QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển
ngành công nghiệp vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm2010
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chứcChính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Xét đề nghị của BộXây dựng tại các tờ trình số 05/TTr-BXD ngày 11 tháng 01 năm 2000 và số2346/BXD-VLXD ngày 20 tháng 12 năm 2000;
Xét đề nghị của BộKế hoạch và Đầu tư tại công văn số 512 BKH/CN ngày 31 tháng 01 năm 2001 và ýkiến của các Bộ liên quan,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thểngành công nghiệp vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2010, với những nội dungchủ yếu sau đây:
1. Mục tiêu:
Phát triển sản xuấtvật liệu xây dựng nhằm đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
2. Quan điểm quy hoạchtổng thể phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2010:
Về công nghệ: Cần kết hợp và nhanh chóngtiếp thu công nghệ, thiết bị tiên tiến của thế giới với công nghệ, thiết bị sảnxuất trong nước để sớm có được nền công nghệ hiện đại, tự động hóa ở mức ngàycàng cao, bảo đảm các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam và quốc tế; sản phẩm đạttiêu chuẩn quốc tế có khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới.
Về quy mô và côngsuất: lựa chọnquy mô sản xuất phù hợp, kết hợp giữa quy mô lớn, vừa và nhỏ, trong đó phát huytối đa năng lực của các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng hiện có, đồng bộ hóađể tận dụng những thế mạnh tại chỗ về nguyên vật liệu, thị trường, nhân lực,nhất là đối với các tỉnh miền núi, Tây Nguyên.
Về huy động nguồnvốn đầu tư: đadạng hóa về hình thức đầu tư và các thành phần kinh tế tham gia đầu tư nhằm huyđộng vốn đầu tư trong nước và ngoài nước.
Về quản lý đầu tư : quản lý và thực hiện đầu tưphát triển công nghiệp vật liệu xây dựng theo quy hoạch, phương thức và hìnhthức đầu tư phù hợp với đặc điểm địa phương, lĩnh vực kinh tế và loại hình dựán.
Kết hợp hài hoà,đồng bộ giữa sản xuất và tiêu thụ với các ngành kinh tế khác, như: giao thông vận tải, cung ứngvật tư kỹ thuật, xây dựng hạ tầng, để hỗ trợ cho nhu cầu phát triển ngành côngnghiệp vật liệu xây dựng trong nước. Đồng thời khai thác tối đa năng lựccủa các ngành liên quan như: cơ khí; luyện kim; tin học; tự động hóa để nghiêncứu thiết kế, chế tạo thiết bị công nghệ và phụ tùng cho ngành công nghiệp vậtliệu xây dựng thay thế nhập khẩu.
Phát triển sản xuấtvật liệu xây dựng phải đảm bảo hiệu quả kinh tế, sử dụng hợp lý tài nguyêntrong nước, bảo vệ môi trường sinh thái, di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan vàan ninh, quốc phòng.
3. Định hướng các chỉtiêu quy hoạch (Phụ lục I, II, III):
Ngành công nghiệpvật liệu xây dựng cần tiếp tục đầu tư phát triển một số loại vật liệu cơ bản như : xi măng, vật liệu xây, vậtliệu lợp, vật liệu ốp lát, đá xây dựng, sứ vệ sinh, thuỷ tinh xây dựng, cát xâydựng, vật liệu chịu lửa, vôi, sơn, đồng thời chú trọng nghiên cứu phát triểncác loại vật liệu mới phục vụ công nghiệp xây dựng và nhu cầu xã hội. Định hướngmột số loại vật liệu cụ thể như sau:
a) Xi măng:
Tiếp tục thực hiệntheo Quyết định số 970/1997/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 1997 của Thủ tướngChính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng đến năm 2010.Trong quá trình thực hiện một số chỉ tiêu tổng hợp của ngành, Thủ tướng Chínhphủ sẽ có những quyết định cụ thể để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình.
Từ năm 2003, các dự ánđầu tư xi măng liên doanh với nước ngoài phải thực hiện xuất khẩu xi măng đúngtỷ lệ đã cam kết trong hợp đồng liên doanh và quy định trong giấy phép đầu tư.Từ năm 2004, chỉ tiêu xuất khẩu xi măng (không kể các dự án liên doanh với nướcngoài) phải đạt từ 1 triệu tấn/năm trở lên.
b) Vật liệu xây:
Tổ chức lại sản xuấtkinh doanh vật liệu xây thủ công ở các địa phương, nhằm giảm tối đa sử dụng đấtcanh tác và xây dựng các lò gạch thủ công không theo quy hoạch gây ô nhiễm môitrường tại các vùng ven đô thị, thành phố, thị xã, thị trấn. Từng bước pháttriển sản phẩm gạch không nung ở những vùng không có nguyên liệu nung, tiến tớixoá bỏ việc sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công ở ven các đô thị trướcnăm 2005, ở các vùng khác trước năm 2010.
