QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Về việc ban hành quy chế quản lý các dự án đầu tư
và xây dựng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn quản lý
BỘ TRƯỜNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 73/CP ngày 01/11/1995 của Chính phủ về chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn;
Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 về việc ban hànhQuy chế quản lý đầu tư và xây dựng và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng banhành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 87/CP ngày 05/8/1997 của Chính phủ ban hành Quychế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;
Căn cứ Quyết định số 40/1998/QĐ-BNN/VP ngày 02/3/1998 của Bộ trưởngBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chế làm việc của Bộ;
Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Đầu tư xây dựng cơ bản, Vụ Kếhoạch và Quy hoạch và Vụ Tổ chức Cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế quản lý các dự ánđầu tư và xây dựng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý".
Điều 2.Quyết định có này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Các ông Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các Vụ, Cục, Giám đốc cácSở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ chịutrách nhiệm thi hành Quyết định này./.
QUY CHẾ
QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG
THUỘC BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 11/2001/QĐ/BNN-XDCB
ngày 19 tháng 02 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn)
CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Đối tượng và phạm vi điều chỉnh
Đốitượng và phạm vi điều chỉnh các dự án đầu tư và xây dựng do Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn quản lý áp dụng theo Điều 3 Quy chế quản lý đầu tư và xâydựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ(sau đây gọi tắt là Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng), bao gồm:
1.Các dự án đầu tư sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước (NSNN), vốn tín dụng do Nhà nướcbảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước do Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn quản lý, gồm:
a)Các dự án quy hoạch phát triển ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửdụng vốn NSNN;
b)Các dự án xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, đầu tư chiều sâu côngtrình thuỷ lợi, cơ sở chế biến, cơ sở ngành nông nghiệp, cơ sở ngành lâmnghiệp, viện, trường, trụ sở... thuộc Bộ quản lý;
c)Các chương trình và dự án (gọi chung là dự án) sử dụng vốn thuộc các khoản vayhoặc tài trợ không hoàn lại của Chính phủ, của các tổ chức Quốc tế, các tổ chứcphi Chính phủ và các cá nhân nước ngoài giành cho đầu tư phát triển;
d)Các dự án đầu tư trong các chương trình Quốc gia (phần xây lắp, mua sắm hànghoá) thuộc Bộ quản lý như: Chương trình 5 triệu ha rừng, Chương trình nước sinhhoạt và vệ sinh môi trường nông thôn,...
e)Các dự án thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đầu tư mua sắm tài sảnkể cả thiết bị, máy móc không cần lắp đặt, dự án mua sắm phần mềm máy vi tính,công nghệ mới khác;
f)Các dự án nhóm B,C sử dụng vốn đầu tư phát triển của các Tổng công ty 90 và cácCông ty trực thuộc Bộ.
2.Các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), không thuộc đối tượng điềuchỉnh của quy định này.
Điều 2: Phân loại dự án đầu tư:
1.Các dự án đầu tư thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được phânthành các nhóm theo Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghịđịnh số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ và được phân loại theo khoản2 Điều này.
2.Các dự án đầu tư của Ngành được phân thành 2 loại:
a)Dự án đầu tư xây lắp (trên 50% vốn cho các hạng mục xây lắp).
b)Dự án đầu tư chuyên ngành (trên 50% vốn cho các hạng mục chuyên ngành không xâylắp như: mua sắm trang thiết bị, vật tư chuyên ngành, công nghệ sinh học, trồngrừng...).
CHƯƠNG II
PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG
Điều 3: Phê duyệt dự án đầu tư và xây dựng
1.Phê duyệt chủ trương, kế hoạch đầu tư:
Đểđảm bảo đầu tư các dự án của Bộ đúng mục đích, đạt hiệu quả kinh tế - xã hộicao, thực hiện chiến lược phát triển Ngành, chủ trương đầu tư của Chính phủtrong từng thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trước khi phêduyệt dự án đầu tư và xây dựng phải thực hiện:
1.1-Xác định chủ trương, kế hoạch đầu tư:
Căncứ vào định hướng, chủ trương đầu tư của Chính phủ, Bộ trưởng xác định chủ trươngđầu tư của Bộ thông qua các chương trình, dự án.
Thứtrưởng phụ trách tổng hợp kế hoạch chỉ đạo Vụ Kế hoạch - Quy hoạch thông báochủ trương đầu tư của Bộ đến các đơn vị thuộc Bộ. Các đơn vị căn cứ vào chứcnăng, nhiệm vụ được giao và chủ trương đầu tư của Bộ chủ động cùng với Vụ Kếhoạch-Quy hoạch xây dựng kế hoạch đầu tư, trình Thứ trưởng phụ trách khối có ýkiến chỉ đạo trước khi tổng hợp trình Ban cán sự, Lãnh đạo Bộ phê duyệt.
