đất, tài sản gắn liền với đất hoặc trường hợp chưa có bản đồ địa chính, chưa trích đo địa chính thửa đất;
+ Trường hợp thay đổi diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, tầng cao, kết cấu chính, cấp (hạng) nhà hoặc công trình xây dựng phải xin phép xây dựng nhưng trong hồ sơ đăng ký biến động không có giấy phép xây dựng thì gửi phiếu lấy ý kiến của cơ quan có thẩm quyền quản lý về nhà ở, công trình xây dựng. Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được phiếu lấy ý kiến, cơ quan quản lý về nhà ở, công trình xây dựng có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện;
+ Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đối với trường hợp phải cấp mới Giấy chứng nhận; cập nhật biến động vào cơ sở dữ liệu địa chính; chuyển Giấy chứng nhận đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp huyện để trao cho người đề nghị đăng ký biến động (đối với trường hợp nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp huyện) hoặc chuyển Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp huyện gửi UBND xã, thị trấn để trao (đối với trường hợp nộp hồ sơ tại xã, thị trấn) sau khi người được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành nghĩa vụ tài chính (nếu có).
Bước 3.

Mô tả bước

Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp huyện hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND xã, thị trấn (Người đề nghị đăng ký biến động nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc cơ quan nào thì liên hệ trực tiếp theo giấy biên nhận để nhận kết quả) theo các bước sau:
Cán bộ trả kết quả kiểm tra giấy biên nhận, giấy CMND của người đứng tên trong Giấy chứng nhận và thu lệ phí theo quy định trước khi trả Giấy chứng nhận.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Các ngày làm việc trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 đến 11 giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ, tết. Riêng buổi sáng thứ bảy (từ 07 giờ 30 đến 11 giờ 30), tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND thành phố Vũng Tàu vẫn tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính này; tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND các huyện và UBND thành phố Bà Rịa chỉ thực hiện việc trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính.

Kết quả của việc thực hiện

Giấy chứng nhận
Cá nhân
Không quá mười lăm (15) ngày làm việc, không kể thời gian người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện nghĩa vụ tài chính. Trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký biến động mà phải trích đo địa chính thửa đất thì thời gian thực hiện thủ tục hành chính được tăng thêm không quá hai mươi (20) ngày làm việc; trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận thì thời gian thực hiện thủ tục hành chính được tăng thêm không quá năm (05) ngày làm việc; trường hợp chưa có Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì thời gian thực hiện thủ tục hành chính được tăng thêm không quá ba lăm (35) ngày làm việc.
Trụ sở cơ quan hành chính
UBND cấp xã.
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện.
Không.
* Trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận: UBND cấp huyện. * Trường hợp đăng ký biến động: Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện.
T-VTB-236634-TT

Nguồn: csdl.thutuchanhchinh.vn/ho_so_tthc/ba_ria_vung_tau/t_vtb_236634_tt


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận