QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ của cơ quanBộ Tư pháp
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Điều 16, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12tháng 11 năm 1996;
Căn cứ Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 8 tháng 9 năm 1998 của Chínhphủ về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan;
Căn cứ Nghị định số 38/CP ngày 4 tháng 6 năm 1993 của Chính phủ vềchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ Tư pháp;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Đào tạo,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế thực hiện dân chủ của cơ quan Bộ Tưpháp.
Điều 2.Giao Vụ quản lý Toà án địa phương; Vụ quản lý công chứng, giám định tư pháp, hộtịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp; Cục quản lý Thi hành án dân sự; Cục trợ giúppháp lý xây dựng các Quy chế mẫu về thực hiện dân chủ trong quan hệ với dântheo lĩnh vực do đơn vị mình phụ trách trình Bộ trưởng ban hành.
GiaoTrường đại học luật Hà Nội xây dựng Quy chế dân chủ trong đơn vị trình Bộ trưởngban hành.
Điều 3.Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký văn bản.
Điều 4.Lãnh đạo Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, cán bộ, công chức cơ quan Bộ cótrách nhiệm thi hành Quyết định này.
QUY CHẾ
THỰC HIỆN DÂN CHỦ CỦA CƠ QUAN BỘ TƯ PHÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 14/1999/QĐ-BTP ngày29/01/1999
của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục đích của Quy chế
Quychế thực hiện dân chủ của cơ quan Bộ Tư pháp nhằm tạo cơ sở pháp lý thực hiện,phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức tham gia quản lý cơ quan, chốngtham nhũng, lãng phí, quan liêu; trong quan hệ với dân tránh gây phiền hà,nhũng nhiễu; xây dựng ngành Tư pháp trong sạch, vững mạnh, đội ngũ cán bộ, côngchức có đủ phẩm chất, năng lực, hoạt động có hiệu quả, hoàn thành chức năng,nhiệm vụ của ngành Tư pháp, từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước.
Điều 2. Nguyên tắc chung
Việcthực hiện dân chủ của cơ quan Bộ Tư pháp phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
1.Phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức gắn liền với việc bảo đảm sự lãnhđạo của tổ chức Đảng ở cơ quan, chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, thựchiện chế độ thủ trưởng và phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể quần chúng;
2.Bảo đảm dân chủ trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật, đồng thời xử lýnghiêm minh những hành vi lợi dụng dân chủ vi phạm Hiến pháp, pháp luật và xâmphạm quyền tự do, dân chủ của nhân dân, cản trở việc thi hành công vụ của cơquan.
CHƯƠNG II
DÂN CHỦ TRONG NỘI BỘ CƠ QUAN BỘ TƯ PHÁP
Điều 3. Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thứ trưởng
Bộtrưởng quản lý điều hành hoạt động của cơ quan theo chế độ thủ trưởng trên cơsở phát huy dân chủ và quyền làm chủ của cán bộ, công chức. Bộ trưởng chịutrách nhiệm trước pháp luật và cơ quan cấp trên về toàn bộ hoạt động của cơquan và về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức thuộc quyềnquản lý theo quy định của pháp luật.
Trongviệc thực hiện dân chủ ở cơ quan Bộ, Bộ trưởng có trách nhiệm thực hiện các quyđịnh cụ thể tại Mục 1, Chương II của Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt độngcủa cơ quan (theo Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 8 tháng 9 năm 1998 của Chínhphủ).
Thứtrưởng giúp Bộ trưởng trong việc bảo đảm dân chủ ở cơ quan, có trách nhiệm thựchiện Quy chế dân chủ trong lĩnh vực, đơn vị do mình phụ trách theo sự phân côngcủa Bộ trưởng.
Bộtrưởng, Thứ trưởng giải quyết công việc kịp thời, công khai hoá kết quả giảiquyết các khiếu nại, tố cáo.
Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức
1.Cán bộ, công chức có quyền tham gia vào hoạt động quản lý của cơ quan, kiếnnghị với Bộ trưởng, Thứ trưởng và Thủ trưởng đơn vị thi hành các biện pháp thựchiện thắng lợi các chủ trương, kế hoạch công tác của Bộ và đơn vị mình, bảo đảmcác quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức của cơ quan Bộ.