VụKế hoạch-Quy hoạch tổng hợp kế hoạch của các đơn vị để báo cáo Thứ trưởng phụtrách tổng hợp kế hoạch trình Ban Cán sự, Lãnh đạo Bộ xem xét quyết định.
1.2-Triển khai đầu tư:
Saukhi Ban Cán sự hoặc Lãnh đạo Bộ đã thông qua, Thứ trưởng phụ trách tổng hợp kếhoạch chỉ đạo hoàn chỉnh phương án và làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để cóthông báo đầu tư dự án và kế hoạch vốn đầu tư.
Căncứ vào thông báo của Chính phủ, Thứ trưởng phụ trách xây dựng cơ bản chung chịutrách nhiệm chỉ đạo các đơn vị có dự án đầu tư xây lắp được phân loại theo quyđịnh tại khoản 2 Điều 2 Quy chế này, triển khai các bước đầu tư: Xét duyệt dựán, thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán, đấu thầu; Chỉ đạo quản lý Nhà nước vềtiến độ, chất lượng theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước; Phối hợp vớiThứ trưởng phụ trách khối xử lý kịp thời những phát sinh chuyên ngành trong quátrình thực hiện.
Thứtrưởng phụ trách khối chịu trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị có dự án đầu tưchuyên ngành được phân loại theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Quy chế này, triểnkhai các bước đầu tư: Xét duyệt dự án, thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán, đấuthầu; Chỉ đạo quản lý Nhà nước về tiến độ, chất lượng theo đúng các quy địnhhiện hành của Nhà nước; Phối hợp với Thứ trưởng phụ trách xây dựng cơ bản chungxử lý kịp thời những phát sinh về xây dựng cơ bản trong quá trình thực hiện.
2.Phê duyệt dự án quy hoạch của Ngành:
2.1-Đối với dự án quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký trình Thủ tướngChính phủ phê duyệt.
2.2-Đối với các dự án:
a)Quy hoạch phát triển nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi).
b)Quy hoạch sản xuất, chế biến nông lâm sản và muối.
c)Quy hoạch phát triển Lâm nghiệp.
d)Quy hoạch phát triển Thuỷ lợi (đê điều, thuỷ nông).
e)Quy hoạch phát triển nông thôn.
g)Quy hoạch phát triển cơ sở sự nghiệp.
Bộtrưởng phê duyệt hoặc xem xét để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Thứ trưởngphụ trách khối ký trình cấp trên khi được Bộ trưởng phân công.
Trướckhi quyết định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ trưởng - Bí thư BanCán sự cùng tập thể Ban Cán sự thảo luận và quyết định các dự án trên theo quyđịnh tại Điều 3 của Quy chế làm việc của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônban hành kèm theo Quyết định số 40/1998/QĐ-BNN/VP ngày 02/3/1998 của Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây gọi tắt là Quy chế làm việc của Bộ).
3.Phê duyệt dự án đầu tư:
Việcphê duyệt các dự án nhóm A, B, C sử dụng vốn NSNN, vốn tín dụng do Nhà nước bảolãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước do Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn quản lý được thực hiện theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 Quychế quản lý đầu tư và xây dựng, Nghị định số 87/CP ngày 05/8/1997 của Chính phủđối với các dự án sử dụng vốn ODA, như sau:
3.1-Thẩmquyền phê duyệt dự án đầu tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a)Bộ trưởng phê duyệt chủ trương dự án nhóm A, các dự án sử dụng vốn ODA với tổngsố vốn đầu tư tương đương dự án nhóm A theo Quy chế quản lý đầu tư và xây dựnghoặc phê duyệt các dự án nhóm B, C có tính chất quan trọng hoặc có tính chấtchiến lược của ngành.
b)Bộ trưởng uỷ quyền Thứ trưởng phụ trách xây dựng cơ bản chung phê duyệt dự ánđầu tư xây lắp, Thứ trưởng phụ trách khối phê duyệt các dự án đầu tư chuyênngành không thuộc quy định tại mục 1.a khoản 3 Điều này, gồm:
Cácdự án nhóm B, C hoặc các dự án đầu tư sử dụng vốn ODA với tổng số vốn đầu tư tươngđương dự án nhóm B,C theo Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.
