Đại học | |||
Tên ngành | Phương thức tuyển sinh | Khối thi | Điểm chuẩn 2013 |
---|---|---|---|
Hệ thống thông tin quản lý | Thi tuyển | A A1 | 19 19 |
Kế toán | Thi tuyển | A A1 | 20 20 |
Ngôn ngữ Anh | Thi tuyển | D1 | 21 |
Quản trị kinh doanh | Thi tuyển | A A1 | 19 19 |
Tài chính - Ngân hàng | Thi tuyển | A A1 | 20.5 20.5 |
Cao đẳng | |||
Tên ngành | Phương thức tuyển sinh | Khối thi | Điểm chuẩn 2013 |
Kế toán | Xét tuyển | A A1 | 12 12 |
Tài chính - Ngân hàng | Xét tuyển | A A1 | 12 12 |
Học viện Ngân hàng là trường đại học công lập thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Giáo dục & Đào tạo, có trụ sở chính tại Hà Nội, các Phân viện tại Bắc Ninh và Phú Yên.
Học viện Ngân hàng, tiền thân là Trường Cao cấp nghiệp vụ Ngân hàng, được thành lập từ năm 1961, có kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học chuyên ngành tài chính ngân hàng. Hiện nay, Học viện ngân hàng đã mở rộng đào tạo 5 ngành học: Tài chính ngân hàng, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Hệ thống thông tin kinh tế và Tiếng Anh với đội ngũ hơn 500 giảng viên có trình độ cao trong lĩnh vực chuyên ngành, thu hút tới 20.000 người học hàng năm ở tất cả các bậc học từ trung học, đại học và sau đại học. Học viện ngân hàng là một trong các cơ sở đào tạo có uy tín của Việt Nam cung cấp các khóa đào tạo nghiệp vụ và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực Tài chính ngân hàng, kế toán và quản trị kinh doanh.
Quá trình hình thành và phát triển
Giai đoạn 1961 – 1975:
Ngày 13/09/1961, Trường Cao cấp Nghiệp vụ ngân hàng Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 3072/VG của Thủ tướng Chính phủ với nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo học sinh phổ thông trở thành cán bộ trung cấp ngân hàng, bổ túc cán bộ sơ cấp, trung cấp nghiệp vụ thành cán bộ có trình độ cao cấp nghiệp vụ ngân hàng.
Thành lập Trường Trung học Ngân hàng I (Bắc Ninh) và Trường Trung học Ngân hàng miền núi TƯ (Thái Nguyên).
Giai đoạn 1961 – 1975:
Ngày 16/12/1976 Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký quyết định số 1229/NH -TCCB thành lập cơ sở II Trường Cao cấp nghiệp vụ Ngân hàng đặt tại thành phố Hồ Chí Minh để đào tạo hệ đại học chuyên tu và tại chức.
Thành lập Trường Trung học Ngân hàng II (Tuy Hoà - Phú Yên).
Giai đoạn 1975 - 1992:
Ngày 18/10/1978, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 264/CP cho phép mở hệ cao đẳng trong trường Cao cấp Nghiệp vụ ngân hàng để đào tạo cán bộ có trình độ đại học thực hành ngân hàng.
Ngày 13/02/1980, Thành lập Trường Trung học Ngân hàng IV trên cơ sở sấp nhập 2 trường Trung học NH miền núi TƯ và Phân hiệu đặc biệt T16 (Sơn Tây - Hà Tây).
