- Ðiều trị triệu chứng buồn nôn và nôn nặng, đặc biệt ở người bệnh đang điều trị bằng thuốc độc tế bào. - Ðiều trị triệu chứng buồn nôn, nôn, cảm giác chướng và nặng vùng thượng vị, khó tiêu sau bữa ăn do thức ăn chậm xuống ruột.
Chống chỉ định:
- Nôn sau khi mổ. - Chảy máu đường tiêu hóa. - Tắc ruột cơ học. - Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. - Dùng domperidon thường xuyên hoặc dài ngày.
Chú ý đề phòng:
- Chỉ được dùng domperidon không quá 12 tuần cho người bệnh Parkinson. Có thể xuất hiện các tác dụng có hại ở thần kinh trung ương. Chỉ dùng domperidon cho người bệnh Parkinson khi các biện pháp chống nôn khác, an toàn hơn không có tác dụng. - Phải giảm 30 - 50% liều ở người bệnh suy thận và cho uống thuốc làm nhiều lần trong ngày. - Domperidon rất ít khi được dùng theo đường tiêm. Nếu dùng domperidon theo đường tĩnh mạch thì phải thật thận trọng, đặc biệt là ở người bệnh có nguy cơ loạn nhịp tim hoặc hạ kali huyết, người bệnh đang dùng thuốc chống ung thư. - Thời kỳ mang thai:Domperidon không gây quái thai. Tuy nhiên, để an toàn, tránh dùng thuốc cho người mang thai. - Thời kỳ cho con bú: Domperidon bài tiết vào sữa mẹ với nồng độ thấp; không dùng thuốc cho người cho con bú.
Tác dụng ngoài ý:
Hiếm gặp, ADR <1>- Domperidon khó qua được hàng rào máu - não và ít có khả năng hơn metoclopramid gây ra các tác dụng ở thần kinh trung ương như phản ứng ngoại tháp hoặc buồn ngủ. Rối loạn ngoại tháp và buồn ngủ xảy ra với tỷ lệ rất thấp và thường do rối loạn tính thấm của hàng rào máu - não (trẻ đẻ non, tổn thương màng não) hoặc do quá liều. - Chảy sữa, rối loạn kinh nguyệt, mất kinh, vú to hoặc đau tức vú do tăng prolactin huyết thanh có thể gặp ở người bệnh dùng thuốc liều cao dài ngày. Hướng dẫn cách xử trí ADR - Ngừng dùng thuốc.
Liều lượng:
- Thuốc dùng chủ yếu theo đường uống, rất hiếm khi dùng đường tiêm. Phải uống thuốc 15 - 30 phút trước bữa ăn. - Người lớn: Cứ 4 đến 8 giờ, uống một liều 10 - 20 mg (tối đa 1 mg/kg. - Trẻ em: Cứ 4 đến 8 giờ, uống một liều 200 - 400 microgram/.