Văn bản pháp luật: Quyết định 04/2002/QĐ-BGD&ĐT

Nguyễn Văn Vọng
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Quyết định 04/2002/QĐ-BGD&ĐT
Quyết định
Hết hiệu lực toàn bộ
23/03/2002
08/03/2002

Tóm tắt nội dung

Về việc ban hành "Quy định tạm thời về mục tiêu và kế hoạch giáo dục của trường Trung học phổ thông"

Thứ trưởng
2.002
Bộ Giáo dục và Đào tạo

Toàn văn

bộ giáo dục và đào tạo cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

QUYẾTĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Vềviệc ban hành "Quy định tạm thời về mục tiêu và kế hoạch giáo dục

củatrường Trung học phổ thông"

 

BỘTRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứNghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tráchnhiệm quản lý Nhà nước của Bộ và cơ quan ngang Bộ;

Căn cứNghị định số 29/CP ngày 30/3/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổchức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứNghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 của Chính phủ quy định chi tiết và hướngdẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứChỉ thị số 14/2001/CT-TTg ngày 11/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới chươngtrình giáo dục phổ thông;

Căn cứChỉ thị số 30/1998/CT-TTg ngày 01/9/1998 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnhchủ trương phân ban ở phổ thông trung học và đào tạo hai giai đoạn ở đại học;

Căn cứQuyết định số 4331/QĐ/BGD&ĐT-TCCB ngày 27/7/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dụcvà Đào tạo về việc thành lập Ban chỉ đạo xây dựng chương trình và biên soạn sáchgiáo khoa trung học phổ thông;

Theo đềnghị của ông Vụ trưởng Vụ Trung học phổ thông, ông Viện trưởng Viện Khoa họcgiáo dục;

 

QUYẾTĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này "Quyđịnh tạm thời về mục tiêu và kế hoạch giáo dục của trường Trung học phổthông" làm cơ sở cho việc xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoavà xác định các điều kiện cần thiết cho việc đổi mới chương trình giáo dụcTrung học phổ thông.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từngày ký.

Điều 3: Các ông (bà) Chánh văn phòng, Vụ trưởng VụTrung học phổ thông, Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục và Thủ trưởng các đơnvị hữu quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quy địnhtạm thời về Mục tiêu và kế hoạch giáo dục

của trườngtrung học phổ thông

(Ban hànhkèm theo Quyết định số: 04 /2002/QĐ-BGD&ĐT

ngày 08/03/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I- Mụctiêu:

1. Mụctiêu tổng quát:

"Giáodục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quảcủa giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biếtthông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng,trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động" (Điều23, mục 2, chương II của Luật Giáo dục).

2. Mụctiêu cụ thể:

Học xongtrung học phổ thông, học sinh cần đạt được yêu cầu chủ yếu sau:

- Hình thànhvà củng cố các giá trị về tư tưởng, đạo đức, lối sống phù hợp với mục tiêuchung của giáo dục phổ thông, mục tiêu giáo dục của cấp học và thích hợp vớitrình độ, lứa tuổi học sinh trung học phổ thông. Đó là tình yêu gia đình, quê hương,đất nước, tinh thần tự tôn dân tộc; ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị vănhoá, truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; trung thành vớilý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, sẵn sàng bảo vệ tổquốc; có chí tiến thủ lập nghiệp, không cam chịu nghèo hèn; có lòng nhân ái,ứng xử hợp đạo lý, có văn hoá trong quan hệ gia đình, bạn bè, xã hội; sống lànhmạnh, tự tin, giản dị, tiết kiệm; hiểu biết, tôn trọng và chấp hành pháp luật;quan tâm đến những vấn đề cấp bách của đất nước, của toàn cầu.

Củng cố,phát triển những nội dung đã học ở trung học cơ sở, gồm những kiến thức cơ bảnvề tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoahọc tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có những hiểu biết cần thiết về kỹthuật và hướng nghiệp, đảm bảo hoàn thành nội dung học vấn phổ thông về tựnhiên, xã hội và con người, gắn với cuộc sống cộng đồng và thực tiễn địa phương.

Được tiếptục phát triển và nâng cao các kỹ năng học tập chung và kỹ năng học tập bộ môn,đặc biệt là kỹ năng vận dụng kiến thức vào các tình huống học tập mới, vào thựctiễn sản xuất và đời sống; được củng cố thói quen và phương pháp tự học, nănglực thu thập, xử lí và truyền đạt thông tin, khả năng phát hiện và giải quyếtvấn đề, độc lập suy nghĩ, sáng tạo trong tư duy và hành động; có khả năng sửdụng một ngoại ngữ trong giao tiếp thông thường và khả năng ứng dụng một sốthành tựu của công nghệ thông tin ở trình độ phổ thông trong giải quyết côngviệc; có hiểu biết và kỹ năng cần thiết về kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp đểcó thể vận dụng trong cuộc sống lao động, trong việc lựa chọn hướng phát triểnphù hợp với năng lực của bản thân.

Hiểu biết vàcó thói quen rèn luyện thân thể thường xuyên, đạt tiêu chuẩn rèn luyện theo lứatuổi; giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường; sử dụng thời gian hợp lý, biếtcách làm việc và nghỉ ngơi khoa học.

