QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
Ban hành Quy chế về soạn thảo, thẩm định và ban hànhvăn bản quy phạm pháp luật và
văn bản cá biệt ngành Xây dựng
BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12/11/1996;
Căn cứ Pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế ngày20/8/1998;
Căn cứ Nghị định số 101/CP ngày 23/9/1997 của Chính phủ qui địnhchi tiết một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Thông tưsố 1793/1997/TT-BTP ngày 30/12/1997 của Bộ Tư pháp hướng dẫn nghiệp vụ của tổchức pháp chế ở các Bộ;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 04/3/1994 của Chính phủ qui địnhchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Chánh Văn phòng Bộ;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết địnhnày "Quy chế về soạn thảo, thẩm định và ban hành văn bản quy phạmpháp luật và văn bản cá biệt ngành Xây dựng".
Điều 2.Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những qui định trướcđây trái với Quy chế kèm theo Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3.Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng các Cục, Vụ, Viện thuộcBộ Xây dựng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
QUY CHẾ
Về soạn thảo, thẩm định và ban hành văn bản quy phạmpháp luật và văn bản cá biệt ngành Xây dựng
(Ban hành kèm theo Quyết định số 07/1999/QĐ-BXD ngày02/02/1999 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng, phạm vi áp dụng
Đểnâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản pháp luật, kịp thời thể chế hoá đườnglối, chính sách của Đảng và Nhà nước, đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước ngànhXây dựng bằng pháp luật, Quy chế này qui định thủ tục, trình tự áp dụng trongcơ quan Bộ Xây dựng về việc soạn thảo, thẩm định và ban hành các văn bản quyphạm pháp luật (QPPL) và văn bản cá biệt ngành Xây dựng.
Vănbản QPPL ngành Xây dựng là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hànhtheo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xử sự chung được Nhànước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trong các lĩnh vựcngành Xây dựng.
Vănbản cá biệt là những văn bản do Bộ Xây dựng ban hành theo thẩm quyền trên cơ sởcác văn bản QPPL, để giải quyết những công việc cụ thể, nội dung cụ thể vớinhững đối tượng cụ thể trong phạm vi thời gian và không gian nhất định.
1.Văn bản QPPL ngành Xây dựng bao gồm:
a)Các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị thuộcthẩm quyền ban hành của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướngChính phủ và điều ước quốc tế được ký kết với danh nghĩa Nhà nước, danh nghĩaChính phủ về các lĩnh vực ngành Xây dựng do Chính phủ phân công Bộ Xây dựngchủ trì soạn thảo.
b)Văn bản QPPL cuả Bộ Xây dựng ban hành theo thẩm quyền. Cụ thể là:
Quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng qui định về tổ chức và hoạtđộng của các cơ quan, đơn vị trực thuộc; ban hành các quy chuẩn xây dựng, tiêuchuẩn xây dựng, các định mức kinh tế - kỹ thuật ngành Xây dựng, quy hoạch xâydựng, quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền.
Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng qui định các biện pháp để chỉđạo, đôn đốc, phối hợp và kiểm tra hoạt động của các cơ quan, đơn vị thuộcngành Xây dựng trong việc thực hiện văn bản QPPL ngành Xây dựng do các cơ quanNhà nước có thẩm quyền cấp trên và Bộ Xây dựng ban hành.
Thông tư của Bộ trưởng Bộ Xây dựng để hướng dẫn thực hiện nhữngqui định được luật và nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh và nghị quyết của Uỷban thường vụ quốc hội; lệnh và quyết định của Chủ tịch nước; nghị định và nghịquyết của Chính phủ; quyết định và chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ giao thuộcphạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng.
Nghị quyết, thông tư liên tịch giữa Bộ Xây dựng với các Bộ, ngành khác, các tổchức chính trị - xã hội để hướng dẫn thực hiện những vấn đề khi pháp luật quyđịnh về việc tổ chức chính trị-xã hội đó tham gia quản lý Nhà nước.