2.Trong khi thi hành công vụ, cán bộ, công chức phục tùng sự chỉ đạo và hướng dẫncủa cấp trên, của người quản lý trực tiếp; chấp hành đúng thủ tục, trình tự,thời hạn giải quyết công vụ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thihành nhiệm vụ, công vụ của mình; không lợi dụng công vụ để nhận tiền, tài sảnhoặc lợi ích vật chất khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến côngviệc mà mình giải quyết.
Cánbộ, công chức thực hiện phê bình, tự phê bình nghiêm túc để không ngừng tiến bộvà có tinh thần đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực trong cơ quan, có ýthức xây dựng cơ quan thành một tập thể trong sạch, đoàn kết, vững mạnh.
3.Cán bộ, công chức trong cơ quan có quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ theoquy định tại Pháp lệnh cán bộ, công chức số 01/1998/PL-UBTVQH10 ngày 26 tháng 2năm 1998 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Điều 5. Tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức cơ quan
Hàngnăm, Lãnh đạo Bộ phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn Bộ tổ chức Hội nghị cánbộ, công chức cơ quan nhằm đánh giá, kiểm điểm việc thực hiện chức năng,nhiệm vụ của Bộ và đề ra các biện pháp cụ thể cải thiện điều kiện làm việc,nâng cao đời sống của cán bộ, công chức trong cơ quan và bảo đảm thực hiệnquyền làm chủ và lợi ích chính đáng của cán bộ, công chức.
Hộinghị nghe Ban Thanh tra nhân dân báo cáo công tác và bầu Ban Thanh tra nhân dânnhiệm kỳ mới theo quy định của pháp luật.
Hộinghị cán bộ, công chức cơ quan có thể được triệu tập bất thường theo yêu cầucủa Ban chấp hành Công đoàn cơ quan Bộ hoặc theo yêu cầu của 2/3 tổng số cánbộ, công chức cơ quan Bộ.
Điều 6. Tiếp cán bộ, công chức trong cơ quan Bộ
1.Định kỳ, Lãnh đạo Bộ theo sự chỉ đạo của Bộ trưởng dành một ngày trong tháng đểtiếp cán bộ, công chức trong cơ quan Bộ. Chánh Văn phòng Bộ có trách nhiệmthông báo công khai lịch tiếp cụ thể hàng tháng và tổ chức đăng ký nhu cầu, sắpxếp thời gian hợp lý nhằm bảo đảm buổi tiếp đạt hiệu quả.
Trườnghợp đột xuất cán bộ, công chức muốn gặp Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng, thì Thư kýBộ trưởng, chuyên viên giúp việc Thứ trưởng trực tiếp báo cáo Bộ trưởng, Thứ trưởngxem xét, quyết định.
2.Bộ trưởng và các Thứ trưởng phải lắng nghe ý kiến, phản ánh, phê bình của cánbộ, công chức và không được có hành vi trù dập đối với cán bộ, công chức đã gópý, phê bình mình.
3.Ít nhất sáu thángmột lần, Bộ trưởng và các Thứ trưởng làm việc với toàn thể cán bộ, công chứccủa những đơn vị do mình phụ trách để nghe phản ánh tâm tư, nguyện vọng của cánbộ, công chức, chỉ rõ và đề ra các giải pháp nhằm phát huy quyền làm chủ củacán bộ, công chức; kịp thời có sự hướng dẫn chỉ đạo chung.
Điều 7. Tổ chức Hòm thư góp ý
1.Cơ quan đặt Hòm thư góp ý để cán bộ, công chức đóng góp ý kiến về việc quản lý,điều hành của Lãnh đạo Bộ, của Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ; đề đạt tâm tư,nguyện vọng hoặc đề xuất các biện pháp bảo đảm hoàn thành chức năng, nhiệm vụcủa Bộ Tư pháp.
2.Trưởng ban Thanh tra nhân dân và Chủ tịch Công đoàn cơ quan Bộ chịutrách nhiệm tổ chức, quản lý Hòm thư góp ý và tổng hợp ý kiến đóng góp để báocáo Lãnh đạo Bộ xử lý theo định kỳ hàng tháng.