Hiểu biết vàcó khả năng cảm thụ, đánh giá cái đẹp trong cuộc sống và văn học, nghệ thuật,có nhu cầu sáng tạo cái đẹp; sống hoà hợp với thiên nhiên và xã hội.

3. Mụctiêu đặc thù của từng ban:

Đồng thờivới mục tiêu chung mà học sinh học xong Trung học phổ thông phải đạt được, mụctiêu của Ban Khoa học tự nhiên, Ban Khoa học xã hội và nhân văn còn mang tínhđặc thù, biểu hiện ở mức độ và định hướng về kiến thức và kỹ năng.

Ban Khoa họctự nhiên: trên nền học vấn phổ thông, yêu cầu học sinh có kiến thức và kỹ năngcao hơn ở các môn Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học (các môn được phân hoá),chuẩn bị cơ sở cho học tập ở bậc học tiếp theo thuộc các ngành liên quan đếnToán, Khoa học tự nhiên, Kỹ thuật, Kinh tế... hoặc đi vào cuộc sống lao động.

Ban Khoa họcxã hội và nhân văn: trên nền học vấn phổ thông, yêu cầu học sinh có kiến thứcvà kỹ năng cao hơn ở các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý (các môn được phân hoá),chuẩn bị cơ sở cho học tập ở bậc học tiếp theo thuộc các ngành Khoa học xã hộivà nhân văn hoặc đi vào cuộc sống lao động.

II- Kếhoạch giáo dục của trường trung học phổ thông:

Kế hoạchgiáo dục quy định thành phần các môn học và các hoạt động giáo dục trong nhà trường,trình tự và thời lượng cho từng môn học, từng hoạt động trong mỗi tuần lễ và cảnăm học. Kế hoạch giáo dục xác định vị trí, tính chất của mỗi môn học, hoạtđộng trong cấp học đó và phản ánh các nhiệm vụ giáo dục trọng tâm của nhà trườngnhằm thực hiện mục tiêu toàn cấp học.

Kế hoạchgiáo dục của trường trung học phổ thông được xây dựng theo phương hướng sau:

Giữ các mônhọc, hoạt động giáo dục của kế hoạch giáo dục cấp trung học phổ thông hiệnhành, bổ sung môn Tin học, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và hoạt động hướngnghiệp.

Giảm thời lượngcủa một số môn học truyền thống để dành thời gian cho một số nội dung mới vàcho giáo trình tự chọn của trường trung học phổ thông.

Trước mắt sựphân hoá được thực hiện bằng cách tổ chức hai ban: Khoa học tự nhiên (ký hiệulà A), Khoa học xã hội và nhân văn (ký hiệu là C). Các môn học được bố tríthành hai lĩnh vực : các môn không phân hoá được thực hiện như nhau ở hai banvà các môn có phân hoá được thực hiện khác biệt giữa hai ban.

Chuẩn chươngtrình được thể hiện qua chương trình các môn không phân hoá, các môn Ngữ văn,Lịch sử, Địa lý của ban A, Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh vật của ban C.

Tiếp tục đưavào các tiết học tự chọn, một phần được dành cho việc bám sát, nâng cao kiếnthức, kỹ năng của các môn phân hoá, phần khác dành cho việc cung cấp một số nộidung mới theo nhu cầu của người học và yêu cầu của cộng đồng.

Thời giancho mỗi tiết học là 45 phút.

Tổng số tiếthọc văn hoá trong tuần không vượt quá 30 tiết.

Số tuần họctrong một năm là 35 tuần.

Bảng phânphối giờ cụ thể của trường Trung học phổ thông (tiết/tuần)

Lĩnh vực

Số TT

Môn học

Lớp 10

Lớp 11

Lớp 12

A

C

ABAC

Các môn học không phân hoá

1

Ngoại ngữ

 

3

3

1

2

GDCD

1

1

2

3

Thể dục

2

2

1

4

Tin học

1

1

1

5

Công nghệ

2

23

 

Các môn học phân hoá

1

Ngữ văn

3

4,5

3,5

1

1

4

2,5

2,5

1,54

2

1,5

3,5

2

1,5

1,53

1,5

1,5

4

3

2

24,5

2

2

3,5

2

2

1

2

Lịch sử

1,5

1,5

3

Địa lý

1,5

2

4

Toán

4

3

5

Vật lý

2,5

2

6

Hoá học

2

1,5

7

Sinh vật

1,5

1,5

Tiết học tự chọn

 

2

 

3

3

Giáo dục thể chất

SH trường SH lớp

 

1

 

1

1

11

Số tiết mỗi lớp/tuần

 

29

 

30

30

số tiết cả 3 lớp/tuần

Ban

A:89

Chuẩn: 82,5

Ban C: 89

 

 

Giáo dục nghề phổ thông

Không học

3 tiết/tuần

Không học

 

 

Giáo dục ngoài giờ lên lớp

3tiết/tuần

 

 

 

 

Giáo dục hướng nghiệp

(3tiết/tháng)

 

 

 

 

Giáo dục quốc phòng

(2tuần/năm)

 

 

 

 

Số tuần của năm học

35tuần

 

 

 

 

 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=22490&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận