Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định về một số định mức chi tiêu áp dụng cho các dự án có sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) vay nợ ".
Điều 2. Những định mức được ban hành kèm theo Quyết định này là mức trần tối đa. Trong phạm vi các định mức quy định tại Quyết định này và trong phạm vi cho phép của nguồn ngân sách chi quản lý dự án, giám đốc các Ban quản lý các dự án ODA quyết định mức chi cụ thể áp dụng cho Dự án một cách phù hợp.
Điều 3. Các quy định, hướng dẫn về định mức trước đây do Bộ Tài chính ban hành, hoặc Bộ Tài chính có ý kiến thống nhất để Bộ chủ quản ban hành áp dụng cho một số dự án ODA sẽ chấm dứt hiệu lực kể từ khi Quyết định này có hiệu lực thi hành.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Các Bộ, ngành, UBND các cấp, các đơn vị sử dụng nguồn vốn ODA có trách nhiệm thực hiện Quyết định này./.
Điều 1. Phụ cấp quản lý dự án ODA áp dụng cho các công chức thuộc biên chế các cơ quan hành chính sự nghiệp của nhà nước được điều chuyển sang làm việc tại các ban quản lý dự án ODA Hành chính sự nghiệp:
1. Đối với các công chức thuộc biên chế các cơ quan hành chính sự nghiệp Nhà nước khi được điều sang công tác tại các ban quản lý dự án ODA Hành chính sự nghiệp được hưởng nguyên lương theo ngạch bậc như khi chưa sang dự án, ngoài ra được hưởng thêm một khoản phụ cấp quản lý dự án ODA bằng 100% lương cơ bản của công chức tương đương trong ngạch bậc lương hành chính sự nghiệp theo Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang.
Khi được điều động sang công tác tại các ban quản lý dự án ODA, các công chức được điều động hưởng lương cơ bản do cơ quan điều động chi trả và hưởng một khoản phụ cấp quản lý dự án ODA từ nguồn chi phí quản lý dự án của Ban quản lý dự án ODA. Nếu cơ quan điều động chấm dứt trả lương cho công chức được điều động thì Ban quản lý dự án ODA có trách nhiệm trả cả lương cơ bản và khoản phụ cấp quản lý dự án ODA cho người lao động từ nguồn chi phí quản lý dự án ODA.
2. Đối với các công chức thuộc biên chế hành chính sự nghiệp Nhà nước được phân công làm kiêm nhiệm thêm tại các ban quản lý dự án ODA thì vẫn hưởng lương cơ bản tại cơ quan đương chức và chỉ hưởng một khoản phụ cấp quản lý dự án ODA từ nguồn chi phí quản lý dự án của ban quản lý dự án ODA. Khoản phụ cấp quản lý dự án ODA được hưởng phù hợp với tỷ lệ thời gian làm việc cho dự án. Trường hợp được phân công làm kiêm nhiệm ở nhiều ban quản lý dự án ODA thì chỉ được hưởng phụ cấp ở một ban quản lý nơi có thời gian làm việc kiêm nhiệm nhiều nhất.
Ví dụ cách tính cụ thể: Ông A là cán bộ kiêm nhiệm làm việc 30% thời gian cho dự án ODA thứ nhất và 20% thời gian cho dự án ODA thứ 2 được hưởng:
- Lương cơ bản do cơ quan đương chức trả.
100
và được chi trả từ nguồn chi phí quản lý dự án của dự án ODA thứ nhất.
Quy định về mức phụ cấp quản lý ODA nêu trên chỉ áp dụng đối với các ban quản lý dự án ODA Hành chính sự nghiệp .
3. Tiền lương và thu nhập của các cán bộ, viên chức thuộc các ban quản lý dự án ODA Xây dựng cơ bản: hiện đang được áp dụng quy định tại Quyết định số 198/1999/QĐ - TTg ngày 30/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ về Tiền lương của cán bộ, viên chức làm việc tại các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng. Do vậy phụ cấp quản lý dự án ODA không áp dụng đối với các Ban quản lý dự án ODA Xây dựng cơ bản.