Cácdự án đầu tư và xây dựng có sử dụng vốn ODA không hoàn lại có mức vốn dưới500.000 đô la Mỹ.
Riêngmột số dự án nhóm B,C có tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, trướckhi quyết định Thứ trưởng phụ trách thực hiện theo quy định tại điều 6, 7, 8trong Quy chế làm việc của Bộ.
Đốivới một số dự án nhóm C thuộc nguồn vốn NSNN, có kỹ thuật không phức tạp, Tỉnhhoặc Thành phố trực thuộc Trung ương có khả năng quản lý, huy động lao động địaphương và có ý kiến đề nghị Bộ phân cấp cho địa phương quản lý thực hiện thì VụKế hoạch và Quy hoạch phối hợp với Vụ Đầu tư XDCB đề xuất phương án giao dự ántrình Thứ trưởng phụ trách tổng hợp kế hoạch phê duyệt.
3.2-Hội đồng quản trị các Tổng công ty thuộc Bộ chịu trách nhiệm quyết định đầu tưcác dự án nhóm C sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tưphát triển của Nhà nước theo quy định tại điểm 2 khoản 5 Điều 1 Nghị định số 12/2000/NĐ-CPngày 05/5/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chếquản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP.
CHƯƠNG III
XÁC ĐỊNH, LẬP, THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Điều 4: Xác định dự án đầu tư
Căncứ vào định hướng, chủ trương đầu tư của Chính phủ và đề xuất hàng năm của cácđịa phương hoặc đề xuất của các đơn vị trong Ngành, Vụ Kế hoạch và Quy hoạchchịu trách nhiệm tổng hợp trình Bộ phê duyệt danh mục các dự án quy hoạch và dựán đầu tư hoặc Bộ trình Chính phủ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Quy chế này.
Việcxác định dự án quy hoạch phải căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hộicủa địa phương, chiến lược phát triển Ngành.
Việcxác định dự án đầu tư và xây dựng phải căn cứ vào quy hoạch ngành đã được thôngqua, định hướng, chủ trương đầu tư của Chính phủ và các nguồn tài trợ nướcngoài (nếu dự án sử dụng vốn nước ngoài).
Điều 5: Lập dự án đầu tư
Việclập dự án đầu tư phải tuân theo các quy định hiện hành của Nhà nước cho từngloại dự án, sử dụng tối đa các tài liệu liên quan đã có bảo đảm tính thốngnhất, tránh trùng lặp nội dung và phải theo các mẫu thống nhất của Nhà nước đãban hành.
1.Đối với dự án sử dụng vốn trong nước, Chủ đầu tư có trách nhiệm lập hoặc thuêtổ chức tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (NCTKT), báo cáo nghiên cứukhả thi (NCKT) hoặc báo cáo đầu tư theo các quy định tại các Điều 22, 23, 24 và25 Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.
2.Đối với dự án sử dụng nguồn hỗ trợ của nước ngoài, tuỳ theo yêu cầu cụ thể củahiệp định, đơn vị chuẩn bị dự án hoặc đơn vị chủ dự án tiến hành lập báo cáoNCTKT, báo cáo NCKT hoặc báo cáo đầu tư. Việc lập báo cáo NCTKT, báo cáo NCKThoặc báo cáo đầu tư phải theo các quy định tại các Điều 22, 23, 24 và 25 củaQuy chế quản lý đầu tư và xây dựng và theo các nội dung mà các nhà tài trợ quantâm.
Điều 6: Thẩm định dự án đầu tư
Tấtcả các dự án đầu tư thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý phải đượcthẩm định theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước trước khi trình cấp cóthẩm quyền phê duyệt.
1.Đối với dự án quy hoạch:
VụKế hoạch và Quy hoạch là cơ quan chủ trì thẩm định có trách nhiệm lấy ý kiếncủa các cơ quan có liên quan trong, ngoài Ngành. Khi thẩm định các dự án quyhoạch ngành Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thuỷ lợi phải thực hiện theo các quyđịnh tại các Điều 26, 27 và 28 của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng và mục 10Điều 1 Nghị định số 12/2000/NĐ-CP của Chính phủ trước khi trình cấp có thẩmquyền phê duyệt hoặc thông qua. Vụ Kế hoạch và Quy hoạch chịu trách nhiệm dựthảo văn bản và hoàn chỉnh thủ tục để Lãnh đạo Bộ ký trình Thủ tướng Chính phủphê duyệt các dự án quy hoạch Ngành.