3.Lãnh đạo Bộ trực tiếp hoặc phân công cho Thủ trưởng đơn vị có liên quan xử lý ýkiến đóng góp và trả lời cho người góp ý kiến thông qua các hình thức cụ thểsau đây:
a.Trực tiếp trao đổi với người góp ý kiến nếu là vấn đề liên quan đến cá nhân ngườigóp ý;
b.Báo cáo công khai tại cuộc họp giao ban của Bộ hoặc của các đơn vị, nếu là vấnđề có liên quan đến hoạt động chung của cơ quan Bộ;
c.Thông báo công khai bằng văn bản cho người góp ý kiến và đơn vị có liên quan.
Điều 8. Những việc phải thông báo công khai cho cán bộ, công chứcbiết
Nhữngvấn đề sau đây thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ phải được thông báo công khaicho cán bộ, công chức của cơ quan biết:
1.Chương trình, kế hoạch công tác hàng năm, sáu tháng, hàng quý, hàng tháng củacơ quan và của các đơn vị thuộc Bộ;
2.Phân bổ, quyết toán kinh phí hoạt động của cơ quan và của các đơn vị thuộc Bộ;
3.Các chương trình, dự án do Nhà nước, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nướctài trợ cho Bộ, ngành;
4.Thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức trong việc: tuyển dụng,nâng lương, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật, thuyên chuyển, điều động cán bộ, côngchức;
5.Các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ cho các địa phương, các Bộ, ngành;
6.Các vụ việc tiêu cực, tham nhũng trong nội bộ cơ quan sau khi đã có kết luậncủa Thanh tra;
7.Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến cán bộ, công chức trongcơ quan;
8.Chế độ phân nhà, đất; chế độ chung về tham quan, khảo sát ở trong và ngoài nước;
9.Nội quy, quy chế của Bộ, ngành và của các đơn vị thuộc Bộ;
10.Những vấn đề khác mà Lãnh đạo Bộ xét thấy cần thiết.
Điều 9. Hình thức thông báo công khai
Lãnhđạo Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm phối hợp với Công đoàn vàcác tổ chức chính trị - xã hội khác ở cơ quan cung cấp các thông tin có liênquan đến vấn đề cần phải công khai được ghi tại Điều 8 của Quy chế này để cánbộ, công chức toàn cơ quan biết thông qua các hình thức cụ thể sau đây:
1.Thông báo bằng văn bản cho toàn thể cán bộ, công chức trong cơ quan;
2.Niêm yết công khai tại trụ sở của Bộ, của các đơn vị thuộc Bộ;
3.Báo cáo tại Hội nghị sơ kết sáu tháng, tổng kết cuối năm, tại các cuộc họp giaoban hàng quý và hàng tháng của Bộ, của các đơn vị thuộc Bộ và tại các cuộc họpcủa các tổ chức chính trị - xã hội của cơ quan Bộ;
4.Thông báo cho thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và yêu cầu thông báo đến cán bộ,công chức trong đơn vị;
5.Truyền các thông tin đó qua mạng máy tính nội bộ của cơ quan.
Điều 10. Những vấn đề cán bộ, công chức có quyền tham gia ý kiến trướckhi Bộ trưởng quyết định
Lãnhđạo Bộ có trách nhiệm bảo đảm quyền tham gia ý kiến của cán bộ, công chức trongcơ quan đối với các vấn đề sau đây:
1.Chủ trương, giải pháp thực hiện Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
2.Các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo;
3.Dự thảo kế hoạch công tác dài hạn và hàng năm;
4.Dự thảo báo cáo tổng kết hàng năm và phương hướng công tác năm tiếp theo;
5.Các dự án liên quan đến việc đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành Tư pháp;
6.Nội quy, quy chế của cơ quan;
7.Các biện pháp cải tiến tổ chức, lề lối làm việc, thực hành tiết kiệm, chốnglãng phí, chống tham nhũng, quan liêu, phiền hà, nhũng nhiễu dân;
8.Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, đề bạt, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong cơquan;
9.Thực hiện chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích chung của cán bộ,công chức trong cơ quan;
10.Tổ chức phong trào thi đua;
11.Những việc khác mà Lãnh đạo Bộ xét thấy cần thiết.