Điều 2. Tiền công/ tiền lương của người lao động tuyển dụng theo chế độ hợp đồng của các ban quản lý dự án ODA
1. Về trả lương:
(a) Đối với lao động hợp đồng làm công tác mang tính chất nghiệp vụ trong các dự án ODA (cả ODA Xây dựng cơ bản và ODA Hành chính sự nghiệp) thống nhất thực hiện nguyên tắc trả lương theo mức bằng với lương của người lao động trong biên chế có trình độ đào tạo và trình độ nghiệp vụ công việc tương đương (đã nhân theo hệ số điều chỉnh đối với dự án ODA Xây dựng cơ bản hoặc cộng thêm phụ cấp quản lý dự án ODA đối với dự án ODA Hành chính sự nghiệp nêu tại điểm 1 trên đây).
(b) Đối với lao động hợp đồng làm công việc đơn giản, không mang tính chất nghiệp vụ của Dự án như lái xe, văn thư, bảo vệ, làm vệ sinh, v.v.. của cả dự án ODA Xây dựng cơ bản và ODA Hành chính sự nghiệp: thực hiện theo nguyên tắc trên nhưng có mức khống chế tối đa không vượt quá 1,5 lần so với mức lương cơ bản (chưa tính hệ số điều chỉnh hoặc phụ cấp quản lý dự án ODA của người có công việc tương đương).
2. Chế độ bảo hiểm
Chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho người lao động tuyển dụng theo chế độ hợp đồng được áp dụng theo quy định hiện hành.
Điều 3. Định mức chi dịch thuật
1. Dịch viết:
(a) Dịch tài liệu từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt: không quá 35.000 VND/trang 300 từ.
(b) Dịch tài liệu từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài: không quá 40.000 VND/trang 300 từ.
2. Dịch nói:
(a) Dịch nói thông thường: không quá 70.000 VND/giờ/người, tương đương với không quá 560.000 VND /ngày/người làm việc 8 tiếng.
(b) Dịch đuổi: không quá 150.000 VND/giờ/người, tương đương với không quá 1.200.000 VND/ngày/người làm việc 8 tiếng.
Định mức được nêu ở điểm 3.1 và 3.2 chỉ được áp dụng trong trường hợp cần thiết khi ban quản lý dự án ODA phải thuê biên phiên dịch từ bên ngoài, không áp dụng cho biên phiên dịch là cán bộ của ban quản lý dự án ODA.
Điều 4. Chế độ công tác phí
1.Thanh toán tiền tàu xe: áp dụng thống nhất theo quy định tại Thông tư số 94/1998/TT-BTC ngày 30/6/1998 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác trong nước. Trường hợp đặc biệt đi công tác bằng máy bay, giám đốc dự án được quyết định việc cho phép cán bộ, khách mời của dự án đi theo nguồn chi trả của dự án .
2. Phụ cấp công tác phí đi công tác ngoại tỉnh
(a) Cán bộ của ban quản lý dự án ODA đi công tác ngoại tỉnh tại các tỉnh đồng bằng, trung du được hưởng phụ cấp không quá 30.000 VND/ngày/người.
(b) Cán bộ của ban quản lý dự án ODA đi công tác ngoại tỉnh tại các tỉnh vùng núi cao, hải đảo, biên giới, vùng sâu được hưởng phụ cấp không quá 50.000 VND/ngày/người.
3. Tiền thuê chỗ ở tại nơi đến công tác
Cán bộ của ban quản lý dự án ODA đi công tác được thanh toán tiền thuê chỗ ở tại nơi đến công tác. Mức chi tiền thuê phòng ngủ được thanh toán theo hóa đơn thu tiền thực tế nhưng không quá các mức sau:
(a) Tại các thành phố trực thuộc trung ương: 110.000 VND/ngày/người
(b) Tại các tỉnh, thành phố còn lại: 70.000 VND/ngày/người
Trường hợp cán bộ của ban quản lý đi công tác một mình hoặc trường hợp đoàn công tác có lẻ người khác giới phải thuê phòng riêng thì mức thanh toán tiền thuê phòng ngủ không quá các mức sau:
(c) Tại các thành phố trực thuộc trung ương: 180.000 VND/ngày/người
(d) Tại các tỉnh, thành phố còn lại: 110.000 VND/ngày/người
Điều 5. Chế độ chi tổ chức hội nghị, hội thảo:
1. Thanh toán tiền tàu xe và tiền thuê chỗ ở : áp dụng chế độ thanh toán tiền tàu xe và tiền thuê chỗ ở theo chế độ công tác phí được quy định tại điểm 1 và 3 điều 4.