Điều ước quốc tế được ký kết với danh nghĩa Bộ Xây dựng để thực hiệnmột điều ước quốc tế đã được ký kết với danh nghĩa Nhà nước hoặc Chính phủ hayvề lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng theo qui định củaPháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế.
2.Các văn bản cá biệt do Bộ Xây dựng ban hành, bao gồm:
Cácvăn bản tham gia ý kiến đối với các văn bản QPPL do Bộ, ngành khác và địa phươngchủ trì soạn thảo.
Cácvăn bản giải quyết khiếu nại tố cáo có liên quan đến chế độ, chính sách củaĐảng, Nhà nước thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng.
Cácvăn bản giải quyết những công việc thường xuyên trong công tác quản lý ngành,theo chức năng, nhiệm vụ Nhà nước phân giao.
Điều 2. Tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất và phù hợp của văn bản
Vănbản được ban hành phải phù hợp và không được trái với Hiến pháp và trái với nộidung các văn bản QPPL của các cơ quan nhà nước cấp trên; bảo đảm tính thốngnhất, thứ bậc, hiệu lực pháp lý của các văn bản trong hệ thống pháp luật; bảođảm thẩm quyền về nội dung và thẩm quyền về hình thức của văn bản.
Điều 3.Bố cục và ngôn ngữ của văn bản.
Bốcục của văn bản phải tuân thủ các qui định của pháp luật hiện hành và kỹ thuậtsoạn thảo văn bản.
Ngônngữ trong văn bản phải chính xác, phổ thông, dễ hiểu và phải được thể hiện bằngtiếng Việt;
Điều 4. Số và ký hiệu của văn bản
Sốvà ký hiệu của văn bản QPPL và văn bản cá biệt được ghi theo qui định tại Nghịđịnh 101/CP ngày 23/9/1997 của Chính phủ và Quyết định số 59/1998/QĐ-BXD ngày24/2/1998, Quyết định số 110/1998/QĐ-BXD ngày 23/3/1998 của Bộ trưởng Bộ Xâydựng.
Điều 5. Tổng kết chương trình xây dựng văn bản
Vàotháng 12 hàng năm, Vụ Pháp chế phối hợp với Văn phòng Bộ tập hợp toàn bộ cácvăn bản QPPL ngành Xây dựng và văn bản cá biệt do Bộ Xây dựng ban hành trongnăm, đồng thời tổng kết đánh giá và rút kinh nghiệm để việc ban hành văn bản đượcthực hiện theo đúng chương trình và ngày càng hoàn thiện hơn.
Chương II
SOẠN THẢO, THẨM ĐỊNH VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN QPPL NGÀNHXÂY DỰNG
Điều 6. Lập chương trình xây dựng văn bản QPPL
1.Hàng năm hoặc theo nhiệm kỳ của Quốc hội, căn cứ vào chiến lược, đường lối pháttriển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, kế hoạch, chương trình xây dựngpháp luật của Nhà nước, yêu cầu quản lý Nhà nước ngành Xây dựng từng thời kỳ,các Cục, Vụ (viết tắt là Vụ) trực thuộc Bộ, theo chức năng, nhiệm vụ của mìnhphải lập dự kiến xây dựng văn bản QPPL (trong đó nêu rõ tên văn bản, sự cầnthiết ban hành văn bản; đối tượng, phạm vi điều chỉnh và nội dung cơ bản, bốcục văn bản; thời gian trình và thời gian ban hành;cơ quan phối hợp và các điềukiện cần thiết khác) gửi Vụ Pháp chế trước ngày 1 tháng 7 để tổng hợp báocáo Bộ trưởng xem xét quyết định đồng thời cân đối ngân sách để phục vụ soạnthảo các văn bản QPPL thuộc đối tượng phải cấp kinh phí theo quy định.