Điều 11. Hình thức bảo đảm thực hiện quyền tham gia ý kiến của cánbộ, công chức trong cơ quan
Dướisự chỉ đạo của Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ phối hợp với Ban chấp hành côngđoàn và các tổ chức chính trị - xã hội khác trong cơ quan tổ chức lấy ý kiến vềcác việc quy định tại Điều 10 của Quy chế này dưới các hình thức sau đây:
1.Phát phiếu thăm dò, phiếu góp ý kiến đến từng cán bộ, công chức trong cơ quan;
2.Thông qua Hội nghị cán bộ, công chức cơ quan;
3.Thông qua Hội nghị liên tịch giữa Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ vàlãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội của cơ quan;
4.Gửi dự thảo văn bản để cán bộ, công chức tham gia ý kiến;
5.Qua Hòm thư góp ý.
Ý kiến đóng góp của cán bộ, côngchức phải được tổng hợp thành văn bản báo cáo Lãnh đạo Bộ. Lãnh đạo Bộ, Thủ trưởngcác đơn vị thuộc Bộ được phân công có trách nhiệm xử lý, tổng hợp ý kiến vàthông báo công khai.
Điều 12. Những vấn đề cán bộ, công chức trong cơ quan bàn và quyếtđịnh trực tiếp
Cánbộ, công chức trong cơ quan có quyền bàn và quyết định trực tiếp những côngviệc sau đây:
1.Chủ trương và mức đóng góp của các đợt huy động đóng góp tự nguyện;
2.Thành lập Ban Thanh tra nhân dân;
3.Một số công việc nội bộ cơ quan phù hợp với quy định của pháp luật.
Điều 13. Hình thức thực hiện những vấn đề do cán bộ, công chứctrong cơ quan bàn và quyết định trực tiếp
Lãnhđạo Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ phối hợp với các tổ chức chính trị - xãhội trong cơ quan chỉ đạo, tổ chức cho cán bộ, công chức bàn và quyết định trựctiếp các công việc quy định tại Điều 12 của Quy chế này bằng một trong các hìnhthức sau đây:
1.Tổchức Hội nghị cán bộ, công chức toàn cơ quan để thảo luận và quyết định côngkhai;
2.Tổ chức Hội nghị đại biểu của cán bộ, công chức trong cơ quan để bàn và quyếtđịnh;
3.Phát phiếu lấy ý kiến từng cán bộ, công chức trong cơ quan.
CácHội nghị nói trên và việc phát phiếu lấy ý kiến chỉ có giá trị khi có ít nhất2/3 số cán bộ, công chức hoặc đại diện của cán bộ, công chức tham gia.
Điều 14. Trách nhiệm của Lãnh đạo Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộcBộ trong việc tổ chức thực hiện các công việc do cán bộ, công chức trong cơquan quyết định trực tiếp
Lãnhđạo Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm tạo mọi điều kiện để Banchấp hành Công đoàn, các tổ chức chính trị - xã hội khác trong cơ quan Bộ tổchức triển khai thực hiện các quyết định của cán bộ, công chức.
Điều 15. Nội dung giám sát, kiểm tra của cán bộ, công chức
Cánbộ, công chức có quyền giám sát, kiểm tra những việc sau đây:
1.Việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác hàng năm, 6 tháng, hàng quý củacơ quan;
2.Thực hiện việc phân bổ, quyết toán kinh phí hoạt động của cơ quan, của các đơnvị thuộc Bộ; chế độ quản lý, sử dụng tài sản của cơ quan;
3.Thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước về quyền, lợi ích chung của cán bộ,công chức trong cơ quan;
4.Thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan;
5.Giải quyết khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công chức và nhân dân đối với cơ quan,thủ trưởng và cán bộ, công chức của cơ quan.
Điều 16. Hình thức kiểm tra, giám sát của cán bộ, công chức
Cánbộ, công chức thực hiện việc giám sát, kiểm tra bằng các hình thức sau đây:
1.Phản ánh với Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ những hiện tượng tiêucực, tham nhũng, lãng phí và đề nghị Lãnh đạo Bộ tổ chức thanh tra, kiểm tra;
2.Chất vấn Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ về hoạt động của cơ quan tạiHội nghị cán bộ, công chức toàn cơ quan;
3.Thông qua hoạt động của Ban thanh tra nhân dân;
4.Người phản ánh về những hiện tượng tiêu cực có quyền tham dự và tham gia ý kiếntại Hội nghị kết luận về việc kiểm tra, thanh tra.