2.Đối với dự án đầu tư:
Tuỳtheo tính chất, đặc điểm của dự án, nội dung thẩm định sẽ theo từng lĩnh vựcchuyên ngành để đánh giá hiệu quả đầu tư, đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội, phùhợp với quy hoạch phát triển ngành đã phê duyệt hoặc thông qua.
Chủđầu tư có trách nhiệm trình báo cáo NCKT tới người có thẩm quyền quyết định đầutư và đồng gửi tới cơ quan chức năng thẩm định theo quy định tại khoản 6 Điều26 Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, như sau:
2.1-Thẩm định dự án nhóm A:
Thựchiện theo quy định tại khoản 6.a Điều 26 Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, VụĐầu tư xây dựng cơ bản chịu trách nhiệm dự thảo văn bản và hoàn chỉnh thủ tụcdự án nhóm A để Lãnh đạo Bộ ký trình Thủ tướng Chính phủ.
2.2-Thẩm định dự án nhóm B,C do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý:
Bộtrưởng sử dụng cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ thẩm định dự án đầu tư sử dụngvốn NSNN, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển củaNhà nước. Cơ quan được phân công chủ trì có trách nhiệm lấy ý kiến của các đơnvị có liên quan để thẩm định:
a)Các dự án thành phần (hoặc tiểu dự án) thuộc dự án nhóm A của Ngành.
b)Các dự án nhóm B, C theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Quy chế này.
c)Các dự án nhóm B do địa phương quản lý đề nghị Bộ thẩm định.
d)Các dự án nhóm B của các Tổng công ty 90, các dự án nhóm B,C của các Công tytrực thuộc Bộ sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tưphát triển của Nhà nước. Riêng các dự án nhóm C sử dụng nguồn vốn trên của cácTổng công ty 90 thì Hội đồng quản trị Tổng công ty chịu trách nhiệm sử dụng tổchức của mình thẩm định.
e)Đối với các dự án nhóm B,C sử dụng vốn đầu tư phát triển doanh nghiệp của cácTổng công ty 91, của các Tổng công ty 90 và của các Công ty thuộc Bộ có sử dụngmột phần vốn NSNN hoặc vốn có nguồn gốc từ Ngân sách phải được cơ quan chứcnăng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định phần dự án sử dụngnguồn vốn trên. Việc phân cấp phê duyệt thực hiện theo thoả thuận của Bộ Tàichính đối với từng dự án cụ thể và thực hiện khi có quy định của Nhà nước.
Đốivới dự án vốn vay, trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư, phải đượctổ chức cho vay vốn thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ và cung ứngvốn.
3.Trách nhiệm của cơ quan thẩm định:
Cơquan chủ trì thẩm định dự án đầu tư thực hiện theo quy định tại khoản 10 Điều 1Nghị định 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ, chịu trách nhiệm trướcpháp luật về nội dung thẩm định của mình và trình người có thẩm quyền quyếtđịnh đầu tư:
Báo cáo thẩm định;
Cáchồ sơ cần thiết;
Dựthảo quyết định đầu tư.
4.Nội dung thẩm định dự án đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 27 Quy chếquản lý đầu tư và xây dựng.
CHƯƠNG IV
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Điều 7: Tổ chức thực hiện dự án
Căncứ vào thông báo của Chính phủ, các cơ quan chức năng của Bộ giúp Thứ trưởngphụ trách khối, Thứ trưởng phụ trách xây dựng cơ bản chung quyết định giaonhiệm vụ chủ đầu tư hoặc chủ trì dự án cho các đơn vị thuộc Bộ. Đơn vị đượcgiao chủ đầu tư hoặc thủ trưởng đơn vị chủ trì dự án tổ chức triển khai thựchiện dự án theo đúng mục tiêu, nội dung đã được phê duyệt, các quy định hiệnhành của Nhà nước và của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1.Đối với dự án quy hoạch, Thủ trưởng đơn vị chủ trì dự án chịu trách nhiệm tổchức bộ máy quản lý, chủ nhiệm dự án, ký kết hợp đồng, phối hợp với Vụ Kế hoạch- Quy hoạch trình Bộ phê duyệt đề cương khảo sát trước khi triển khai thựchiện, nghiệm thu sản phẩm và quyết toán tài chính theo quy định hiện hành củaNhà nước.
2.Đối với dự án đầu tư và xây dựng:
Saukhi Bộ có chủ trương đầu tư, trình tự đầu tư và xây dựng được thực hiện theocác bước sau:
Lậpdự án.