2.Vụ Pháp chế phối hợp với Văn phòng tổng hợp báo cáo để lập kế hoạch:
a)Chương trình xây dựng văn bản QPPL ngành xây dựng thuộc thẩm quyền ban hành củaQuốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ, baogồm:
Danhmục xây dựng Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết hàng năm được gửi về Bộ Tư pháp và Vănphòng Chính phủ chậm nhất là 15 tháng 7 năm trước của năm kế hoạch, nếu cho cảnhiệm kỳ Quốc hội được gửi về Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ chậm nhất làngày 15 tháng 7 năm kết thúc nhiệm kỳ của Quốc hội khoá trước.
Danhmục dự kiến xây dựng văn bản QPPL của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hàng năm đượcgửi đến Văn phòng Chính phủ và Bộ Tư pháp chậm nhất là ngày 15 tháng 10 năm trướccủa năm kế hoạch.
b)Danh mục dự kiến xây dựng văn bản QPPL hàng năm thuộc thẩm quyền của Bộ trưởngBộ Xây dựng được tổng hợp trước ngày 15 tháng 10 năm trước của năm kế hoạch đểtrình Bộ trưởng xem xét, quyết định.
Tùytheo tình hình thực tế trong các lĩnh vực phát triển kinh tế-xã hội của Quốcgia cũng như của ngành, chương trình xây dựng văn bản QPPL có thể được điềuchỉnh bổ sung cho phù hợp.
3.Vụ Pháp chế lập báo cáo kết quả thực hiện chương trình xây dựng văn bản QPPLcủa Ngành vào tháng 12 hàng năm.
Điều 7. Soạn thảo văn bản QPPL.
1.Trên cơ sở văn bản QPPL có liên quan đến chức năng nhiệm vụ của Vụ nào thì Lãnhđạo Bộ giao cho Vụ đó chủ trì soạn thảo. Cơ quan chủ trì soạn thảo có tráchnhiệm tổ chức lập chương trình, kế hoạch soạn thảo, phối hợp chặt chẽ với cáccơ quan liên quan thuộc Bộ để thực hiện công việc đúng tiến độ được giao và đảmbảo chất lượng.
2.Đối với các dự án Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết, Nghị định khi được Chính phủgiao chủ trì soạn thảo thì Bộ Xây dựng thành lập Ban soạn thảo (trừ trường hợpcần thiết do Chính phủ thành lập).
Cơquan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm phối hợp với Vụ Pháp chế, Vụ Tổ chức laođộng đề xuất thành phần Ban soạn thảo và tổ chuyên viên giúp việc trình Lãnhđạo Bộ quyết định.
Điều 8. Trách nhiệm của Ban soạn thảo hoặc cơ quan chủ trì soạnthảo.
Khisoạn thảo văn bản QPPL, Ban soạn thảo hoặc cơ quan chủ trì soạn thảo phải thựchiện các nhiệm vụ sau đây:
1.Nghiên cứu đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, khảo sát tình hình thựctiễn, thu thập các thông tin, tư liệu có liên quan đến nội dung văn bản QPPLcần soạn thảo (kể cả những thông tin tư liệu nước ngoài).
2.Lập đề cương, xác định nội dung, tên gọi, bố cục văn bản QPPL, đồng thời tiếnhành soạn thảo đảm bảo chất lượng và tiến độ được giao.
3.Tuỳ theo nội dung và hình thức thể loại văn bản QPPL, Ban soạn thảo hoặc cơquan chủ trì soạn thảo phải gửi dự thảo đến các cá nhân, tổ chức, cơ quan cóliên quan để lấy ý kiến và tiếp thu các ý kiến một cách chọn lọc đưa vào vănbản đảm bảo chất lượng cao về nội dung và hình thức.