Tiếp tục hoàn thiệncông nghệ và ổn định sản xuất cho các cơ sở gạch tuy nen hiện có.
Đầu tư xây dựng thêmmột số dây chuyền gạch tuy nen quy mô nhỏ với công suất 7 hoặc 10 triệuviên/năm bằng thiết bị chế tạo trong nước.
c) Vật liệu lợp:
Phát triển và ổn địnhsản xuất các loại vật liệu lợp kim loại và phi kim loại. Cần lưu ý đến việc đầutư phát triển ngói không nung tại những vùng không có đất sét tốt như vùng núiphía Bắc, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.
Ngành công nghiệp vậtliệu xây dựng cần có kế hoạch nghiên cứu và sử dụng vật liệu thay thế choamiăng trong sản xuất tấm lợp. Kiểm tra nghiêm ngặt các cơ sở sản xuất tấm lợpsử dụng amiăng hiện có theo tiêu chuẩn môi trường và y tế, không tăng sản lượngvà không đầu tư mới cơ sở sản xuất tấm lợp sử dụng amiăng. Từ năm 2004, không đượcsử dụng vật liệu amiăng trong sản xuất tấm lợp.
d) Gạch ốp lát :
Phát triển đa dạng cácchủng loại gạch lát trong đó chú trọng các loại có kích thước lớn, các loạigạch ốp phù hợp với khí hậu Việt Nam và các loại sản phẩm có khả năng xuấtkhẩu. Chỉ tiêu xuất khẩu từ năm 2005 tối thiểu đạt 20% sản lượng sản xuất/năm.
Đầu tư đổi mới côngnghệ để nâng cao trình độ cơ giới, tự động hóa trong các dây chuyền sản xuấthiện có.
Nghiên cứu sản xuấtnguyên liệu men và màu cho gạch ốp lát và sứ vệ sinh thay thế nhập khẩu. Pháttriển công nghiệp khai thác, chế biến nguyên liệu cho sản xuất gạch ốp lát vàsứ vệ sinh.
đ) Sứ vệ sinh:
Đồng bộ hóa về sản lượngvà chất lượng phụ kiện với sản phẩm sứ vệ sinh, đáp ứng nhu cầu trong nước vàxuất khẩu. Chỉ tiêu xuất khẩu từ năm 2005 tối thiểu đạt 20% sản lượng sảnxuất/năm.
Đầu tư thêm cơ sở sảnxuất sứ vệ sinh có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu trong nước và tăng khả năngxuất khẩu.
e) Thủy tinh xâydựng:
Triển khai đầu tư cáccơ sở sản xuất kính có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất klhẩu.
Chỉ tiêu xuất khẩu từnăm 2005, tối thiểu đạt 30% sản lượng sản xuất/năm kể cả các dự án đầu tư liêndoanh với nước ngoài.
Triển khai nghiên cứuvà sản xuất các sản phẩm thủy tinh xây dựng khác : bông sợi khoáng, bông sợithủy tinh, vật liệu compozit.
g) Vật liệu chịulửa:
Đầu tư chiều sâu mộtsố cơ sở sản xuất hiện có để nâng công suất, chất lượng sản phẩm và thay thếhàng nhập khẩu.
Đầu tư thêm một số dâychuyền sản xuất để có được tổng công suất 115.500 tấn/năm gạch chịu lửa cácloại vào năm 2010.
h) Đá xây dựng:
Tiếp tục mở rộng vàxây dựng mới các cơ sở khai thác đá xây dựng đáp ứng yêu cầu xây dựng trong nước,đặc biệt phải đảm bảo nhu cầu đá cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Các cơ sởsản xuất đá xây dựng phải đảm bảo tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môitrường, cảnh quan du lịch, di tích lịch sử, văn hóa, từng bước hiện đại hóacông nghiệp sản xuất đá xây dựng.
i) Cát xây dựng:
Tổ chức sắp xếp lạicác cơ sở khai thác cát trong và ngoài quốc doanh trên cơ sở phân vùng khaithác hợp lý để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, các công trình thủy lợi, dòngchảy của các sông.