Thẩmđịnh dự án.
Thựchiện dự án.
Kếtthúc đầu tư, bàn giao đưa dự án vào khai thác sử dụng.
Tuỳtheo tính chất, đặc điểm của dự án đầu tư thuộc ngành nông nghiệp, lâm nghiệp,thuỷ lợi, trước khi triển khai lập báo cáo NCTKT, báo cáo NCKT hoặc báo cáo đầutư, chủ đầu tư phải trình Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng phụ trách phê duyệt đề cươngđiều tra, khảo sát, phương án công nghệ... theo quy định tại điều 3 Quy chếnày.
Riêngcác dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn hỗ trợ của nước ngoài và thuê tổ chức tư vấnnước ngoài lập báo cáo NCTKT, báo cáo NCKT thì chủ đầu tư hoặc chủ dự án chịutrách nhiệm phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế và các cơ quan chức năng có liênquan hoàn chỉnh thủ tục để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở cho việcký kết các văn bản dự án hoặc điều ước quốc tế.
Điều 8: Quản lý dự án đầu tư
Nộidung quản lý dự án đầu tư bao gồm: Xác định, hướng dẫn, lập, thẩm định và phêduyệt dự án, kiểm tra thực hiện, tổ chức nghiệm thu bàn giao đưa công trình vàokhai thác sử dụng, quyết toán và đánh giá kết quả đầu tư. Các cơ quan chức năngcủa Bộ quản lý dự án đầu tư và xây dựng theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đượcgiao. Trong quá trình quản lý dự án đầu tư, đơn vị được giao chủ trì phải chịutrách nhiệm trước lãnh đạo Bộ công việc được giao, các đơn vị phối hợp phảichịu trách nhiệm trước lãnh đạo Bộ về ý kiến tham gia của đơn vị mình và đượcquy định một số nhiệm vụ chính như sau:
1.Vụ Kế hoạch và Quy hoạch:
Tổnghợp kế hoạch chung các dự án đầu tư thuộc Bộ quản lý, xác định danh mục các dựán quy hoạch Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dự án đầu tư thuộc Bộquản lý báo cáo Thứ trưởng phụ trách tổng hợp kế hoạch phê duyệt hoặc trìnhLãnh đạo Bộ xem xét quyết định; Dự thảo văn bản và hoàn chỉnh thủ tục để Bộ kýtrình Thủ tướng Chính phủ chủ trương, kế hoạch đầu tư, dự án quy hoạch Ngành;Thông báo chủ trương đầu tư đã được phê duyệt đến các đơn vị của Bộ; Chủ trìthẩm định và chịu trách nhiệm lấy ý kiến của các Vụ, Cục có liên quan để trìnhThứ trưởng phụ trách tổng hợp kế hoạch hoặc thứ trưởng phụ trách khối phê duyệtđề cương dự án quy hoạch theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Quy chế này; Phối hợpvới Vụ Đầu tư XDCB và các Cục có liên quan đề xuất trình Bộ giao dự án nhóm Ccho địa phương; Bố trí, cân đối, tổng hợp các nguồn vốn theo kế hoạch đầu tưhàng năm, tiến độ xây dựng các dự án đầu tư.
2.Vụ Đầu tư xây dựng cơ bản:
GiúpBộ trưởng quản lý Nhà nước về đầu tư và xây dựng của Ngành Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn; Căn cứ các quy định hiện hành của Nhà nước, xây dựng các vănbản quản lý đầu tư và xây dựng để Bộ ban hành; Quản lý công tác đấu thầu, chếđộ, chính sách về xây dựng cơ bản, hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị trực thuộcBộ, các địa phương thực hiện các văn bản trên hoặc các thông lệ quốc tế; Chủtrì thẩm định và chịu trách nhiệm lấy ý kiến của các Vụ, Cục có liên quan đểtrình Bộ phê duyệt đề cương khảo sát, phương án công nghệ... trước khi triểnkhai lập báo cáo NCTKT, báo cáo NCKT hoặc báo cáo đầu tư theo quy định tạikhoản 2 Điều 7 Quy chế này; Thẩm định các dự án đầu tư xây dựng nhóm B, C,thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán; Phối hợp với Vụ Kế hoạch & Quy hoạch bốtrí, cân đối vốn theo kế hoạch đầu tư, tiến độ thi công và đề xuất trình Bộgiao dự án nhóm C cho địa phương; Kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư, các BanQLDA trực thuộc Bộ về chất lượng, tiến độ thi công, quản lý vốn đầu tư các côngtrình xây dựng; Phối hợp với Vụ TCCB đề xuất trình Bộ quyết định nhân sự (biênchế, bổ nhiệm, tuyển chọn cán bộ) các Ban QLDA trực thuộc; Dự thảo văn bản vàhoàn chỉnh thủ tục để Bộ ký trình Thủ tướng Chính phủ các dự án nhóm A củaNgành; Phối hợp với các Cục chuyên ngành tổ chức khởi công, tổng nghiệm thu bàngiao công trình của Ngành do Trung ương đầu tư cho Tỉnh quản lý; Phối hợp vớiVụ Kế hoạch và Quy hoạch tổng hợp các dự án đầu tư thuộc Bộ về việc sử dụng vốntrong nước, vốn nước ngoài để báo cáo Bộ.