Điều 17. Ban Thanh tra nhân dân
1.Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan Bộ Tư pháp do Hội nghị cán bộ, công chức cơquan bầu ra với nhiệm kỳ 2 năm. Tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dântuân theo quy định tại Nghị định số 241-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 5tháng 8 năm 1991.
2.Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan Bộ Tư pháp do Ban chấp hành Công đoàn cơ quanBộ trực tiếp chỉ đạo hoạt động và Thanh tra Bộ hướng dẫn nghiệp vụ.
3.Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan Bộ Tư pháp dựa vào cán bộ, công chức để pháthiện kịp thời những việc làm vi phạm pháp luật; thường xuyên lắng nghe ý kiến,phản ánh của cán bộ, công chức trong cơ quan; giải thích và vận động cán bộ,công chức thực hiện đúng chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước;
4.Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan Bộ Tư pháp có quyền:
a.Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì lập biên bản, kiến nghị vớiLãnh đạo Bộ giải quyết và giám sát việc thực hiện kiến nghị đó;
b.Kiến nghị với Lãnh đạo Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ kịp thời khắc phụcnhững sai sót, sơ hở trong quản lý, điều hành tại đơn vị và trong Bộ;
c.Trưởng Ban Thanh tra nhân dân có quyền yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộcung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc giám sát, kiểm tra việc thựchiện chính sách, pháp luật tại cơ quan Bộ.
5.Ban thanh tra nhân dân chịu trách nhiệm báo cáo với Ban chấp hành Công đoàn Bộvề hoạt động, công tác sáu tháng và tổng kết năm.
6.Lãnh đạo Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm kịp thời giải quyếtcác yêu cầu, kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân và tạo mọi điều kiện để BanThanh tra nhân dân hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
CHƯƠNG III
DÂN CHỦ TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC
VỚI CÔNG DÂN, CƠ QUAN, TỔ CHỨC
MỤC I
QUAN HỆ VỚI CÔNG DÂN, CƠ QUAN, TỔ CHỨC
Điều 18. Giải quyết công việc trực tiếp liên quan đến công dân, cơquan, tổ chức
1.Trong việc giải quyết công việc trực tiếp liên quan đến công dân, cơ quan, tổchức (sau đây gọi chung là công dân, tổ chức), Bộ trưởng, Thứ trưởng, Thủ trưởngcác đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm:
a.Tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc niêm yết công khai thủ tục, trình tự giảiquyết công việc; thời gian, địa điểm giải quyết công việc; phí, lệ phí theo quyđịnh;
b.Tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra cán bộ, công chức trong việc giải quyết công việccủa công dân, tổ chức;
c.Kịp thời có biện pháp xử lý thích hợp đối với những cán bộ, công chức khônghoàn thành nhiệm vụ, thiếu trách nhiệm, sách nhiễu, gây phiền hà, tham nhũngtrong việc giải quyết công việc của công dân, tổ chức;
d.Bố trí nơi làm việc thuận tiện, cử cán bộ có năng lực, có tinh thần phục vụnhân dân để giải quyết công việc của công dân, tổ chức.
2.Người trực tiếp giải quyết công việc của công dân, tổ chức phải:
a.Nghiên cứu, xử lý, giải quyết kịp thời các công việc của công dân, tổ chức theođúng quy định của pháp luật;
b.Không sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho công dân, tổ chức;
c.Giải quyết công việc tại trụ sở cơ quan.
Điều 19. Giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, cơ quan, tổchức
Lãnhđạo Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm tiếp nhận, xem xét, giảiquyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo của công dân, cơ quan, tổ chức theo quyđịnh của pháp luật và theo đúng trách nhiệm của mình về các công việc thuộcthẩm quyền giải quyết.