Tổ chức các khu chứacát tập trung và có kế hoạch cung ứng cát hoặc vật liệu thay thế cát ở nhữngvùng Tây Nguyên, Tây Bắc và Đông Bắc.
k) Các chủng loạivật liệu xây dựng khác:
Ngành công nghiệpvật liệu xây dựng cần nghiên cứu đầu tư những loại vật liệu xây dựng mới, như : các loại ván nhân tạo; vậtliệu compozit; vật liệu thủy tinh; các loại sơn chống thấm và mốc; các loại sảnphẩm vật liệu xây dựng sử dụng những cốt liệu nhẹ, không ngấm nước, chịu mặn,tuổi thọ cao; sản xuất xi măng mác PC50, PC60; phụ gia cho bê tông; vật liệu đểxử lý nền đất yếu như : bấc thấm, vải địa kỹ thuật, lưới địa kỹ thuật, phụ giacố kết đất và các loại vật liệu đặc chủng khác.
(Danh mục phát triểncác chủng loại vật liệu xây dựng, giá trị tổng sản lượng, nhu cầu nguyên nhiênliệu, lao động và vốn đầu tư của ngành công nghiệp vật liệu xây dựng ghi trongPhụ lục I, II, III kèm theo).
Điều 2. Biện pháp thực hiện:
1. Bộ Xây dựng phốihợp với các Bộ có liên quan và các địa phương lập Quy hoạch phát triển cho từngchủng loại vật liệu xây dựng đến năm 2010 theo vùng và lãnh thổ phù hợp với Quyhoạch tổng thể.
Nghiên cứu chính sáchhỗ trợ cho đơn vị tham gia chế tạo thiết bị phụ tùng vật tư nguyên liệu chongành công nghiệp vật liệu xây dựng Việt Nam, trước mắt là ngành công nghiệp ximăng, gạch ốp lát, sứ vệ sinh.
2. Bộ Thương mại phốihợp với các Bộ liên quan, nghiên cứu, đề xuất các biện pháp phi thuế quan đểbảo hộ sản xuất trong nước sau khi Việt Nam thực hiện cam kết với AFTA. Kiểmtra nghiêm ngặt việc nhập khẩu vật liệu amiăng trong sản xuất tấm lợp, tiến tớingừng nhập khẩu vật liệu amiăng cho sản xuất tấm lợp từ năm 2004.
3. Bộ Công nghiệp tiếnhành điều tra, khảo sát, thăm dò đánh giá trữ lượng nguyên liệu sản xuất vậtliệu xây dựng có độ tin cậy cao để phục vụ kịp thời cho việc lập kế hoạch dàihạn và các đề án đầu tư xây dựng hàng năm.
Bộ Công nghiệp chủtrì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành liên quan lập phương án tổ chứcnghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị, phụ tùng và vật tư cung cấp cho ngànhcông nghiệp vật liệu xây dựng.
4. Bộ Giao thông vậntải phối hợp với Bộ Xây dựng lập phương án đầu tư hạ tầng cơ sở cho ngành côngnghiệp vật liệu xây dựng, như : phương tiện vận tải chuyên dùng và không chuyêndùng, phương tiện bốc xếp, hệ thống cảng sông và biển, đường sắt và đường bộcho vận chuyển vật tư, nguyên liệu cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
5. Bộ Giáo dục và Đàotạo phối hợp với Bộ Xây dựng lập chương trình đào tạo công nhân lành nghề, kỹ sưđáp ứng nhu cầu phát triển của ngành công nghiệp vật liệu xây dựng theo 3 hìnhthức: đào tạo mới, đào tạo nâng cao và đào tạo lại.
6. Bộ Kế hoạch và Đầutư phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu chính sách hỗ trợ, tìm nguồnvốn đầu tư cho các dự án của ngành công nghiệp vật liệu xây dựng.
7. Bộ Khoa học, Côngnghệ và Môi trường phối hợp Bộ Xây dựng, lập phương án đẩy mạnh hoạt động khoahọc kỹ thuật công nghệ trong lĩnh vực vật liệu xây dựng nhằm: tiếp thu côngnghệ kỹ thuật tiên tiến của thế giới và khu vực, nâng cao năng lực nghiên cứuvà tư vấn trong quản lý, điều hành, giám sát xây dựng, chuyển giao công nghệ vàmở rộng thị trường. Ban hành các quy định về công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật,môi trường để quản lý phát triển ngành.
Bộ Khoa học, Công nghệvà Môi trường phối hợp với Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan kiểm tra các cơsở sản xuất tấm lợp, chất lượng sản phẩm tấm lợp có sử dụng vật liệu amiăngtheo tinh thần chỉ cho tiếp tục sản xuất và sản phẩm được lưu thông khi đáp ứngđủ tiêu chuẩn môi trường và y tế.