2. Phụ cấp tiền ăn và tiêu vặt:
(a) Đối với hội nghị, hội thảo cấp Trung ương:
- Cán bộ ban tổ chức, đại biểu, giảng viên của hội nghị, hội thảo tổ chức tại các thành phố trực thuộc trung ương được hưởng mức phụ cấp tiền ăn và tiêu vặt không quá 80.000 VND/ngày/người.
- Cán bộ ban tổ chức, đại biểu, giảng viên của hội nghị, hội thảo tổ chức tại các tỉnh thành còn lại trong cả nước được hưởng mức phụ cấp tiền ăn và tiêu vặt không quá 60.000 VND/ngày/người.
(b) Đối với hội nghị hội thảo cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: mức tương ứng là 60.000 VND/ngày/người và 40.000 VND ngày/người.
Thống nhất quy định đối với các hội nghị, hội thảo do các ban quản lý dự án ODA tổ chức, ban tổ chức sẽ chi 100% phụ cấp tiền ăn và tiêu vặt cho tất cả cán bộ tổ chức, đại biểu tham dự và giảng viên từ nguồn kinh phí của dự án. Cơ quan cử tham gia đại biểu tham dự không thanh toán tiền phụ cấp công tác phí cho cán bộ được cử tham dự hội nghị, hội thảo. Ban tổ chức hội nghị, hội thảo cần thông báo rõ trong giấy mời chế độ chi cho các đại biểu dự hội nghị, hội thảo. Trường hợp đặc biệt, ban tổ chức hội nghị, hội thảo không chi thanh toán tiền ăn và tiêu vặt cho các đại biểu tham dự cũng phải ghi rõ trong giấy mời.
3. Tiền thuê giảng viên:
Tiền thuê giảng viên do giám đốc dự án quyết định dựa trên các yếu tố trình độ của giảng viên, tính chất của bài giảng, địa điểm đi giảng bài v.v... nhưng trong mọi trường hợp không vượt quá mức trần sau:
(a) Giảng viên là các cán bộ, giáo viên có học hàm giáo sư, phó giáo sư, các cán bộ lãnh đạo là Bộ trưởng, thứ trưởng, thủ trưởng, phó thủ trưởng các ban ngành trung ương, bí thư và phó bí thư, chủ tịch và phó chủ tịch các tỉnh thành trực thuộc trung ương và các chức vụ tương đương: 100.000 VND/ giờ.
(b) Đối với các giảng viên còn lại:
+ Giảng viên là cán bộ cơ quan cấp trung ương: 80.000 VND/giờ
+ Giảng viên là cán bộ cơ quan cấp tỉnh: 60.000 VND/giờ
+ Giảng viên là cán bộ cơ quan cấp huyện: 30.000 VND/giờ
+ Giảng viên là cán bộ cơ quan cấp xã: 20.000 VND/giờ.
Mức trần nêu trên đã bao gồm cả tiền công giảng và soạn tài liệu giảng dạy.
Trường hợp đặc biệt, nếu tài liệu giảng dạy hay tham khảo thuộc loại chuyên môn sâu, đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và chất xám, Ban quản lý dự án có thể tính trả tiền chuẩn bị tài liệu riêng theo dạng hợp đồng công việc, bao gồm cả tiền in ấn tài liệu.
4. Văn phòng phẩm: Ban tổ chức được thanh toán theo thực chi nhưng không vượt quá mức 50.000 VND/người/khóa ở cấp Trung ương và tỉnh, không vượt quá mức 30.000 VND/người/khóa ở cấp huyện và xã.
5. Giải khát giữa giờ: Ban tổ chức được thanh toán theo thực chi nhưng không vượt quá mức 15.000 VND/ngày ở cấp Trung ương và tỉnh, không vượt quá mức 10.000 VND/ngày ở cấp huyện và xã.
6. Các khoản chi khác như thuê phòng họp, thuê thiết bị, cắt dán phông chữ v.v... trong chế độ chi hội nghị, hội thảo được thanh toán theo chế độ thực chi do Giám đốc Ban quản lý dự án quyết định trên cơ sở tiết kiệm và hợp lý./.