4.Chuẩn bị tờ trình và các tài liệu liên quan để Bộ trưởng trình Chính phủ (đốivới các văn bản QPPL của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướngChính phủ). Tờ trình phải nêu rõ sự cần thiết ban hành văn bản, phạm vi, đối tượngđiều chỉnh, những nội dung cơ bản. Những ý kiến còn khác nhau giữa các cơ quanvới cơ quan chủ trì soạn thảo và quan điểm của cơ quan chủ trì soạn thảo vềnhững vấn đề khác nhau đó để xin ý kiến chỉ đạo.
5.Đối với các văn bản QPPL cần phải có văn bản hướng dẫn kèm theo, thì Ban soạnthảo hoặc cơ quan chủ trì soạn thảo đề xuất cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản hướngdẫn đó; đồng thời đôn đốc kiểm tra để văn bản hướng dẫn phù hợp với yêu cầu vềnội dung và tiến độ được giao.
6.Định kỳ thông báo với Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp về tiến độ và nội dungsoạn thảo dự án Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết, Nghị định, kịp thời báo cáo xin ýkiến của Chính phủ về những vấn đề mới phát sinh và những vấn đề còn khác nhaugiữa cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan khác.
7.Đối với các văn bản QPPL thuộc thẩm quyền Bộ trưởng ban hành, cơ quan chủ trìsoạn thảo thường xuyên phối hợp với Vụ Pháp chế, Văn phòng Bộ, báo cáo với Lãnhđạo Bộ về tiến độ thực hiện, về những vấn đề mới phát sinh để xin ý kiến chỉđạo kịp thời.
8.Phối hợp, đôn đốc các cơ quan có liên quan để bảo đảm văn bản QPPL được ký banhành theo đúng tiến độ.
Điều 9. Lấy ý kiến tham gia dự thảo văn bản QPPL.
1.Khi Ban soạn thảo hoặc cơ quan chủ trì soạn thảo lấy ý kiến tham gia của cácđơn vị thuộc Bộ, thủ trưởng các đơn vị được hỏi ý kiến phải nghiên cứu, trả lờitrong thời gian chậm nhất là từ 3 ngày đến 5 ngày.
2.Trường hợp văn bản QPPL cần lấy ý kiến của các ngành, địa phương liên quan thìBan soạn thảo hoặc cơ quan chủ trì soạn thảo lập văn bản trình Bộ ký công vănxin ý kiến; tập hợp các ý kiến tham gia để hoàn chỉnh dự thảo, xin ý kiến chỉđạo của Bộ trưởng, đồng thời nêu rõ quan điểm của cơ quan mình về những ý kiếnkhác nhau (nếu có) giữa Ban soạn thảo hoặc cơ quan chủ trì soạn thảo với các cơquan khác trình Bộ trưởng quyết định.
Điều 10. Thẩm định văn bản QPPL.
1.Tất cả các văn bản QPPL do các Vụ soạn thảo để Bộ trưởng trình các cấp có thẩmquyền ban hành, hoặc Bộ trưởng ban hành theo thẩm quyền đều phải được thẩm địnhvề mặt pháp lý.
2.Vụ Pháp chế phối hợp với Ban soạn thảo hoặc cơ quan chủ trì soạn thảo ngay từban đầu để hoàn thiện dự thảo văn bản QPPL; đồng thời tổ chức thẩm định, đảmbảo về thời gian và chất lượng.
Điều 11. Trình ký, ban hành văn bản QPPL
1.Sau khi thẩm định pháp lý, Ban soạn thảo hoặc cơ quan chủ trì soạn thảo trìnhhồ sơ kèm theo ý kiến thẩm định lên Lãnh đạo Bộ (qua Văn phòng Bộ) ký ban hànhhoặc Bộ trưởng trình Chính phủ,Thủ tướng Chính phủ.
2.Hồ sơ Bộ trưởng trình Chính phủ gồm 10 bộ (nếu là luật và pháp lệnh, nghị định,nghị quyết, điều ước quốc tế), 5 bộ (nếu là quyết định, chỉ thị của Thủ tướngChính phủ) và phải tuân theo quy định tại Điều 21, Điều 27 và Điều 30 của Nghịđịnh 101/CP ngày 23/9/1997.