3.Vụ Khoa học công nghệ và Chất lượng sản phẩm:
Hướngdẫn việc thực hiện các quy trình, quy phạm, Tiêu chuẩn kỹ thuật, Quy chuẩn xâydựng của Nhà nước; Xây dựng để Bộ ban hành các quy trình, quy phạm, Tiêu chuẩnkỹ thuật, Quy chuẩn xây dựng các công trình xây dựng của Ngành; Chủ trì và phốihợp với các Vụ, Cục và các cơ quan hữu quan thẩm định các dự án sử dụng kinhphí từ nguồn vốn sự nghiệp khoa học công nghệ, các dự án có nội dung liên quanđến nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, môi trường và tăng cường tiềmlực khoa học công nghệ; Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định trêncủa các đơn vị quản lý, tham gia xây dựng các công trình thuộc Bộ.
4.Vụ Hợp tác quốc tế:
Tổnghợp các dự án đầu tư và xây dựng có nguồn hỗ trợ của nước ngoài; Chủ trì vàphối hợp với các Vụ, Cục và đơn vị có liên quan hoàn chỉnh thủ tục các dự ánđầu tư và xây dựng có nguồn hỗ trợ của nước ngoài để trình cấp có thẩm quyền kýkết; Chịu trách nhiệm phối hợp với Vụ Đầu tư XDCB thẩm định dự án sử dụng nguồnvốn trên, kiểm tra tình hình thực hiện, khởi công và bàn giao công trình hoànthành theo hiệp định đã ký kết.
5.Vụ Tài chính-Kế toán:
GiúpBộ trưởng quản lý về tài chính, kế toán của các dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ;Căn cứ các quy định hiện hành của Nhà nước, hướng dẫn về nghiệp vụ kế toán đầutư XDCB; Kiểm tra các Ban QLDA, Văn phòng dự án về việc thực hiện các công táctrên; Xây dựng các văn bản quản lý tài chính các dự án đầu tư và xây dựng để Bộban hành và hướng dẫn các đơn vị thuộc Bộ thực hiện; Chủ trì và phối hợp vớicác Vụ, Cục và các cơ quan hữu quan xét duyệt quyết toán năm và thẩm định quyếttoán trình Bộ phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành; Dự thảo văn bảnvà hoàn chỉnh thủ tục để Bộ ký trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quyết toánvốn đầu tư dự án hoàn thành nhóm A.
6.Vụ Tổ chức cán bộ:
GiúpBộ trưởng quyết định tổ chức bộ máy (chủ đầu tư, Ban quản lý dự án...), hệthống các Ban QLDA để thực hiện dự án đầu tư thuộc Bộ; Chủ trì và phối hợp vớicác Vụ, Cục liên quan xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộmáy, nhân sự của các Ban CPO, Ban chuẩn bị đầu tư thuỷ lợi, Ban quản lý dự ánthuỷ lợi, các Ban quản lý dự án ngành Nông nghiệp, Lâm nghiệp và các tổ chứctheo yêu cầu của từng dự án có nguồn vốn hỗ trợ nước ngoài trình Bộ quyết định;Xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng của Bộ;Chủ trì đề xuất các dự án đầu tư và tham gia xét duyệt các dự án đầu tư khối trường.
7.Văn phòng Bộ:
Phốihợp với Vụ, Cục xây dựng văn bản quản lý đầu tư và xây dựng của Ngành để trìnhBộ hoặc cấp có thẩm quyền ban hành; Hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ hoàn công củacác dự án thuộc Bộ quản lý đưa vào lưu trữ theo quy định hiện hành của Nhà nước.