Ngày 03/05/1980, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 149/TTg cho phép mở lớp đại học hệ chính quy tập trung về ngân hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Giai đoạn 1993 - 1997:
Ngày 23/3/1993, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 112/TTg thành lập Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trên cơ sở tổ chức lại 2 trường Cao cấp Ngân hàng Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, 4 trường trung học ngân hàng (Bắc Ninh, Sơn Tây, Phú Yên, Trung học Ngân hàng III - TP HCM) và Viện Nghiên cứu Tiền tệ - Tín dụng - Ngân hàng để thực hiện chủ trương của Nhà nước về việc sắp xếp lại các Viện nghiên cứu khoa học và các trường đại học, nhằm mục đích tăng cường và phát huy năng lực nghiên cứu và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Ngày 8/3/1996, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 143/TTg giao nhiệm vụ đào tạo trên đại học cho Viện Khoa học Ngân hàng thuộc Trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học Ngân hàng. Tiếp sau đó, ngày 25/3/1996, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra ra Quyết định số 1121/GD-ĐT về việc giao chuyên ngành đào tạo Nghiên cứu sinh cho Viện khoa học Ngân hàng.
Giai đoạn từ1998 đến nay:
Ngày 09/02/1998, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 30/1998/QĐ-TTg về việc thành lập Học viện Ngân hàng thuộc NHNN Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm đào tạo và Nghiên cứu khoa học ngân hàng. Theo quyết định này, Học viện Ngân hàng là tổ chức đào tạo và nghiên cứu khoa học của Nhà nước về lĩnh vực ngân hàng.
Ngày 20/08/2003 Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 174/2003/QĐ-TTg tách cơ sở Phân viện Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Học viện Ngân hàng để thành lập Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 29/4/2009, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ra Quyết định số 1009/Qđ-NHNN qui định chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Ngân hàng thay thế cho Quyết định số 48/2004Qđ-NHNN trước đây nhằm kiện toàn bộ máy tổ chức và hoạt động của Học viện Ngân hàng cho phù hợp với tình hình phát triển mới của đất nước nói chung và của ngành Ngân hàng nói riêng đang ngày càng hội nhập vào cộng đồng quốc tế.
Chức năng nhiệm vụ:
- Xây dựng, trình Thống đốc phê duyệt các đề án, dự án, qui hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn của Học viện; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
- Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy và học tập đối với các ngành nghề được phép đào tạo trên cơ sở chương trình khung do Bộ Giáo dục - đào tạo ban hành;
- Xây dựng kế hoạch tuyển sinh hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức tuyển sinh, đào tạo, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng, chứng chỉ cho người học thuộc các ngành nghề được phép đào tạo theo qui định của pháp luật;
- Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực có trình độ trung học, cao đẳng, đại học chính qui, không chính quy và sau đại học trong phạm vi các ngành nghề được phép đào tạo; phát hiện và bồi dưỡng nhân tài trong đội ngũ những người học và cán bộ, giảng viên của Học viện.
- Ngiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; gắn nghiên cứu khoa học với đào tạo; tổ chức triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ vào thực tiễn hoạt động của Học viện nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của Học viện.
- Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; chuyển giao; chuyển nhượng kết quả hoạt động khoa học và công nghệ; bảo vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân trong hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ của Học viện theo qui định của pháp luật.
- Hợp tác với các trường, các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, các tổ chức trong nước và nước ngoài để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và giảng dạy của Học viện theo qui định của pháp luật.
- Tổ chức đánh giá chất lượng đào tạo và chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cấp có thẩm quyền.
- Tổ chức các hoạt động dịch vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao của Học viện theo qui định của pháp luật.
- Quản lý và xây dựng đội ngũ giảng viên của Học viện đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Quản lý biên chế, sử dụng cán bộ; thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ, viên chức, người lao động và quản lý người học của Học viện theo qui định của pháp luật.
- Thực hiện các nội dung cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch công tác của Ngân hàng Nhà nước.
- Quản lý, sử dụng nhà đất, tài chính, tài sản, ngân sách được phân bổ và các nguồn thu khác theo qui định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo qui định của điều lệ trường đại học và được Thống đốc.
Mục tiêu của Học viện Ngân hàng là cung cấp một chương trình đào tạo đảm bảo cho người học có thể đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Chương trình đào tạo cũng đặc biệt quan tâm tới việc phát triển các kỹ năng cần thiết cho người học như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, tính chủ động và sáng tạo.
www.edunet.com.vn
Nguồn: Học viện Ngân Hàng