Điều 12. Công bố văn bản QPPL
Saukhi văn bản QPPL được ký ban hành, cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp với Vănphòng Bộ sao gửi văn bản QPPL đó đến các cơ quan, đơn vị, địa phương có liênquan, đồng gửi lưu tại Văn phòng Bộ, Vụ Pháp chế và cơ quan chủ trì soạn thảovà gửi đăng công báo chậm nhất 2 ngày kể từ ngày ký, trừ văn bản mật; trườnghợp cần thiết thì tổ chức họp báo công bố.
Chương III
SOẠN THẢO, THẨM ĐỊNH VÀ BAN HÀNH
VĂN BẢN CÁ BIỆT CỦA BỘ XÂY DỰNG
Điều 13. Soạn thảo văn bản tham gia ý kiến đối với dự thảo văn bảnQPPL do các Bộ, ngành và địa phương gửi đến lấy ý kiến.
Đốivới văn bản QPPL do các Bộ, ngành khác và địa phương gửi đến lấy ý kiến, nếunội dung liên quan đến đơn vị nào thì Lãnh đạo Bộ giao đơn vị đó chủ trì nghiêncứu, soạn thảo văn bản góp ý. Các đơn vị khác được giao tham gia có trách nhiệmnghiên cứu và gửi ý kiến tham gia về cơ quan chủ trì đúng thời hạn được giaođồng thời phải chịu trách nhiệm về những ý kiến tham gia đó.
Điều 14.Soạn thảo các văn bản giải quyết khiếu nại tố cáo
1.Hồ sơ, mẫu biểu, hình thức văn bản soạn thảo được quy định tại Pháp lệnh vềkhiếu nại, tố cáo hiện hành.
2.Vụ được Lãnh đạo Bộ giao chủ trì giải quyết khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực mìnhphụ trách tiếp nhận hồ sơ, nghiên cứu và lấy ý kiến của các Vụ liên quan (nếuthấy cần thiết), sau đó tổng hợp ý kiến để hoàn thiện văn bản, đồng thời chịutrách nhiệm về nội dung và hình thức của văn bản.
Điều 15. Soạn thảo các văn bản cá biệt khác do Bộ trưởng ban hànhđể thực hiện quản lý, điều hành công việc trong toàn ngành theo chức năng nhiệmvụ được Nhà nước phân giao.
CácVụ chủ động đề xuất chương trình hàng tuần, hàng tháng soạn thảo các văn bảnthuộc lĩnh vực cơ quan, đơn vị mình phụ trách hoặc các văn bản do Bộ trưởnggiao soạn thảo.
Điều 16. Tham gia ý kiến về mặt pháp lý đối với văn bản cá biệt.
1.Thủ trưởng cơ quan chủ trì soạn thảo chịu trách nhiệm về nội dung, hình thức,chất lượng của văn bản do cơ quan mình soạn thảo.
2.Các văn bản cá biệt sau đây trước khi trình ký phải có ý kiến tham gia của VụPháp chế về mặt pháp lý: các văn bản cá biệt quy định tại Điều 13, Điều 14, vănbản giám định theo yêu cầu của các cơ quan pháp luật và các văn bản cá biệtkhác khi Lãnh đạo Bộ yêu cầu.
Điều 17. Ban hành văn bản cá biệt.
Saukhi hoàn thiện, văn bản được chuyển qua Văn phòng Bộ để trình ký. Các văn bảncá biệt do Bộ trưởng ban hành ngoài việc gửi đến các cơ quan có liên quan phảigửi cho cơ quan chủ trì soạn thảo, Văn phòng Bộ và Vụ Pháp chế (đối với các vănbản mà Vụ Pháp chế đã tham gia ý kiến về mặt pháp lý)./.