8.Thanh tra Bộ:
GiúpBộ trưởng về công tác thanh tra, kiểm tra về pháp luật các dự án đầu tư xâydựng do Bộ quản lý theo đúng chức năng quản lý Nhà nước của Bộ và các quy địnhcủa pháp luật thanh tra, kiểm tra.
9.Các Cục:
CácCục giúp Thứ trưởng phụ trách khối theo lĩnh vực được phân công, gồm một sốnhiệm vụ chủ yếu sau:
a)Chủ trì và phối hợp với Vụ Kế hoạch và QH triển khai các dự án quy hoạch, tổchức thực hiện (ký hợp đồng, nghiệm thu sản phẩm...) các dự án quy hoạch theoquy định tại khoản 1.1 Điều 3 và khoản 1 Điều 7 Quy chế này.
b)Chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm định dự án, thiết kế kỹ thuậtvà tổng dự toán các dự án đầu tư được phân công; Phối hợp với Vụ Đầu tư XDCBthoả thuận phương án công nghệ, giải pháp kỹ thuật công trình, thẩm định dự án,thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán, tổ chức khởi công, tổng nghiệm thu bàn giaocông trình hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng các dự án đầu tư có liên quan;Xây dựng văn bản quản lý, định mức kinh tế kỹ thuật chuyên ngành áp dụng chocác dự án đầu tư và xây dựng của Ngành.
c)Phối hợp với Vụ Khoa học CN và CLSP xây dựng các Tiêu chuẩn kỹ thuật, quytrình, quy phạm chuyên ngành áp dụng cho các dự án đầu tư và xây dựng củaNgành.
d)Giúp Thứ trưởng phụ trách khối: Kiểm tra tình hình triển khai dự án và đề xuấtkịp thời các giải pháp quản lý, kỹ thuật chuyên ngành để sử lý những phát sinhtrong quá trình thực hiện; Giúp Bộ phê duyệt quy trình vận hành, hướng dẫn hoặcchỉ đạo đơn vị quản lý khai thác tiếp nhận công trình hoàn thành đưa vào khaithác sử dụng.
10.Các đơn vị sự nghiệp (Viện, Trường...):
a)Các đơn vị Viện, Trường, Trung tâm, Vườn Quốc gia...khi được Bộ giao làm chủđầu tư phải chịu trách nhiệm trước Bộ và pháp luật về quản lý các dự án đầu tưcủa đơn vị mình.
b)Chủ đầu tư phải thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình khi được Bộgiao quản lý chất lượng, tiến độ, vốn đầu tư và khai thác sử dụng khi côngtrình hoàn thành; Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Đầu tư XDCB và các Vụ, Cụcliên quan trình Bộ quyết định tổ chức Ban quản lý dự án; Chịu trách nhiệm thựchiện đầy đủ các thủ tục, trình tự theo các quy định hiện hành của Nhà nước vàcủa Bộ về quản lý đầu tư và xây dựng, đấu thầu...quyết toán vốn đầu tư dự ánhoàn thành.
c)Thực hiện theo sự hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ và chịu sự kiểm tra của cáccơ quan chức năng thuộc Bộ trong quá trình thực hiện dự án.
11.Các Tổng công ty 91, Các Tổng công ty 90 và Công ty trực thuộc Bộ:
a)Các Tổng công ty 91: Đối với các dự án sử dụng vốn NSNN, vốn tín dụng do Nhà nướcbảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thuộc Tổng công ty thìđơn vị chịu trách nhiệm thực hiện theo quy định trong Quy chế quản lý đầu tư vàxây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 và khoản 5Điều 1 Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ. Chịu tráchnhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về thủ tục, trình tự quản lý XDCB của Bộ đãban hành.
b)Các Tổng công ty 90 và Công ty trực thuộc Bộ: Đối với dự án nhóm A, B sử dụngvốn NSNN, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn đầu tư phát triển của Nhà nướccủa các Tổng công ty 90, dự án nhóm A, B, C sử dụng vốn NSNN, vốn tín dụng doNhà nước bảo lãnh, vốn đầu tư phát triển của Nhà nước của các Công ty thuộc Bộ,thực hiện theo quy định tại khoản 2.5 Điều 1 Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày05/5/2000 của Chính phủ. Khi được Bộ giao làm chủ đầu tư, đơn vị phải chịutrách nhiệm trước Bộ và pháp luật về quản lý các dự án đầu tư của đơn vị mình;Phải thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình về quản lý chất lượng,tiến độ, vốn đầu tư và khai thác sử dụng khi công trình hoàn thành theo các quyđịnh hiện hành của Nhà nước và của Bộ về quản lý đầu tư và xây dựng, đấuthầu...; Đề xuất với Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Đầu tư XDCB và các Vụ, Cục có liênquan trình Bộ quyết định tổ chức bộ máy quản lý dự án; Chịu trách nhiệm thựchiện đầy đủ các thủ tục, trình tự quản lý dự án của Bộ đã ban hành; Thực hiệntheo sự hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ và chịu sự kiểm tra của các cơ quanchức năng thuộc Bộ trong quá trình thực hiện dự án.