MỤC II
QUAN HỆ VỚI CƠ QUAN TƯ PHÁP, TOÀ ÁN NHÂN DÂN ĐỊA PHƯƠNG
Điều20. Trong chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan Tư pháp, Toà án nhân dân địa phương
1.Sự chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan Tư pháp, Toà án nhân dân địa phương phải bảođảm thông tin kịp thời chủ trương lãnh đạo của Bộ, theo sát thực tiễn yêu cầuquản lý ở địa phương, tập hợp đầy đủ những kiến nghị của địa phương và có biệnpháp xử lý kịp thời.
2.Định kỳ, Lãnh đạo Bộ làm việc với Thủ trưởng các cơ quan Tư pháp, Toà án nhândân địa phương.
KhiThủ trưởng các cơ quan Tư pháp, Toà án nhân dân địa phương có yêu cầu được gặplàm việc thì Lãnh đạo Bộ có trách nhiệm tiếp và làm việc theo Quy chế làm việccủa Lãnh đạo Bộ.
3.Lãnh đạo Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm về những sai lầm,khuyết điểm của các cơ quan Tư pháp, Toà án nhân dân địa phương nếu những sailầm, khuyết điểm đó có nguyên nhân từ sự chỉ đạo, hướng dẫn của mình.
Điều 21. Trong ban hành văn bản hướng dẫn thi hành các văn bản quy phạmpháp luật
Đểphát huy dân chủ trong hoạt động chỉ đạo đối với các cơ quan do mình quản lý,trong quá trình xây dựng, soạn thảo, ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật,Pháp lệnh, Nghị định liên quan tới chức năng, nhiệm vụ của ngành, Lãnh đạo Bộchỉ đạo việc tổ chức khảo sát để thu thập ý kiến, nguyện vọng của các cơ quan ởđịa phương, tổ chức lấy ý kiến của người có trách nhiệm trực tiếp triển khaithi hành văn bản, tạo điều kiện để họ có thể tham gia trực tiếp vào các dự thảovăn bản đó.
Điều 22. Trong việc xử lý, giải quyết các vấn đề về chuyên môn vàcông tác cán bộ theo yêu cầu của các cơ quan Tư pháp, Toà án nhân dân địa phương
1.Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ khi nhận được các yêu cầu của cơ quan Tư pháp,Toà án nhân dân địa phương có trách nhiệm xem xét, xử lý và trả lời bằng vănbản chậm nhất là 15 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu đó; trong trường hợp yêucầu có nội dung phức tạp thì thời hạn trả lời có thể được kéo dài, nhưng khôngđược quá 30 ngày.
2.Hàng tháng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm báo cáo với Lãnh đạoBộ về việc tiếp nhận xử lý các yêu cầu, kiến nghị của cơ quan Tư pháp, Toà ánnhân dân địa phương.
Điều 23. Trong việc quản lý tài chính của ngành
Vụtrưởng Vụ Kế hoạch tài chính có trách nhiệm thông báo công khai về việc phân bổkế hoạch kinh phí hàng năm cho các cơ quan toà án, thi hành án địa phương vàcác đơn vị khác thuộc Bộ. Mọi sự thay đổi, điều chỉnh kế hoạch kinh phí đềuphải được thông qua tập thể Lãnh đạo Bộ. Hàng quý, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tàichính có trách nhiệm báo cáo việc thực hiện kế hoạch kinh phí để Lãnh đạo Bộchỉ đạo.
Điều 24. Đặt điện thoại thường trực
Đểkịp thời nắm bắt thông tin và giải quyết các yêu cầu của các cơ quan Tư pháp,Toà án nhân dân địa phương do mình quản lý, Bộ đặt điện thoại thường trực tạiVăn phòng Bộ.
Nhữngthông tin nhận được phải được kịp thời báo cáo với Lãnh đạo Bộ, Thủ trưởng cácđơn vị thuộc Bộ có liên quan để xử lý.
Điều 25. Tổ chức giao ban khu vực
Khixét thấy cần thiết, Lãnh đạo Bộ tổ chức giao ban với Lãnh đạo các cơ quan Tưpháp, Toà án nhân dân địa phương ở các khu vực để kịp thời nắm bắt tình hình,giải đáp những đề đạt, yêu cầu của các cơ quan Tư pháp, Toà án nhân dân địa phương.
Điều 26. Điều khoản thi hành
Cánbộ, công chức thực hiện tốt Quy chế này sẽ được khen thưởng; người vi phạm Quychế sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật./.