Điều 3. Bộ Xây dựng căn cứ vào mụctiêu, quan điểm và những chỉ tiêu Quy hoạch này, theo dõi, chỉ đạo thực hiện.Tổ chức đánh giá định kỳ việc thực hiện Quy hoạch và đề xuất điều chỉnh Quyhoạch cho phù hợp với bối cảnh kinh tế, xã hội cụ thể của cả nước.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau15 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơquan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị các Tổng công ty Nhà nước và Thủtrưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
PHỤ LỤC I
năng lực sản xuất ngành công nghiệp vật liệu xây dựng
(Ban hành kèm theo Quyết định số 115/2001/QĐ-TTg
ngày 01tháng 8 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ)
STT | Chủng loại VLXD | Đơn vị | 2000 | 2005 | 2010 |
1 | Xi măng | Triệu tấn | 15,73 | 24,00 | 37,00 |
2 | Vật liệu xây | Tỷ viên | 8,79 | 10,94 | 13,07 |
3 | Vật liệu lợp | Triệu m2 | 66,00 | 85,00 | 98,00 |
4 | Đá xây dựng | Triệu m3 | 20,20 | 25,00 | 30,00 |
5 | Vật liệu ốp lát | Triệu m2 | 45,00 | 70,00 | 95,00 |
6 | Sứ vệ sinh | Triệu SP | 2,30 | 2,90 | 3,50 |
7 | Kính xây dựng | Triệu m2 | 30,00 | 60,00 | 85,00 |
8 | Vật liệu chịu lửa | 1000 tấn | 41,00 | 61,00 | 82,50 |
9 | Đá ốp lát | Triệu m2 | 1,26 | 1,50 | 2,00 |
10 | Cát xây dựng | Triệu m2 | 18,5 | 25,7 | 32,8 |
PHỤ LỤC II
Giá trị tổng sản lượng ngành công nghiệp vật liệu xâydựng Việt Nam
(Ban hành kèm theo Quyết định số 115/2001/QĐ-TTg
ngày 01 tháng 8 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ)
STT | Chủng loại VLXD | Đơn vị | 2000 | 2005 | 2010 |
| Tổng số | Tỷ đồng | 22.569 | 34.013 | 50.730 |
1 | Xi măng | Tỷ đồng | 13.118 | 19.492 | 31.595 |
2 | Vật liệu xây | Tỷ đồng | 2.000 | 4.070 | 5.588 |
3 | Vật liệu lợp | Tỷ đồng | 1.069 | 1.377 | 1.589 |
4 | Đá xây dựng | Tỷ đồng | 1.212 | 1.500 | 1.800 |
5 | Vật liệu ốp lát | Tỷ đồng | 2.250 | 3.500 | 4.750 |
6 | Sứ vệ sinh | Tỷ đồng | 1.288 | 1.624 | 1.960 |
7 | Kính xây dựng | Tỷ đồng | 885 | 1.800 | 1.960 |
8 | Vật liệu chịu lửa | Tỷ đồng | 223 | 258 | 370 |
9 | Đá ốp lát | Tỷ đồng | 378 | 450 | 600 |
10 | Cát xây dựng | Tỷ đồng | 146,00 | 250,00 | 448 |
PHỤ LỤC III
Nhu cầu vật tư kỹ thuật - lao động vốn đầu tư cho ngànhvật liệu xây dựng
(Ban hành kèm theo Quyết định số 115/2001/QĐ-TTgngày 01 tháng 8 năm 2001của Thủ tướng Chính phủ)
STT | Chủng loại VLXD | Đơn vị | 2000 | 2005 | 2010 |
1 | Đá vôi | Triệu tấn | 20,3 | 31,8 | 44,7 |
2 | Sét xi măng | Triệu tấn | 5,5 | 8,6 | 12,0 |
3 | Sét gạch ngói | Triệu tấn | 15,91 | 16,79 | 21,16 |
4 | Sét gốm sứ | 1000 tấn | 131,8 | 184,2 | 220,7 |
5 | Cao lanh | 1000 tấn | 568,4 | 811,0 | 968,2 |
6 | Tràng Thạch | 1000 tấn | 168,4 | 242,6 | 298,4 |
7 | Thạch anh | 1000 tấn | 169,5 | 239,0 | 290,0 |
8 | Quặng sắt | Triệu tấn | 0,44 | 0,68 | 0,96 |
9 | Thạch cao | Triệu tấn | 0,62 | 0,98 | 1,37 |
10 | Phụ gia xi măng | Triệu tấn | 2,0 | 3,2 | 4,5 |
11 | Cát thủy tinh | 1000 tấn | 136 | 2,72 | 385 |
12 | Than | Triệu tấn | 3,94 | 5,26 | 6,64 |
13 | Dầu | 1000 tấn | 435,1 | 537,1 | 717,3 |
14 | Điện năng | Triệu Kwh | 2.207,6 | 3.223,6 | 4.842,1 |
15 | Lao động tăng thêm | Người | 11.756 | 14.062 | 18.312 |
16 | Vốn đầu tư 5 năm | Tỷ đồng | 5.036 | 22.323 | 29.257 |