c)Đối với các dự án nhóm B,C sử dụng vốn đầu tư phát triển doanh nghiệp, trong đócó sử dụng một phần vốn NSNN hoặc vốn có nguồn gốc từ ngân sách do Tổng công ty91, Tổng công ty 90 và Công ty trực thuộc Bộ thực hiện theo văn bản thoả thuậncủa Bộ Tài chính cho từng dự án. Việc phân cấp phê duyệt, thẩm định các dự ántrên thực hiện khi có quy định của Nhà nước.
Điều 9: Các bộ máy quản lý thực hiện dự án đầu tư
1.Các Ban chuẩn bị đầu tư dự án thủy lợi, Ban quản lý dự án Thuỷ lợi: Được giaomột số nhiệm vụ của chủ đầu tư theo giai đoạn đầu tư. Chịu trách nhiệm trước Bộvà pháp luật về quản lý dự án đầu tư được phân công; Thực hiện đầy đủ các quyđịnh hiện hành của Nhà nước, của Bộ về quản lý đầu tư và xây dựng, đấu thầu,quản lý tiến độ, chất lượng, vốn đầu tư ...; Chịu trách nhiệm phối hợp với cácBan CPO, các đơn vị có liên quan quản lý các dự án vốn vay nước ngoài theo cácnội dung của Hiệp định đã ký kết; Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộmáy của đơn vị thực hiện theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn đã ban hành.
2.Các Ban quản lý các dự án nông nghiệp, Ban quản lý các dự án lâm nghiệp, Banquản lý trung ương các dự án thuỷ lợi (CPO), được giao làm chủ dự án các dự ánvốn vay ODA, chịu trách nhiệm trước Bộ và pháp luật về quản lý các dự án đầu tưcủa đơn vị mình; Thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành của Nhà nước, của Bộvề quản lý đầu tư và xây dựng, đấu thầu, quản lý tiến độ, chất lượng, vốn đầu tưvà theo các nội dung của Hiệp định đã ký kết; Chịu trách nhiệm hướng dẫn vàphối hợp với các Ban quản lý tiểu dự án tham gia thực hiện hiệp định đã ký kếtvà các quy định hiện hành của Nhà nước, của Bộ; Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạnvà tổ chức bộ máy của đơn vị thực hiện theo các quyết định của Bộ trưởng BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành.
3.Các Ban quản lý dự án của các đơn vị sự nghiệp, các Tổng công ty 90, Công tytrực thuộc Bộ:
CácBan quản lý dự án này giúp các chủ đầu tư quản lý thực hiện dự án, chịu tráchnhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật công việc được giao. Chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và tổ chức bộ máy của đơn vị thực hiện theo quyết định của cấp cóthẩm quyền đã ban hành.
4.Các Ban quản lý dự án thuộc các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Saukhi Tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương nhận chủ trương đầu tư của Bộ,Ban quản lý dự án thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao nhiệmvụ quản lý thực hiện dự án phải chịu trách nhiện trước Bộ, Tỉnh hoặc thành phốvà trước pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng dự án của đơn vị mình; Phảithực hiện đầy đủ các quy định hiện hành của Nhà nước, của Bộ về thủ tục, trìnhtự quản lý đầu tư và xây dựng; Việc trình duyệt, quản lý đấu thầu, quản lý tiếnđộ, chất lượng, thanh quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, nghiệm thu bàngiao công trình hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng phải theo quy trình quảnlý đầu tư và xây dựng của Bộ; Chịu trách nhiệm trước Bộ và Tỉnh quản lý chất lượng,khối lượng lực lượng lao động địa phương huy động.
CHƯƠNG V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 10:Quy định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 11:Các ông Chánh văn phòng Bộ, Thủ trưởng các Vụ, Cục, Giám đốc các Sở Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm tổchức triển khai thực hiện quy chế này. Trong quá trình thực hiện, nếu có điểmnào chưa phù hợp, cần sửa đổi, bổ sung, yêu cầu các đơn vị phản ánh kịp thờivề Bộ để xem xét giải quyết./.